Ngân hàng Nhà nước phản hồi việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách thao túng tiền tệ
Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc điều hành tỷ giá những năm qua – trong khuôn khổ chính sách tiền tệ chung - nhằm thực hiện mục tiêu nhất quán là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Thặng dư thương mại song phương với Hoa Kỳ và thặng dư cán cân vãng lai là kết quả của hàng loạt các yếu tố liên quan tới các đặc thù của nền kinh tế Việt Nam.
Việc Ngân hàng Nhà nước mua ngoại tệ can thiệp thời gian qua nhằm đảm bảo hoạt động thông suốt của thị trường ngoại tệ trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ dồi dào, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời củng cố Dự trữ ngoại hối Nhà nước vốn ở mức thấp so với các nước trong khu vực để tăng cường an ninh tài chính tiền tệ quốc gia.
Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam coi trọng mối quan hệ kinh tế-thương mại ổn định và bền vững với Hoa Kỳ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ phối hợp với các bộ, ngành hữu quan để trao đổi, làm việc về các vấn đề mà Hoa Kỳ quan tâm trên tinh thần hợp tác, hai bên cùng có lợi, tiến đến quan hệ thương mại hài hòa, công bằng theo Kế hoạch hành động hợp tác giữa hai nước.
Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách hợp lý, điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, không nhằm tạo lợi thế cạnh tranh thương mại quốc tế không công bằng.
Trước đó, ngày 16/12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành Báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ” (sau đây gọi là Báo cáo).
Tại Báo cáo tháng 12/2020, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa vào Danh sách giám sát gồm 10 nền kinh tế: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Italy, Singapore, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Thái Lan và Ấn Độ.
Theo quy định của Đạo luật Xúc tiến và tăng cường thương mại năm 2015 của Hoa Kỳ, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cần thực hiện phân tích nâng cao về chính sách tỷ giá và kinh tế đối ngoại của các đối tác thương mại lớn thỏa mãn các tiêu chí về thặng dự thương mại song phương với Hoa Kỳ, thặng dư cán cân vãng lai và can thiệp ngoại tệ.
Các tiêu chí này được lượng hóa cụ thể như : Thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Hoa Kỳ ít nhất 20 tỷ USD; Thặng dư cán cân vãng lai tương đương ít nhất 2% GDP; Can thiệp một chiều và kéo dài trên thị trường ngoại tệ, thể hiện qua việc mua ròng ngoại tệ trong ít nhất 6 tháng trên giai đoạn 12 tháng với tổng lượng ngoại tệ mua ròng tương đương ít nhất 2% GDP trong giai đoạn 12 tháng.
Tại Báo cáo tháng 12/2020, theo Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988, Việt Nam (cùng với Thuỵ Sỹ) đáp ứng 3 tiêu chí và bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ xác định là thao túng tiền tệ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc có thay đổi chính sách tiền tệ?
05:30' - 24/09/2020
Cùng với sự bùng phát của đại dịch COVID-19, từ đầu năm 2020 tới nay, kinh tế vĩ mô được dẫn dắt bởi chính sách tài chính, nhưng giới kinh tế không còn căng thẳng như trước về chính sách tiền tệ nữa.
-
Tài chính & Ngân hàng
Triển vọng Nhật Bản duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng
18:33' - 05/09/2020
Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga bày tỏ mong muốn Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đổi mới mạnh mẽ thể chế, chính sách tài chính, tiền tệ
13:35' - 09/07/2020
Sáng 9/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia để thống nhất các chủ trương lớn trong điều hành đến hết năm 2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Ngân hàng
Giá USD hôm nay 25/1
08:53'
Tại các ngân hàng thương mại, sáng nay giá đồng USD ổn định và giá đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm nhẹ.
-
Ngân hàng
Trái phiếu Trung Quốc vẫn hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài trong năm 2020
07:34'
Nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng cường nắm giữ trái phiếu Chính phủ Trung Quốc trong năm 2020, trước triển vọng khả quan của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Ngân hàng
Ngành ngân hàng kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát
08:29' - 24/01/2021
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước luôn kiên định mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành đồng bộ giải pháp chính sách tiền tệ.
-
Ngân hàng
Sacombank dành gần 8,5 tỷ đồng hỗ trợ người dân miền Trung
15:38' - 23/01/2021
Sacombank đã trực tiếp thăm hỏi, tặng quà cho các hộ nghèo; tặng xe đạp, áo gió, mũ bảo hiểm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn...
-
Ngân hàng
OCB giới thiệu cơ hội đầu tư, đặt mục tiêu giữ tăng trưởng 20-25%/năm
11:40' - 23/01/2021
Ngày 28/1 tới đây, OCB sẽ chính thức niêm yết hơn 1 tỷ cổ phiếu, tương ứng với vốn điều lệ 10.959 tỷ đồng. Tạm tính theo giá chào sàn, mức vốn hóa thị trường của OCB là 25.096 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD).
-
Ngân hàng
VPBank tiếp tục nằm trong top đầu về nộp ngân sách
06:40' - 23/01/2021
Chỉ tính trong vòng 5 năm qua, VPBank đã nộp thuế gần 12.000 tỷ đồng cho ngân sách, trong đó riêng ngân hàng mẹ nộp thuế gần 6.200 tỷ đồng, luôn đứng trong top các doanh nghiệp nộp thuế cao nhất nước.
-
Ngân hàng
Lượng tiền giả tại châu Âu giảm mạnh
21:58' - 22/01/2021
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cho biết số lượng tiền euro giả thu giữ được trong năm 2020 đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
-
Ngân hàng
NHNN phát động cuộc thi "Hiểu đúng về tiền"
17:19' - 22/01/2021
Chiều ngày 22/1, tại Hà Nội, Vụ Truyền thông - Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp Học viện Ngân hàng phát động cuộc thi “Hiểu đúng về tiền” cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng miền Bắc.
-
Ngân hàng
Từ ngày 30/3, các hộ mới thoát nghèo sẽ tiếp tục được vay vốn chính sách
10:56' - 22/01/2021
Mức cho vay tối đa của chương trình là 100 triệu đồng/hộ, lãi suất 8,25%/năm.