Ngành công nghiệp du lịch của Nhật Bản lao đao vì đại dịch
Goto là một hòn đảo nhỏ thuộc tỉnh Nagasaki, phía Tây Nam Nhật Bản.Mặc dù chỉ có diện tích khoảng 400 km2 nhưng đây là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở “đất nước Mặt Trời mọc” nhờ có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, nhiều địa điểm thăm quan kỳ thú và ẩm thực độc đáo.
Trước khi đại dịch, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Goto. Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, hầu hết các cơ sở du lịch và dịch vụ trên hòn đảo này đều làm ăn sa sút. Nhà hàng Sagara trên đảo Goto là một trong những cơ sở kinh doanh như vậy.
Trao đổi với chúng tôi, bà Miyuki Sagara, quản lý Nhà hàng Sagara, chia sẻ: “Nhà hàng chúng tôi thường đón các khách du lịch đến từ bên ngoài thành phố Goto. Vì vậy, sự bùng phát của dịch COVID-19 khiến cho số lượng khách đến nhà hàng giảm mạnh, dẫn đến doanh thu giảm theo.
Mặt khác, người dân Goto cũng có tâm lý ngại đi ăn ở ngoài khi xuất hiện thông tin có ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Vì vậy, có thời điểm, chúng tôi phải tạm dừng kinh doanh. Mặc dù tôi đã cố gắng để vượt qua khó khăn này nhưng tôi vẫn buồn vì dịch bệnh kéo dài khá lâu”.
Ông Ichitaro Noguchi, Thị trưởng Thành phố Goto, chia sẻ so với trước khi dịch COVID-19 bùng phát, lượng khách du lịch tới Goto giảm tới 50-60%, khiến doanh thu ngành du lịch và dịch vụ cũng giảm khoảng 50-60%. Sự sa sút của các cơ sở du lịch và dịch vụ không chỉ ảnh hưởng tới ngành “công nghiệp không khói” của Goto, mà còn ảnh hưởng tới ngành nông-lâm-thủy sản, một ngành kinh tế mũi nhọn khác của hòn đảo này.Thị trưởng Noguchi nói: “Cùng với nông, lâm và thủy hải sản, du lịch là thế mạnh của Thành phố Goto. Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, số lượng khách du lịch đến hòn đảo này và số lượng khách hàng đi ăn ở nhà hàng đã giảm sút mạnh, khiến doanh thu của ngành du lịch và dịch vụ Goto giảm mạnh. Chúng tôi mong dịch COVID-19 sớm được khống chế để các ngành dịch vụ và sản xuất nông, lâm và thủy hải sản sớm hồi phục”.
Không chỉ có riêng Goto, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản cũng liên tục giảm mạnh sau khi dịch COVID-19 bùng phát. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch Nhật Bản (JNTO), số lượng khách quốc tế đến nước này đã giảm mạnh, từ 31,88 triệu khách năm 2019 xuống còn gần 4,12 triệu khách năm 2020. Trước đó, trong giai đoạn 2013-2019, số lượng du khách nước ngoài tới Nhật Bản đã liên tục phá đỉnh trong 7 năm liên tiếp. Tuy nhiên, theo JNTO, điều tồi tệ chỉ thực sự xảy ra trong năm 2021 khi trong 11 tháng đầu năm ngoái, nước này chỉ đón 233.781 lượt khách quốc tế. Trong khi đó, theo thống kê của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Lưu trú Nhật Bản (ISA), năm 2021, số lượng người nước ngoài nhập cảnh vào nước này giảm tới 3,95 triệu người so với năm trước đó xuống còn 353.118 người trong năm 2021.Đây là con số thấp nhất kể từ năm 1966, thời điểm chỉ có khoảng 340.000 người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu khiến số lượng khách nước ngoài tới Nhật Bản giảm đột biến là do các biện pháp kiểm soát biên giới gắt gao mà Chính phủ nước này áp dụng từ cuối năm 2020 để khống chế dịch COVID-19.
Trong nỗ lực vực dậy ngành du lịch, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa “Go To Travel”. Được triển khai từ tháng 7/2020, chương trình này hỗ trợ tới 50% kinh phí cho các tour du lịch nội địa, bao gồm 35% phí lưu trú và đi lại, và 15% dưới dạng coupon có thể sử dụng để mua sắm, ăn uống và mua vé vào cửa ở các điểm thăm quan, du lịch.Sau đó, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục triển khai chương trình kích cầu khác có tên gọi “Go To Eat” nhằm khuyến khích người dân đi ăn ở ngoài. Tuy nhiên, Nhật Bản đã phải tạm ngừng các chương trình này vào cuối năm 2020 sau dịch COVID-19 tái bùng phát.
Cùng với các chương trình kích cầu, Chính phủ Nhật Bản cũng hỗ trợ tài chính cho các cơ sở du lịch và dịch vụ gặp khó khăn. Bà Miyuki Sagara chia sẻ: “Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền thành phố Goto. Chúng tôi sử dụng các khoản hỗ trợ đó để vượt qua những giai đoạn khó khăn. Đối với các du học sinh Việt Nam làm thêm tại đây, nhờ các khoản hỗ trợ đó, họ vẫn được nhận lương khi phải nghỉ việc vì dịch bệnh”. Mặc dù vậy, theo giới phân tích, các khoản hỗ trợ trên chỉ giống như “cháo cầm hơi”. Điều kiện tiên quyết để ngành công nghiệp không khói của Nhật Bản có thể phục hồi là dịch COVID-19 phải được khống chế, không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở các thị trường du lịch quan trọng của nước này. Khi đó, Nhật Bản mới có thể tự tin mở cửa cho du khách nước ngoài và ngược lại, du khách quốc tế có thể yên tâm tới Nhật Bản./.Tin liên quan
-
Thị trường
Nhật Bản tìm kiếm giải pháp mới để bình ổn thị trường nhiên liệu
10:02' - 09/02/2022
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét các biện pháp bổ sung nhằm bình ổn thị trường nhiên liệu trong bối cảnh giá dầu thô tăng mạnh do các căng thẳng địa - chính trị trên thế giới.
-
Ngân hàng
Eximbank chính thức “chia tay” đối tác chiến lược Nhật Bản SMBC
17:11' - 08/02/2022
Việc chấm dứt thỏa thuận hợp tác giữa Eximbank và SMBC có hiệu lực từ ngày 7/2/2022.
-
Hàng hoá
Mỹ miễn một phần thuế đối với sản phẩm thép nhập khẩu từ Nhật Bản
08:20' - 08/02/2022
Thông báo từ phía Mỹ nêu rõ, từ ngày 1/4 miễn thuế bổ sung đối với 54 mặt hàng thép nhập khẩu từ Nhật Bản có tổng khối lượng lên tới trên 1,25 triệu tấn.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản xem xét sớm cấp phép cho thuốc điều trị COVID-19 dạng uống
19:02' - 07/02/2022
Thuốc viên S-217622 dành cho người nhiễm COVID-19 giai đoạn đầu nhằm ngăn ngừa bệnh chuyển nặng, giúp giảm các triệu chứng như sốt và ho.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng "ngôi nhà chung" của những người làm báo
17:59'
Chiều 22/11, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị "Phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Hội và nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác văn phòng Hội Nhà báo".
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bị tín dụng đen quấy rối qua mạng
17:21'
Theo phản ánh từ các doanh nghiệp Nhật Bản tại Bình Dương, các tổ chức tín dụng đen lợi dụng thông tin cá nhân của người lao động, quấy rối doanh nghiệp qua mạng nhằm đòi nợ công nhân.
-
Kinh tế & Xã hội
Hải Phòng thu hút đầu tư vào nông nghiệp
17:12'
Dù nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Hải Phòng nhưng vẫn luôn được quan tâm thu hút đầu tư vào lĩnh vực này.
-
Kinh tế & Xã hội
Kinh tế cửa khẩu, động lực phát triển kinh tế của các địa phương phía Bắc
15:30'
Nhiều năm qua, các tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, vận hành nền tảng cửa khẩu số giúp giảm chi phí, thời gian thông quan.
-
Kinh tế & Xã hội
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024
14:56'
Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024 có quy mô 100 gian hàng đến từ 8 quốc gia và vùng lãnh thổ, dự kiến đón khoảng 9.000 lượt khách đến tham quan và trải nghiệm.
-
Kinh tế & Xã hội
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam – Venezuela
13:46'
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị (UTM) của Việt Nam và Trường Đại học Andrés Bello (UCAB) của Venezuela vừa ký Thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2029.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn chú trọng triển khai các dự án trọng điểm phát triển kinh tế cửa khẩu
09:05'
Lạng Sơn được kỳ vọng tới năm 2030 trở thành một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Kon Tum xây dựng quy trình nâng cấp cửa khẩu với các nước bạn Lào và Campuchia
08:02'
Kon Tum có kế hoạch là triển khai đồng bộ, hiệu quả các nội dung, giải pháp để mở các cặp cửa khẩu trong thời kỳ 2024 - 2030.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 22/11/2024. SXMB thứ Sáu ngày 22/11
19:30' - 21/11/2024
Bnews. XSMB 22/11. Kết quả xổ số hôm nay ngày 22/11. XSMB thứ Sáu. Trực tiếp KQXSMB ngày 22/11. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ Sáu ngày 22/11/2024.