Nga giải thể nhiều ngân hàng nhằm củng cố nền kinh tế
Theo các thông cáo của Ngân hàng trung ương Nga, hai ngân hàng Rosinterbank và Finprombank (đứng ở vị trí thứ 68 và 94 trên tổng số khoảng 650 ngân hàng tại Nga) đã bị rút giấy phép kinh doanh. Ngoài ra, ngân hàng thứ ba là RKB, có quy mô nhỏ (đứng vị trí thứ 404), cũng vừa bị giải thể.
Nếu như FinPromBank bị đóng cửa do tình hình tài chính yếu kém, thì RosinterBank và RKB bị chỉ trích vi phạm luật pháp, cụ thể là rửa tiền. Những lý do trên được đưa ra từ ba năm nay cho thấy tình trạng thiếu tiền của các ngân hàng, khiến các dịch vụ thông thường của khách hàng bị gây trở ngại.
Do thiếu nguồn tiền cũng như thiếu kỹ năng quản lý và trách nhiệm, các ngân hàng này thường không có những biện pháp cần thiết để củng cố nguồn vốn. Một số ngân hàng buộc phải hạn chế số lượng tiền mặt mà mỗi khách hàng được quyền rút.Để tránh mọi bất bình xã hội dẫn đến việc đóng tài khoản, chính quyền đã chọn cách đặt các ngân hàng này dưới sự bảo trợ của nhà nước, mà kết quả là đa số bị giải thể. Những vụ phá sản này được tiến hành dưới sự kiểm soát của Nhà nước, nên không gây thiệt hại lớn cho khách hàng.
Tuần trước, Chủ tịch Ngân hàng trung ương Nga, bà Elvira Nabioullina, thông báo 279 ngân hàng đã bị rút giấy phép hoạt động trong vòng ba năm gần đây, trong đó chỉ tính từ đầu năm 2016 đã có đến 68 ngân hàng.Ba ngân hàng mới bị giải thể ngày 19/09, Rosinterbank, Finprombank và Voienno-Promychlenny Bank, gia nhập danh sách dài các ngân hàng nằm dưới sự quản lý của cơ quan bảo hiểm tiền gửi. Sau khi phân tích tình hình tài chính, cơ quan này sẽ quyết định cứu ngân hàng hay để phá sản.
Cách đây 10 năm, lĩnh vực ngân hàng Nga có hơn 1.200 ngân hàng lớn nhỏ, dù 80% hoạt động giao dịch nằm trong tay 200 ngân hàng lớn nhất.
Hiện nay, con số này chỉ còn 619. Quá trình thanh lọc đang được thực hiện nằm trong khuôn khổ chính sách củng cố một thị trường, hiện vẫn bùng nổ quá mạnh, trong đó có rất nhiều ngân hàng nhỏ thuộc các lĩnh vực ngân hàng hay thuộc cả các tập đoàn công nghiệp, thậm chí thuộc cả các tổ chức chuyên rửa tiền.
Để giải thích việc rút giấy phép, chính quyền thường đưa ra lý do không đủ vốn hoặc phát hiện những “giao dịch đáng ngờ”. Theo Ngân hàng trung ương Nga (BCR), trong 70% trường hợp phá sản, lời giải thích được đưa ra là không tôn trọng luật pháp về chống rửa tiền. Chiến dịch “làm sạch” này diễn ra vào thời điểm Ngân hàng trung ương Nga đang cố hỗ trợ nền kinh tế bằng cách tung ra hàng loạt hoạt động tín dụng. Cho rằng lạm phát đã giảm bớt, ngân hàng nhà nước Nga vừa giảm lãi suất chỉ đạo xuống còn 10%.Một cú hích mà chính phủ cũng như lĩnh vực công nghiệp mong đợi từ lâu để kích thích tăng trưởng sau gần một năm rưỡi suy thoái do giá dầu thô giảm mạnh và bị phương Tây trừng phạt do liên quan đến tình hình ở Ukraine (U-crai-na).
Với sự bình ổn của nền kinh tế từ quý II/2016, Nga có thêm chút hy vọng tăng trưởng trở lại vào năm 2017.Tuy nhiên, lĩnh vực ngân hàng vẫn bị đe dọa vì những khoản tín dụng xấu của khách hàng, từ các tập đoàn hay công ty công nghiệp đến tư nhân. Những khoản nợ không thanh toán được có thể chiếm đến 25% vốn của các ngân hàng trong những tháng tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga chuẩn bị kịch bản “sốc” về giá dầu
15:42' - 15/09/2016
Bộ Tài chính Nga đã chuẩn bị kịch bản “sốc” với giá dầu ở mức 30 USD/thùng trong những năm tới, nhưng tin tưởng rằng đồng nội tệ ruble vẫn sẽ đứng vững.
-
Ngân hàng
Ngân hàng lớn nhất Nga tăng trưởng tốt trong nửa đầu năm 2016
08:03' - 28/08/2016
Sberbank mới thông báo lợi nhuận quý II/2016 của ngân hàng lớn nhất Nga này đã tăng gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga năm 2016 sẽ giảm 0,2% nếu giá dầu ở mức trung bình 40 USD/thùng
19:30' - 12/08/2016
Cơ quan thống kê Nga vừa công bố số liệu cho hay nền kinh tế nước này đã thu hẹp đà suy giảm trong quý II/2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Đồng USD khởi đầu tuần mới đầy thận trọng
11:14'
Đồng USD mở cửa phiên giao dịch đầu tuần 2/12 một cách thận trọng trong bối cảnh tuần này được coi là tuần quan trọng đối với triển vọng cắt giảm lãi suất của Mỹ.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 2/12: Đồng USD giảm giá
08:49'
Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 25.149 - 25.452 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 11 đồng ở chiều mua vào và bán ra so với sáng cuối tuần trước.
-
Ngân hàng
Thêm quy định về bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến
09:52' - 01/12/2024
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 50/2024/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng.
-
Ngân hàng
Tín dụng chính sách xã hội giúp nhiều gia đình thoát nghèo
08:20' - 01/12/2024
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều gia đình đã vượt khó vươn lên, cải thiện cuộc sống.
-
Ngân hàng
ABBANK khởi động dự án Triển khai Hệ thống Quản lý Môi trường và Xã hội
09:33' - 30/11/2024
Đây là một phần trong mục tiêu của ABBANK nhằm thúc đẩy tài chính xanh, phát triển bền vững, nâng cao vai trò trách nhiệm xã hội của ngân hàng và các khách hàng doanh nghiệp.
-
Ngân hàng
Đồng yen hướng đến tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng
16:13' - 29/11/2024
Trong phiên giao dịch chiều 29/11, đồng yen hướng đến tuần tăng mạnh nhất trong 4 tháng khi số liệu về lạm phát củng cố đồn đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tăng lãi suất.
-
Ngân hàng
Đồng USD hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Tám
16:13' - 29/11/2024
Đồng USD đang hướng đến tuần giảm giá mạnh nhất trong ba tháng qua, khi các nhà đầu tư bắt đầu xem xét lại triển vọng thương mại dưới thời của ông Donald Trump.
-
Ngân hàng
Agribank đẩy mạnh các gói ưu đãi kích cầu tín dụng cuối năm
15:49' - 29/11/2024
Agribank cam kết tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN; triển khai quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả.
-
Ngân hàng
Tỷ giá hôm nay 29/11: Giá USD tiếp tục giảm mạnh
08:50' - 29/11/2024
Tỷ giá USD hôm nay tại Vietcombank ở mức 25.160 - 25.463 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 15 đồng ở chiều mua vào và giảm 21 đồng ở chiều bán ra so với sáng hôm qua.