Standard Chartered: Giao dịch thương mại của Việt Nam trong nhóm cao nhất châu Á
Trong báo cáo này, Standard Chartered đã đưa ra dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 3% trong năm 2020 và là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây do nhu cầu của thị trường thế giới suy yếu.
Tuy nhiên, trong trường hợp các công cụ tiền tệ và tài khóa tiếp tục được thực hiện trong nửa cuối năm có thể sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng tiến gần hơn tới mục tiêu từ 4-5% do Chính phủ đặt ra.Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, dù những hoạt động kinh tế trong nước đang diễn biến hết sức khả quan, nhưng nền kinh tế có thể sẽ bị tác động bởi nhiều thách thức từ môi trường bên ngoài dẫn đến ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng.
Ông Chidu Narayanan, chuyên gia kinh tế khu vực châu Á, Ngân hàng Standard Chartered cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi trong nửa cuối năm nay với động lực chính đến từ sức khỏe nội tại của nền kinh tế. Đồng thời, các thách thức từ nền kinh tế toàn cầu sẽ một phần nào đó làm suy giảm tốc độ tăng trưởng. Việt Nam đứng thứ 2 trong ASEAN về sự phụ thuộc vào nền kinh tế toàn cầu, chỉ sau Singapore. Bên cạnh đó, tỷ lệ giao dịch thương mại so với GDP của Việt Nam ở mức 198 nằm trong nhóm cao nhất châu Á; trong đó, xuất khẩu hàng điện tử chiếm tỷ trọng lớn. Theo báo cáo kinh tế vĩ mô mới nhất, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sẽ tiếp tục phục hồi và góp phần thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam trong nửa cuối năm.Ngoài ra, tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất dự kiến sẽ đạt khoảng 1,5% trong năm nay và có mức đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung giảm 1,8 điểm phần trăm. Mức đóng góp vào tốc độ tăng GDP của lĩnh vực dịch vụ dự kiến giảm xuống 0,5 điểm phần trăm từ 2,8 điểm phần trăm của năm 2019.
Ở lĩnh vực xây dựng được dự báo sẽ chậm lại do yếu tố tâm lý thị trường và dòng vốn FDI giảm. Mặc dù vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng có thể sẽ trở nên mạnh mẽ hơn so với giai đoạn 18 tháng trước nhờ chương trình kích cầu của Chính phủ.Ngành du lịch và những hoạt động liên quan bị chững lại sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu dùng - dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm khi nền kinh tế đã mở cửa trở lại, nhưng sẽ thấp hơn so với mức tăng của năm 2019.
Một số chuyên gia của Ngân hàng Standard Chartered cũng dự đoán hoạt động thương mại của Việt Nam sẽ cải thiện trong nửa cuối năm khi nhu cầu thế giới phục hồi, mặc dù khó có thể trở lại như thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Hoạt động xuất, nhập khẩu sẽ gia tăng trong ngắn hạn nhờ sức cầu từ thị trường Trung Quốc, nhưng nhu cầu yếu ớt trên thế giới sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng thương mại. Đồng thời, tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam có thể sẽ thấp hơn xuất khẩu, nên cán cân thương mại dự kiến sẽ tiếp tục thặng dư. Báo cáo của Standard Chartered lần này còn dự đoán dòng vốn FDI sẽ sụt giảm trong năm nay, đạt 13 tỷ USD, trước tác động của tình trạng bất ổn gia tăng và tâm lý đầu tư ảm đạm trên toàn cầu. Các biện pháp của Chính phủ sẽ hỗ trợ dòng vốn FDI trong nửa cuối năm. Song song đó, sự dịch chuyển các hoạt động sản xuất không yêu cầu công nghệ cao sang Việt Nam vẫn tiếp tục diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị sẽ phần nào bù đắp sự sụt giảm do yếu tố tâm lý đầu tư, từ đó, hỗ trợ dòng vốn FDI./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Standard Chartered: Tăng trưởng của Việt Nam sẽ đạt 3,3% trong năm 2020
18:36' - 23/04/2020
Báo cáo của Standard Chartered công bố ngày 23/4 đã dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm 2020 và chỉ đạt 3,3% do ảnh hưởng của nhiều thách thức bên ngoài.
-
Ngân hàng
Standard Chartered đạt lợi nhuận trước thuế 4,2 tỷ USD năm 2019
21:06' - 27/02/2020
Những yếu tố bất ổn bên ngoài, như dịch COVID-19 đang lan nhanh trên toàn cầu, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng lợi nhuận của Standard Chartered trong năm 2020.
-
Ngân hàng
Bangkok Bank sẽ thâu tóm ngân hàng thuộc Standard Chartered
14:22' - 13/12/2019
Ngân hàng Bangkok Bank của Thái Lan ngày 13/12 cho biết sẽ mua một lượng lớn cổ phần trị giá 2,7 tỷ USD của ngân hàng Bank Permata thuộc Standard Chartered.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.