Ngành mía đường Việt Nam “đau đầu” với đường nhập lậu
Tại hội nghị thương mại ngành mía đường niên vụ 2016-2017, do Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) tổ chức tại Tp.Hồ Chí Minh ngày 29/12, nhiều doanh nghiệp thương mại đường bày tỏ bức xúc trước tình trạng đường nhập lậu từ Thái Lan đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường do rẻ hơn. Điều này đã tạo áp lực cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, gây khó khăn cho ngành mía đường Việt Nam .
Nỗi lo đường lậu Thái Lan Theo bà Đặng Thị Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Toàn Phát, từ đầu niên vụ 2016-2017, các doanh nghiệp thương mại mía đường gặp rất nhiều khó khăn, tiêu thụ thì hạn chế, hầu như bán không có lãi.Nguyên nhân là do giá đường RS trong nước quá cao, trong khi giá đường Thái Lan lại thấp hơn 1.000 đồng/kg. Do vậy, đường Thái Lan hiện đang có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành, nhất là khu vực miền Trung. Nếu tình trạng này kéo dài thì doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong tiêu thụ.
Một số doanh nghiệp cũng cho biết, đường lậu Thái Lan hiện không chỉ vào nước ta qua biên giới Campuchia mà được chuyển sang biên giới giáp Lào tuồn vào Việt Nam . Đường lậu được đóng gói bằng bao của các nhà máy đường trong nước, nhưng cũng có khi để nguyên bao bì của các nhà máy đường Thái Lan để vận chuyển và cung cấp ngay trên thị trường. Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, hiện nay có một số cơ sở đăng ký sản xuất, chế biến đường tại miền Trung nhưng thực chất không có nhà máy sản xuất, đã tiêu thụ đường lậu thông qua việc đóng bao lại hoặc vô túi nhỏ để phân phối với bao bì nhãn mác của chính đơn vị này. Không những vậy, đường lậu Thái Lan còn được phù phép “trá hình” trong bao bì của công ty có thương hiệu như đường Biên Hòa, đường Bourbon Tây Ninh… Một áp lực khác đối với các doanh nghiệp trong ngành này, đó là tình trạng đường tạm nhập tái xuất nhưng lại không xuất mà quay ngược lại bán trong nước. Bà Đặng Thị Thu Hằng, đại diện Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh cho biết, có trường hợp đường từ Thái Lan được tạm nhập vào Việt Nam để xuất khẩu sang Trung Quốc, thế nhưng tàu chở lượng đường này sau khi cập cảng Hải Phòng lại tuồn vào thị trường trong nước bán. “Gần hai năm nay, Việt Nam không xuất khẩu được hạt đường nào sang Trung Quốc, vì không cạnh tranh được với đường Thái Lan đang từng bước chiếm lĩnh thị trường này với giá rẻ hơn. Đã “đau đầu” với đường lậu, nay lại thêm đường tạm nhập, tái xuất khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.Do vậy, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp nhập đường dạng này để làm minh bạch thị trường đường trong thời gian tới”, bà Hằng cho biết.
Ngoài ra, tình trạng đường nhập lậu sau khi bị bắt được bán đấu giá nhưng với giá thấp, đường lậu được hợp thức hóa giấy tờ “ung dung” trở ngược ra thị trường tiêu thụ với giá rẻ… cũng đang là vấn đề “nhức nhối” của ngành đường hiện nay.Những tác động tiêu cực do tình trạng nhập lậu đường gây ra đã kéo dài nhiều năm qua. Nếu những tình trạng này còn tiếp diễn thì đường trong nước tiếp tục bị ảnh hưởng vì khó cạnh tranh được về giá.
Mở rộng đối tượng áp dụng thuế hạn ngạch 5% Việc giá đường Thái Lan thấp không chỉ là nỗi lo lắng của riêng ngành mía đường Việt Nam mà của nhiều nước khác. Lý giải nguyên nhân của vấn đề này, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch VSSA cho biết, với chính sách hỗ trợ cho ngành mía đường của Thái Lan hiện nay thì giá đường Việt Nam khó có thể thấp hơn so với đường của nước này. Theo ông Doanh, riêng về giống mía, hàng năm, Chính phủ Thái Lan chi 1,5 – 2 triệu USD để nghiên cứu giống năng suất, trữ đường cao để cấp miễn phí cho nhà máy và nông dân sản xuất. Ngoài ra, đối với chi phí đầu tư cơ giới hóa, nông dân Thái Lan cũng chỉ trả 1 – 2 % lãi suất ngân hàng, còn lại do Quỹ Phát triển mía đường Thái Lan cấp bù. Riêng 2 khoản hỗ trợ này thì Việt Nam đã khó “chạy theo” Thái Lan rồi. Ngoài ra, hiện Thái Lan vẫn đang sử dụng quota sản xuất và xuất khẩu đường. Giá đường trong nước ở Thái Lan thường cao hơn giá xuất khẩu, thực chất là lấy đường trong nước để bù cho giá xuất khẩu.Do vậy, ngành đường Việt Nam có đầu tư nhiều, cùng với nông dân tìm mọi cách hạ giá thành nhưng giá hạ thấp hơn so với Thái Lan là rất khó. Còn về chống buôn lậu đường dù đã có nhiều hiệu quả, nhưng với tình hình giá còn chênh lệch thì câu chuyện này vẫn còn dài.
Trong bối cảnh đó, VSSA đề nghị Bộ Tài chính xem xét cho áp dụng mức thuế trong hạn ngạch 5% không chỉ cho sản phẩm đường từ các nước trong khu vực ASEAN mà còn cho nguồn gốc xuất xứ khác như Brazil, Australia, Ấn Độ… để tăng tính cạnh tranh của nguồn cung.Điều này sẽ giúp tránh tạo ra độc quyền nguồn cung từ Thái Lan dẫn đến Việt Nam phải chấp nhận mua giá cao. Còn ngoài hạn ngạch vẫn áp dụng mức thuế như hiện hành. Thực hiện điều này sẽ có lợi cho việc nhập khẩu đường Việt Nam , đảm bảo các quy tắc thương mại quốc tế theo các cam kết trong các Hiệp định thương mại.
Theo cân đối cung cầu đường năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng đường dư vào cuối kỳ chỉ ở mức hơn 152.000 tấn (chưa kể lượng đường nhập lậu tham gia vào thị trường). Với cân đối cung cầu như trên, đại diện VSSA cho rằng, tình hình thị trường đường và cung cầu trong nước trong năm 2017 khó có biến động lớn. “Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của mưa lũ liên tục ở miền Trung và biến đối khí hậu bất thường có thể xảy ra, diễn biến của tình hình sản xuất vụ 2016-2017 vẫn chưa khẳng định được. Ngoài ra, tình trạng nhập lậu, gian lận thương mại hoặc biến động mạnh của giá đường thế giới.Do vậy, VSSA kêu gọi các công ty, nhà máy đường, các doanh nghiệp thương mại, chế biến thực phẩm đề cao chữ tín trong hợp tác, cùng chia sẻ lợi ích giữa người sản xuất, tiêu dùng và người trồn mía để ổn định tình hình thị trường mía đường trong thời gian tới”, ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch VSSA nói./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị điều chỉnh giá điện đồng phát từ bã mía
06:16' - 11/12/2016
Theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch VSSA, việc phát điện trong NM đường có tính đặc thù riêng. Nếu với mục đích phát điện đủ cung cấp cho sản xuất, tiêu dùng nội bộ thì chi phí thấp (như truyền thống).
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ nút thắt để mía đường hội nhập
07:03' - 09/12/2016
Đến thời điểm này, lượng đường từ các quốc gia ASEAN sẽ tạo ra những sức ép không nhỏ đối với ngành mía đường Việt Nam.
-
Xe & Công nghệ
Hiệp hội Mía đường Việt Nam yêu cầu các doanh nghiệp không nâng giá mía
19:11' - 26/09/2016
Ngày 26/9, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có công văn đề nghị các nhà máy đường không được tự nâng giá mía cũng như không tạo tâm lý khan hiếm hàng để làm giá trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy mía đường
17:42' - 19/07/2016
Các doanh nghiệp cần phối hợp với địa phương rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu mía cho nhà máy, từ đó xây dựng cơ chế hỗ trợ cho nông dân, hướng đến mục tiêu tăng sản lượng và chữ đường.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32'
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).