Ngân hàng Chính sách xã hội cần xây dựng quy trình chặt chẽ nhưng giảm bớt thủ tục
* Góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu thiên niên kỷ trước thời hạn
Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng cho biết: Đến nay, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đạt trên 416 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 409 nghìn tỷ đồng so với năm 2002, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 21,4%; trong đó có 58.783 tỷ đồng là nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách các địa phương. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt trên 376 nghìn tỷ đồng.
Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hằng năm đạt 21,1%. Hiện nay, hơn 6,8 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách đang còn dư nợ vốn vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trong 23 năm qua, đã có gần 47,9 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi; qua đó góp phần giúp hơn 7 triệu lượt hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho hơn 7,6 triệu lao động; giúp hơn 4 triệu lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 20,4 triệu công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở nông thôn; xây dựng, mua, thuê mua gần 784 nghìn căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và các đối tượng chính sách...
Những năm gần đây, Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao một số nhiệm vụ quan trọng như: Chính sách tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, đã hỗ trợ vốn vay cho 1.548 doanh nghiệp/người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 với số tiền 4.829 tỷ đồng để trả lương cho trên 1,2 triệu người lao động, giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất; thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ... Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đánh giá cao những kết quả Ngân hàng Chính sách xã hội đạt được trong 23 năm qua, nhất là trong việc phát triển, xây dựng mô hình quản trị hiện đại, hợp lý, phục vụ hiệu quả các đối tượng thụ hưởng... góp phần duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách xã hội.Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khoanh giảm từ 13,75%/tổng dư nợ (khi nhận bàn giao năm 2002) xuống còn 0,55%/tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,19%/tổng dư nợ (thời điểm 20/3/2025). Thực hiện tốt mục tiêu bảo toàn, phát triển vốn cho Nhà nước.
Đại diện các bộ ngành đã trao đổi sâu về những giải pháp để Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phát triển bền vững trong thời gian tới, nhất là tiếp tục đẩy mạnh các chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn, vùng bão lụt, nhà ở cho người thu nhập thấp ở khu vực đô thị, công nhân các khu công nghiệp, vệ sinh và môi trường nông thôn... Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Nguyễn Thị Hồng cho biết, là tổ chức cung cấp tài chính vi mô rất điển hình của Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội được quốc tế đánh giá đã góp phần giúp Việt Nam đạt mục tiêu thiên niên kỷ trước thời hạn. Thời gian tới, Hội đồng quản trị quyết tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các giải pháp phù hợp với đặc thù của đối tượng phục vụ để nâng cao hiệu quả quản trị, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ, phục vụ tốt nhất cho người nghèo; tiếp tục rà soát, xây dựng tổ chức bộ máy hợp lý, hiệu quả.* Nghiên cứu mở rộng hình thức nhận vốn ủy thác
Đánh giá suốt chiều dài lịch sử 23 năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội đã thể hiện là một trụ cột trong hệ thống an sinh xã hội, phục vụ người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho rằng, hoạt động của Ngân hàng có nhiều điểm sáng, với cách làm sáng tạo, tổ chức bộ máy ngày càng hoàn thiện, chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu mới, nguồn vốn ngày càng đa dạng, cung cấp tín dụng ưu đãi cho 6,8 triệu khách hàng là người nghèo, tỷ lệ nợ xấu thấp... Nhấn mạnh một số nội dung Ngân hàng Chính sách xã hội cần lưu ý, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị Ngân hàng sắp xếp bộ máy phù hợp với quá trình sắp xếp đơn vị hành chính hiện nay, đặc biệt là sắp xếp lại bộ máy phải giữ được mạng lưới khách hàng.Cùng với đó, Ngân hàng phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tinh gọn, hiện đại, chú trọng vấn đề tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo; bố trí, quản lý nhân sự hợp lý, hiệu quả. "Mỗi cán bộ của Ngân hàng Chính sách xã hội coi cơ quan như ngôi nhà của mình, làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội như việc của nhà mình".
Ngân hàng Chính sách xã hội cần đa dạng hóa nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn giá rẻ để phục vụ hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách. Trong đó cần tiếp tục nâng cao hiệu quả, nghiên cứu mở rộng hình thức nhận vốn ủy thác không chỉ từ các địa phương mà còn từ các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân. Đề cập đến vai trò quan trọng của công nghệ thông tin, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, AI, dữ liệu lớn, Blockchain..., nhất là xây dựng dữ liệu khách hàng, công cụ thanh toán để giảm bớt các chi phí, kiểm soát và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống, phục vụ tốt nhất cho người nghèo và các đối tượng chính sách. Đồng thời đặc biệt chú trọng đến vấn đề an ninh mạng. Phó Thủ tướng lưu ý Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục tăng cường công tác quản trị, quản lý vốn chặt chẽ, hiệu quả; rà soát, nghiên cứu, xây dựng lại để tối ưu hóa quy trình xét duyệt cho vay, giải ngân, giám sát, đánh giá, thu hồi nợ; giảm tối thiểu 30% thủ tục hành chính. "Phải xây dựng quy trình chặt chẽ nhưng giảm bớt thủ tục cho người vay và cán bộ tín dụng", Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh. Cho biết Chính phủ đang xây dựng chương trình cho người trẻ vay để mua nhà (vay dài hạn), Phó Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng, nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ về nội dung này, cùng với các vấn đề khác như: Cho người vay mua, thuê mua nhà ở xã hội; cho chủ đầu tư vay để triển khai các dự án nhà ở xã hội; cho vay khởi nghiệp... với tinh thần đổi mới, có cách làm sáng tạo, phù hợp với tiến trình phát triển của xã hội, tạo điều kiện cho người yếu thế vươn lên. Liên quan đến các kiến nghị cụ thể của Ngân hàng Chính sách xã hội, Phó Thủ tướng giao các bộ, ngành xử lý và tham mưu xử lý theo thẩm quyền; mong muốn Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.Tin liên quan
-
Đời sống
Bến Tre chăm lo để người nghèo đón Tết đầm ấm, an vui
17:39' - 25/01/2025
Những ngày giáp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Mặt trận Tổ quốc cùng các tổ chức, đoàn thể tỉnh Bến Tre tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà, chăm lo Tết cho hộ nghèo và các đối tượng khó khăn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
19:14' - 12/01/2025
Theo Ban Chỉ đạo, kết quả cập nhật của 42 địa phương, đến nay, đã hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát được 88.488 căn nhà, với 48.989 căn nhà đã khánh thành và khởi công mới 35.899 căn nhà.
-
Chuyển động DN
Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ
15:04' - 09/01/2025
Agribank dành hơn 100 tỷ đồng triển khai chương trình an sinh xã hội “Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh động thổ 2 dự án FDI thuộc lĩnh vực công nghệ cao
18:03' - 30/03/2025
Từ đầu năm 2025 đến nay, Bắc Ninh đã thu hút được khoảng 1,45 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar
17:36' - 30/03/2025
Thứ trưởng Lê Văn Tuyến đề nghị Đoàn công tác phải xác định đây vừa là trách nhiệm, đồng thời là niềm vinh dự, tự hào của mỗi cán bộ chiến sĩ.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam dự Hội nghị khẩn của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về khắc phục hậu quả động đất ở Myanmar và Thái Lan
15:54' - 30/03/2025
Được sự ủy quyền của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN-Việt Nam, đã tham dự Hội nghị.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho hơn 1.500 dự án kéo dài, tồn đọng
15:43' - 30/03/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại các dự án tồn đọng có ý nghĩa lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar
14:54' - 30/03/2025
Chiều 30/3, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị giao nhiệm vụ cho lực lượng tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường carbon mở đường cho nông nghiệp xanh và bền vững
11:40' - 30/03/2025
Thị trường carbon sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho ngành lâm nghiệp và nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy bảo vệ môi trường, tạo ra nguồn thu tài chính bền vững, cải thiện đời sống cộng đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tây Ninh tăng tốc phát triển hạ tầng, thúc đẩy liên kết vùng
11:40' - 30/03/2025
Một trong những dự án trọng điểm đang được tỉnh Tây Ninh đặc biệt quan tâm là tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài.
-
Kinh tế Việt Nam
SỰ KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC NỔI BẬT TUẦN QUA
08:49' - 30/03/2025
Dưới đây là một số sự kiện kinh tế trong nước nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phải hoàn thành tuyến cao tốc trục Bắc – Nam từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm 2025
21:01' - 29/03/2025
Chiều 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ với các Đoàn kiểm tra của Chính phủ kiểm tra, đôn đốc triển khai các dự án đường bộ cao tốc trong cả nước.