Ngành điều “cầu cứu” ngân hàng gói tín dụng 800 triệu USD
Hội thảo do Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) phối hợp với một số ngân hàng tổ chức.
Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, trước diễn biến bất thường của giá điều (giá điều nhân xuống quá nhanh), các ngân hàng đang khá e dè trong giải ngân. Một số ngân hàng khi đến thời gian đáo hạn không cho vay tiếp khiến các doanh nghiệp phải bán tháo nhân điều xuất khẩu để có nguồn vốn xoay vòng.
Việc ngân hàng siết chặt cho vay đáo hạn khiến các doanh nghiệp ngành điều gặp rất nhiều khó khăn. Ghi nhận từ các đơn vị hội viên, ông Đặng Hoàng Giang - Tổng thư ký Vinacas cho biết, hiện có rất nhiều doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều đang phải tạm ngưng sản xuất do không có vốn quay vòng, thiếu nguyên liệu sản xuất.Đơn cử như ở Long An, hiện chỉ có 12/33 doanh nghiệp còn hoạt động; còn tại Bình Phước, có đến 80% cơ sở, doanh nghiệp chế biến điều (chủ yếu là quy mô nhỏ) phải đóng cửa, tạm dừng sản xuất.
Trên thực tế, không chỉ ở Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến điều ở Ấn Độ - một trong những nhà sản xuất, chế biến điều lớn nhất thế giới cũng đang gặp khó khăn tương tự. Tại thành phố Kollam (thuộc bang Kerala) – thủ phủ điều của Ấn Độ, từ đầu năm 2018 đến nay, doanh nghiệp điều nước này đã nhập nguyên liệu điều với giá rất cao từ Châu Phi. Tuy nhiên, với giá bán thấp, đã có tới 70% doanh nghiệp phải bán tháo, đóng cửa tạm dừng sản xuất và phải nộp đơn xin giải cứu.Chính phủ Ấn Độ đã phải họp bàn giải pháp đề nghị ngân hàng Trung ương giãn nợ hoặc hạ thấp lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Đức Thanh - Chủ tịch Vinacas cho biết thêm, thời gian qua một số doanh nghiệp ngành điều Việt Nam gặp khó khăn do giá nguyên liệu tăng cao trong khi giá điều nhân xuống thấp nhưng đây chỉ là vấn đề “tạm thời”.Mới đây, các doanh nghiệp điều đã đàm phán lại được giá mua nguyên liệu, giảm từ 150-300 USD/tấn hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động sản xuất nên cần vốn để tiếp tục hoạt động, tránh tình trạng phá sản hàng loạt.
Bởi lẽ, điều là ngành sản xuất lớn, năm 2017 kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,6 tỷ USD, đứng đầu nhóm nông sản xuất khẩu và nhu cầu thị trường thế giới còn rất lớn.
Mặt khác, các dự báo của Hội đồng hạt quả khô thế giới (INC) cũng cho thấy, giá nhân điều thế giới vẫn đang tăng, trung bình tăng 6%/năm và không hề có dấu hiệu giảm. Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ điều toàn cầu vẫn dự báo tăng, nhất là vào cao điểm 6 tháng cuối năm.Trong khi đó, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp hiện đã hết, doanh nghiệp ngành điều cần tận dụng cơ hội này để nhập khẩu nguyên liệu đẩy mạnh chế biến xuất khẩu trong thời gian tới, bù lại phần tổn thất do giá giảm vừa qua.
Dù nhu cầu tiêu thụ hạt điều của thế giới luôn được dự báo tăng qua các năm, thế nhưng, điều cũng chỉ là một trong 12 loại hạt trong rổ hạt quả khô hiện nay, vẫn có nguy cơ sẽ bị thay thế bằng các loại hạt khác.Do vậy, việc bỏ lỡ đáp ứng nhu cầu thị trường trong những tháng cuối năm nay sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vị thế của ngành điều trong thời gian tới.
Theo ước tính của Vinacas, hiện có khoảng 500.000 tấn điều nguyên liệu đang trên đường từ nước xuất khẩu sang Việt Nam hoặc bị kẹt ở kho ngoại quan. Do vậy, ngành điều rất cần các ngân hàng tiếp tục đồng hành, hỗ trợ gói tín dụng khoảng 800 triệu USD để kịp thời lấy hàng phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu. Đại diện Vinacas cho biết, đơn vị này sẽ có văn bản kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại thực hiện gói tín dụng 800 triệu USD phục vụ nhập khẩu nguyên liệu đối với các doanh nghiệp trong ngành. Vinacas sẽ cung cấp cho các ngân hàng danh sách các doanh nghiệp xuất nhập khẩu uy tín để có căn cứ cho vay (nếu cần). Đồng thời, Vinacas cũng yêu cầu ngân hàng không can thiệp quá sâu vào nội bộ ngành, nhất là việc khuyên các doanh nghiệp điều “bỏ cọc” nhập khẩu nguyên liệu. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp mà còn là uy tín, thương hiệu của ngành điều Việt Nam trên thị trường. Tính đến hết 6 tháng đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu điều của cả nước ước đạt gần 1,9 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ 2017. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu ước trên 750 triệu USD, giảm mạnh 40,7% so với cùng kỳ.Mỹ hiện vẫn là nước nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm 35% thị phần, tiếp sau đó là Trung Quốc với 10% thị phần, còn lại là các thị trường khác./.
Xem thêm:>>>Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản: Ngành điều thay đổi chiến lược phát triển
>>>Tái cơ cấu ngành điều Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành thực phẩm Việt vẫn còn yếu về thương hiệu
12:32' - 29/06/2018
Thực phẩm Việt chủ yếu là tầng lớp thương nhân trực tiếp giao thương; còn người tiêu dùng các nước nhập khẩu lại không biết đó là hàng Việt.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nhà máy sản xuất điều tạm ngưng hoạt động vì thiếu nguyên liệu
19:01' - 15/06/2018
Nhiều cơ sở sản xuất điều tạm ngưng hoạt động do thiếu nguyên liệu, như tại Long An có 12/33 doanh nghiệp hoạt động; Bình Phước có tới 80% doanh nghiệp quy mô nhỏ và rất nhỏ tạm ngưng hoạt động.
-
Kinh tế & Xã hội
Hướng đi nào cho ngành điều Việt Nam?
17:35' - 05/05/2018
Khó khăn lớn nhất của ngành điều hiện nay là phần lớn diện tích trồng điều phân bố ở vùng sâu, vùng xa; chưa được quan tâm đầu tư thâm canh, đặc biệt liên kết sản xuất và chế biến sâu còn hạn chế…
-
Kinh tế Việt Nam
Cải thiện môi trường kinh doanh - Bài 1: Nhiều điểm sáng nhưng chưa bền vững
12:55' - 04/05/2018
Để thực hiện mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020 và tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vẫn còn rất nhiều vấn đề cần được khắc phục trong cải thiện môi trường kinh doanh.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Đại gia" Mỹ chi 2 tỷ USD cho trung tâm dữ liệu tại Nhật Bản
09:16'
Nhà cung cấp phần mềm kinh doanh của Mỹ - ServiceNow có kế hoạch đầu tư 2 tỷ USD vào Nhật Bản trong vài năm tới để mở rộng hoạt động trung tâm dữ liệu và văn phòng tại địa phương.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm Hàn Quốc tăng mạnh
08:04'
Các công ty bảo hiểm tại Hàn Quốc đã chứng kiến lợi nhuận ròng kết hợp tăng vọt 13% trong 9 tháng tính từ đầu năm nay nhờ doanh số bán hàng và lợi nhuận đầu tư tăng do lãi suất cao.
-
Doanh nghiệp
Tập đoàn dầu khí Total tạm ngừng đầu tư vào Adani
07:55'
Tập đoàn dầu khí Total đã tuyên bố sẽ tạm dừng mọi khoản đầu tư mới đối với Tập đoàn Adani, Ấn Độ cho đến khi các cáo buộc hối lộ và gian lận của ban lãnh đạo Tập đoàn này được làm rõ.
-
Doanh nghiệp
63 năm ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam: "Giếng tổ" của khí công nghiệp
18:41' - 25/11/2024
Giếng khoan GK-61, nằm tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, được biết đến như “Giếng tổ” trong ngành Dầu khí Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Góp sức cho công trường 500kV mạch 3 giúp công nhân PTC3 nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
13:58' - 25/11/2024
Phần thi thực hành của 74 công nhân đã từng tham gia hỗ trợ thi công đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch – Phố Nối đều có kết quả vượt trội.
-
Doanh nghiệp
Trung Quốc đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên
09:22' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, dây chuyền sản xuất lốp máy bay dân dụng quy mô đầu tiên của Trung Quốc đã được đưa vào sản xuất tại thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây.
-
Doanh nghiệp
Bosch cắt giảm lương và giờ làm của 10.000 nhân viên
08:46' - 25/11/2024
Robert Bosch - hãng cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới của Đức - thông báo sẽ cắt giảm giờ làm và lương của khoảng 10.000 nhân viên tại nước này, cao hơn các mức cắt giảm đã thông báo trước đó.
-
Doanh nghiệp
Phần Lan: Hủy 300 chuyến bay trước Giáng sinh do phi công đình công
07:45' - 24/11/2024
Ngày 23/11, hãng hàng không Finnair của Phần Lan đã thông báo hủy khoảng 300 chuyến bay vào ngày 9 và 13/12, ảnh hưởng đến 33.000 hành khách do cuộc đình công của phi công liên quan đến tiền lương.
-
Doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia phát huy mọi tiềm năng sẵn có
21:17' - 23/11/2024
Phó Thủ tướng Chính phủ - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có cuộc gặp và làm việc với Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VCBA) nhằm lắng nghe nguyện vọng, vướng mắc của VCBA.