Ngân hàng lớn của Thụy Sĩ đối mặt với cáo buộc xử lý tiền bất minh
Trước đó, báo Suddeutsche Zeitung của Đức đã tiếp cận được khối dữ liệu của ngân hàng Credit Suisse liên quan đến hơn 18.000 tài khoản ngân hàng của 37.000 cá nhân hoặc công ty có từ những năm 1940 đến những năm 2010.
Đây được xem là vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất của một ngân hàng lớn của Thụy Sĩ. Dựa vào dữ liệu rò rỉ này, Dự án báo chí về tội phạm có tổ chức và tham nhũng (OCCRP) đã phối hợp với 47 hãng truyền thông khác nhau trên thế giới, trong đó có tờ Le Monde của Pháp và The Guardian của Anh, để tiến hành cuộc điều tra xuyên biên giới mang tên “SwissLeaks”.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 20/2, OCCRP nêu rõ: “Chúng tôi tin rằng hàng chục ví dụ mà chúng tôi đã trích dẫn đặt ra câu hỏi nghiêm túc về tính hiệu quả và cam kết của Credit Suisse trong việc đáp ứng các trách nhiệm của mình”.
Theo tổ chức này, cuộc điều tra đã phát hiện hàng chục "nhân vật đáng ngờ" trong dữ liệu. Trong số những nhân vật này có một gián điệp người Yemen, một kẻ buôn người ở Philippines, một trùm ma túy người Serbia, cũng như các chính trị gia tham nhũng từ một số quốc gia.
Báo Le Monde cho biết cuộc điều tra cho thấy Credit Suisse đã lách các quy định ngân hàng quốc tế khi giữ các quỹ liên quan đến tội phạm và tham nhũng trong nhiều thập kỷ.
Số tiền được xác định trong các tài khoản bị rò rỉ lên tới hơn 100 tỷ USD. Chúng chủ yếu liên quan đến các nước đang phát triển ở châu Phi, Trung Đông, châu Á và Nam Mỹ. Chỉ 1% trong số các tài khoản liên quan đến khách hàng ở Tây Âu.
Phản ứng trước thông tin trên, Credit Suisse đã bác bỏ mạnh mẽ mọi cáo buộc, lập luận rằng các vấn đề được nêu ra chủ yếu trong quá khứ, trong một số trường hợp có từ những năm 1940.
Theo ngân hàng này, các báo cáo về những vấn đề này dựa trên thông tin một phần, không chính xác hoặc có chọn lọc được đặt ngoài bối cảnh cụ thể, dẫn đến các diễn giải có mục đích nhằm vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Credit Suisse cũng cho biết khoảng 90% tài khoản nói trên đã hoặc đang trong quá trình bị đóng trước khi báo chí tham gia điều tra, trong đó hơn 60% đã bị đóng trước năm 2015.
Đây là cuộc điều tra mới nhất trong một loạt những khó khăn mà Credit Suisse phải đối mặt trong thời gian gần đây.
Hồi tháng 3/2021, ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sỹ này đã phải chật vật sau khi chứng kiến sự sụp đổ của hai quỹ đầu tư là Greensill Capital và Archegos Capital Management chỉ trong vòng một tháng.
Trong đó, vụ sụp đổ quỹ Archegos Capital Management khiến ngân hàng này thiệt hại lên tới hơn 5 tỷ USD./.
Tin liên quan
-
Kinh tế và pháp luật
Nhật Bản bắt nghi phạm dọa bắn rơi máy bay của Vietnam Airlines
16:31' - 17/02/2022
Ngày 17/2, đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines ở Nhật Bản đã xác nhận thông tin cảnh sát nước sở tại đã bắt giữ nghi phạm đe dọa bắn rơi máy bay của hãng hàng không này hồi đầu tháng 1.
-
Kinh tế và pháp luật
Anh thu giữ các tác phẩm NFT trong chiến dịch chống trốn thuế
07:30' - 15/02/2022
Ngày 14/2, nhà chức trách Anh thông báo đã lần đầu tiên tịch thu các tác phẩm kỹ thuật số NFT trong khuôn khổ chiến dịch truy quét nhằm vào các hoạt động phạm pháp nhằm trốn thuế.
-
Kinh tế và pháp luật
Vụ lừa đảo lớn nhất từ trước tới nay tại Ấn Độ liên quan đến ABG Shipyard
20:26' - 14/02/2022
Cục điều tra trung ương (CBI) của Ấn Độ ngày 14/2 công bố thông tin về vụ lừa đảo được cho là có quy mô lớn nhất trong lịch sử nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế và pháp luật
UBS đối mặt vụ kiện liên quan đến sự sụp đổ của Credit Suisse
18:12'
Ngân hàng UBS bị cáo buộc rằng ngân hàng Credit Suisse (đã được USB mua) trước đây đã lừa đảo nhà đầu tư bằng những tuyên bố gây hiểu nhầm về tình hình tài chính trước khi sụp đổ vào tháng 3/2023.
-
Kinh tế và pháp luật
Z Holding và những cái tên đứng sau trong vụ sản xuất sữa giả HIUP 27
15:45'
Trước diễn biến của vụ án sản xuất và buôn bán thực phẩm giả mang nhãn hiệu HIUP 27, dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về Công ty Cổ phần Z Holding là ai, đóng vai trò gì trong vụ án?
-
Kinh tế và pháp luật
Nam Phi sẽ thực hiện giấy phép du lịch điện tử bắt buộc
09:01'
Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi, Leon Schreiber, ngày 7/7 đã công bố hệ thống thị thực kỹ thuật số toàn diện sẽ sớm bắt buộc đối với tất cả những người nhập cảnh vào quốc gia này.
-
Kinh tế và pháp luật
Khi nào được nhận lương hưu? Quy định mới cần biết
07:00'
Thời điểm hưởng lương hưu được quy định chi tiết tại Thông tư 12/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
-
Kinh tế và pháp luật
Họp báo Bộ Công an: Thu hơn 5.300 tỷ đồng trong vụ án lừa đảo Mr Pips
20:59' - 07/07/2025
Chiều 7/7, tại họp báo Bộ Công an, Công an thành phố Hà Nội đã thông tin kết quả điều tra liên quan đến vụ án lừa đảo của Phó Đức Nam (Mr Pips).
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 5 bị can liên quan dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2
20:03' - 07/07/2025
Theo đại diện Cục C03, hành vi của các đối tượng gây thiệt hại 80 tỷ đồng, lãng phí 762 tỷ đồng. C03 đang mở rộng điều tra làm rõ sai phạm, xử lý triệt để vụ án.
-
Kinh tế và pháp luật
Apple chính thức kháng cáo khoản tiền phạt của EU
20:02' - 07/07/2025
Trong một thông báo, Apple cho biết hãng này đệ đơn kháng cáo vì cho rằng quyết định của Ủy ban châu Âu và khoản tiền phạt chưa từng có của cơ quan này vượt xa những gì luật pháp yêu cầu.
-
Kinh tế và pháp luật
Khởi tố 2 nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
20:01' - 07/07/2025
Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục C03 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố 10 bị can về tội "Nhận hối lộ", trong số này có bị can Đào Nam Hải (nguyên Tổng Giám đốc PJICO).
-
Kinh tế và pháp luật
Cảnh báo thủ đoạn tinh vi mới trong buôn lậu, hàng giả công nghệ cao
14:35' - 07/07/2025
Hội nghị tại Đà Nẵng cảnh báo hàng giả ngày càng tinh vi, sử dụng AI, in 3D, giả mạo thương hiệu xe máy, đòi hỏi hành động quyết liệt và đồng bộ hơn từ các lực lượng chức năng.