Nga rút một nửa số máy bay chiến đấu khỏi Syria
Trong một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga, phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Moskva, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga Sergei Rudskoi cho rằng tình hình tạm ổn tại Syria "đã cho phép chúng tôi rút gần một nửa số máy bay tại căn cứ Hmeimim về Nga".
Ông Rudskoi cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2016 tới tháng 1/2017, số lượng máy bay chiến đấu tại căn cứ Hmeimim chưa bao giờ vượt quá con số 35 và chỉ triển khai duy nhất một tàu sân bay tại Syria.
Ông Rudskoi nhấn mạnh mặc dù số lượng máy bay Nga triển khai tại Syria chỉ bằng một "phần nhỏ" so với con số của liên quân do Mỹ đứng đầu, song Nga đã "tiến hành xuất kích nhiều hơn gấp 3 lần", tức hơn 23.000 lần bay, và thực hiện "không kích nhiều hơn gần 4 lần", tương đương khoảng 77.000 cuộc không kích.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cũng khẳng định không quân Nga sẽ tiếp tục hỗ trợ lực lượng quân đội Syria chiến đấu chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như Mặt trận Al-Nusra, đồng thời cảnh báo cuộc oanh kích tên lửa của Mỹ vào Syria vừa qua đã đe dọa trực tiếp đến lực lượng quân đội Nga đang chiến đấu chống lại khủng bố tại Syria do đó buộc Nga phải có giải pháp để đảm bảo an toàn cho lực lượng của mình tại Syria.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc Tổng thống Mỹ Donald Trump trao cho quân đội quyền thiết lập lại hệ thống hạn mức binh sỹ hiện nay tại Iraq và Syria.
Tuy nhiên, Lầu Năm Góc tuyên bố chưa có thay đổi về giới hạn quân số của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh chiến lược của Washington ở Iraq và Syria là tập trung hỗ trợ các lực lượng địa phương chống lại IS - một sách lược giúp Mỹ không cần phải triển khai một lực lượng lớn trên bộ.
Những người chủ trương đề xuất cho quân đội Mỹ thay đổi Hệ thống hạn mức kiểm soát lực lượng (FML) lập luận rằng việc Nhà Trắng trao quyền quyết định cho Lầu Năm Góc cho phép quân đội phản ứng linh hoạt hơn trước những diễn biến bất ngờ trên chiến trường. Song giới phê bình lại cho rằng động thái này về cơ bản nhằm che dấu quân số thực của Mỹ.
Hệ thống FML được triển khai ở Iraq và Syria dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama nhằm giúp Nhà Trắng kiểm soát quân đội. Ông Obama định kỳ tăng giới hạn FML để cho phép bổ sung quân số ở Iraq và Syria để hỗ trợ chiến dịch chống IS./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hàng chục người thiệt mạng trong các cuộc không kích mới tại Tây Bắc Syria
16:33' - 25/04/2017
Ngày 25/4, các cuộc không kích nhằm vào làng Duwayleh , thuộc tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria đã khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có 5 dân thường và một bệnh viện dã chiến phải ngưng hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Nga nghi ngờ kết luận của OPCW về sử dụng vũ khí hóa học tại Syria
10:58' - 23/04/2017
Kết luận của Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) về việc sử dụng chất độc hóa học tại Syria không thể coi là khách quan dưới bất kỳ hình thức nào.
-
Kinh tế Thế giới
LHQ chưa xác định lực lượng thực hiện vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Syria
12:33' - 22/04/2017
Cuộc tấn công này xảy ra cùng lúc với sự xuất hiện của một hóa chất giống khí sarin như Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OPCW) xác nhận ngày 21/4.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Trung Quốc cân nhắc dừng áp thuế 125% đối với một số hàng nhập khẩu từ Mỹ
18:27'
Chính phủ Trung Quốc đang cân nhắc tạm dừng áp mức thuế 125% đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Công suất điện gió, điện Mặt Trời của Trung Quốc lần đầu vượt nhiệt điện
18:11'
Công suất lắp đặt năng lượng gió và năng lượng Mặt Trời của nước này lần đầu tiên vượt tổng công suất nhiệt điện vốn được chuyển hóa chủ yếu từ nguồn than đá.
-
Kinh tế Thế giới
Tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn
15:47'
Ngày 25/4, Bộ Nội vụ Nhật Bản công bố dữ liệu cho thấy tốc độ lạm phát ở thủ đô Tokyo đã tăng nhanh hơn so với tháng trước, đạt mức nhanh nhất trong hai năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Không chỉ Thủ tướng Ishiba, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến
15:31'
Chủ tịch Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản - Việt Nam, bà Obuchi Yuko cho biết, không phải chỉ là Thủ tướng Ishiba chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tiên, mà là Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến.
-
Kinh tế Thế giới
Đức hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống 0
14:47'
Chính phủ Đức ngày 24/4 đã hạ mạnh triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống bằng 0 do các tác động tiêu cực từ cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế quan tạo "cú hích ảo" cho ngành vận tải Mỹ
13:47'
Ngành vận tải đường bộ Mỹ đang chứng kiến khối lượng vận chuyển hàng hóa kỷ lục, đặc biệt là các mặt hàng như phụ tùng ô tô, thiết bị gia dụng và giày thể thao.
-
Kinh tế Thế giới
WB và IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á - TBD năm 2025
13:15'
Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2025, trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang,
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp
12:31'
Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói biện pháp kinh tế khẩn cấp nhằm đối phó với tác động tiêu cực từ việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cho phép đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu
10:58'
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 24/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp mới, mở đường cho việc đẩy mạnh khai thác khoáng sản dưới đáy biển sâu.