Ngành công thương chống lãng phí, tạo đột phá để bước vào kỷ nguyên mới
Ngành công thương chiếm tỷ trọng rất lớn của nền kinh tế nên nếu làm tốt nhiệm vụ tiết kiệm, chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực khơi thông cho phát triển kinh tế đất nước. Do đó, hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chỉ đạo các đơn vị trong bộ, doanh nghiệp trong ngành quán triệt và triển khai thực hiện, đồng thời đẩy mạnh truyền thông nâng cao ý thức về tiết kiệm, phòng chống lãng phí.
Đáng lưu ý, năm 2024, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp kịp thời, hiệu quả của các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương, ngành công thương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên mọi mặt.Nổi bật như, đã tạo được sự đột phá trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách với hàng loạt Luật, Nghị định, Thông tư được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp; tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân; tháo gỡ khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo; tách A0 ra khỏi EVN để đổi mới vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia; giải quyết nhiều dự án tồn đọng của ngành, giúp khai thông các điểm nghẽn, tránh lãng phí nguồn lực xã hội. Đồng thời mở ra cơ hội huy động các nguồn lực đầu tư của xã hội.“Năm 2024, Bộ cũng đã chủ động, quyết liệt tinh, gọn, mạnh bộ máy theo tinh thần tổng kết Nghị quyết 18, đề xuất tinh giản gần 18% số đầu mối đơn vị thuộc Bộ và tinh gọn mạnh bộ máy hoạt động từ bên trong” ,Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân bày tỏ.Mặc dù đã đạt được kết quả bước đầu song Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Vì vậy, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân bày tỏ mong muốn các đại biểu chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thiết thực nhằm đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách và tạo sự phát triển đột phá của ngành công thương trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.Ông Lê Hải Bình- Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nhấn mạnh, trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi một quốc gia, chống tham ô, lãng phí luôn là vấn đề nan giải, một cuộc chiến thường trực gắn liền với vận mệnh, sự tồn vong của Nhà nước, Chính phủ. Bởi, tiết kiệm, chống lãng phí là nguyên tắc căn bản trong quản lý, gia tăng nguồn lực để phát triển của nhiều nước trên thế giới.
Theo ông Lê Hải Bình, cạnh tranh giữa các cường quốc, sự gia tăng tần suất cũng như mức độ nghiêm trọng của thách thức an ninh truyền thông và phi truyền thống đang đe dọa nghiêm trọng tới sự phát triển của các quốc gia, sự thịnh vượng toàn nhân loại; trong đó, dịch COVID-19 là ngòi nổ gây ra tình trạng suy thoái nghiêm trọng nền kinh tế toàn cầu.Hiện tại, gánh nặng nợ công và thâm hụt ngân sách dai dẳng vẫn là mối đe dọa thường trực đối với các chính phủ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra cảnh báo nợ của các Chính phủ trên thế giới có thể sẽ lên tới mức ngang bằng sản lượng hàng năm của nền kinh tế toàn cầu vào cuối thập kỷ này, thậm chí có thể nhanh chóng vượt qua ngưỡng đó sớm hơn nếu tăng trưởng kinh tế suy yếu.Cùng đó, việc ứng dụng thành quả Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được đẩy mạnh, có những bước đột phá, mở ra những tiềm năng, cơ hội thuận lợi giúp các nước vừa và nhỏ đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh, sạch, bền vững hơn, tham gia hiệu quả hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây là điều kiện thuận lợi để triển khai chiến lược chống lãng phí kết hợp với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong quản trị nguồn lực.Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đã nhấn mạnh “trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”; “thời điểm định hình tương lai của chúng ta”, việc phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, cần trở thành văn hóa ứng xử trong thời đại mới. Chính vì vậy, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tiêu cực và tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả là chủ trương, quyết sách và quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực để bứt tốc, bứt phá mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.Chia sẻ tại diễn đàn, ông Phạm Lê Phú - Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) cho hay, việc đẩy nhanh tiến độ các dự án đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại nhiều hiệu quả và kết quả rõ rệt, nhất là trong việc tiết kiệm, chống lãng phí nguồn điện và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Cụ thể, việc đẩy nhanh tiến độ đường dây 500kV mạch 3 giúp phân bổ lại tải giữa các tuyến, giảm tình trạng quá tải, giảm tổn thất điện năng và nâng cao hiệu quả truyền tải.“Một trong những hiệu quả rõ rệt của việc triển khai mạch 3 là khả năng kết nối các nguồn điện tái tạo (điện gió, điện mặt trời) với hệ thống điện quốc gia. Các nguồn điện tái tạo, nhất là điện mặt trời và điện gió, có tính không ổn định và phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Việc đẩy nhanh tiến độ các tuyến đường dây 500kV mạch 3 giúp giảm lãng phí nguồn điện này bằng cách truyền tải kịp thời và hiệu quả đến các khu vực có nhu cầu sử dụng điện”, ông Phạm Lê Phú nêu rõ.Ngoài ra, triển khai mạch 3 còn giúp giảm sự phụ thuộc vào các nguồn phát điện đắt đỏ: “Khi hệ thống truyền tải không đủ khả năng, việc phải phát điện từ các nguồn đắt đỏ như điện dầu hoặc điện than là không thể tránh khỏi. Điều này không chỉ làm tăng chi phí sản xuất điện mà còn gây ô nhiễm môi trường và đi ngược lại với mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia”, ông Phạm Lê Phú phân tích.Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3 giúp kết nối các khu vực sản xuất điện lớn với khu vực tiêu thụ, giảm thiểu sự cần thiết phải sử dụng nguồn điện đắt đỏ này, từ đó giảm chi phí cho hệ thống và bảo vệ môi trường. Đồng thời, dự án đường dây 500kV mạch 3 cũng đẩy mạnh việc sử dụng nguồn lực tài chính cho công trình năng lượng trọng điểm. Thay vì đầu tư vào giải pháp khắc phục ngắn hạn, việc đầu tư vào các tuyến đường dây này tạo ra một hệ thống truyền tải dài hạn, giúp tối ưu hóa nguồn lực tài chính và giảm chi phí duy trì hạ tầng trong tương lai.Đáng chú ý, triển khai mạch 3 giúp tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, theo đó, doanh nghiệp trong khu công nghiệp, nhất là những ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng sẽ được hưởng lợi từ việc cung cấp điện ổn định và hiệu quả hơn, giúp giảm chi phí vận hành và tăng khả năng cạnh tranh trong thị trường quốc tế.“Có thể khẳng định, đường dây 500kV mạch 3 hoàn thành trong thời gian ngắn với tiến độ thần tốc là kỳ tích của sự đồng lòng vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các bộ, ngành và các địa phương có đường dây đi qua, vừa tiết kiệm cả về thời gian, công sức và tiền bạc”, ông Phạm Lê Phú chỉ rõ.Tại diễn đàn, đại diện các bộ, ban ngành trung ương và địa phương, chuyên gia, các hiệp hội và doanh nghiệp đã thảo luận những khó khăn, vướng mắc; chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất giải pháp thiết thực đẩy mạnh phòng chống lãng phí. Qua đó, góp phần quán triệt và lan tỏa những chỉ đạo, thông điệp mạnh mẽ và đổi mới của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; đồng thời giúp Bộ Công Thương nói riêng và các bộ ngành, địa phương nói chung hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả trong phòng chống lãng phí cũng như thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội thời gian tới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển
12:01' - 22/12/2024
Ngày mai, 23/12/2024, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có dư địa lớn về thương mại điện tử xuyên biên giới
17:10'
Theo Bộ Công Thương, thương mại điện tử không chỉ có vai trò trụ cột trong nền kinh tế số, thúc đẩy thị trường nội địa phát triển mà còn có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hoạt động xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Nông nghiệp và Môi trường tăng cường đầu tư hoàn thiện hạ tầng chuyển đổi số
17:02'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ vọng chương mới trong quan hệ hợp tác Bỉ - Việt Nam
16:30'
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe và Hoàng hậu Mathilde đến Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng: Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ có ý nghĩa đặc biệt
15:54'
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời phỏng vấn báo chí về những nội dung liên quan đến chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Nhà Vua và Hoàng hậu Bỉ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva cùng dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil
14:10'
Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, sáng 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Lula da Silva đã dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Brazil.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành Nhà máy DACOVET và công bố thương mại vaccine dịch tả lợn châu Phi
13:19'
Sáng 29/3, tại thành phố Bắc Ninh, Tập đoàn Dabaco Việt Nam Lễ khánh thành Nhà máy vaccine DACOVET và công bố thương mại vaccine Dacovac-ASF2 – giải pháp đột phá chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi (ASF).
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng
12:42'
Sáng 29/3, UBND TP. Hồ Chí Minh và Công ty Nutifood khởi công xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, kết nối Công viên Bến Bạch Đằng (Quận 1) với Công viên bờ sông Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tạo cơ chế thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
12:33'
Việc sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư sẽ bổ sung quy trình thực hiện riêng dự án hợp tác công - tư PPP về khoa học công nghệ, tạo thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Phấn đấu hoàn thành Cảng hàng không Long Thành trong năm 2025
09:31'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các nhà thầu, đơn vị liên quan cơ bản phải hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025, đưa vào vận hành, khai thác thương mại vào nửa đầu năm 2026.