Ngành rau quả Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030
Xuất khẩu rau quả còn nhiều dư địa phát triển, tuy nhiên cũng đối mặt với không ít thách thức cả về nội tại và thị trường. Dựa trên cơ sở tăng trưởng những năm vừa qua, Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) đặt mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030 tại Đại hội Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhiệm kỳ V (2024 -2029), tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 6/1.
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, dự báo trong những năm tới thị trường xuất khẩu còn tiếp tục phát triển mở rộng với các khu vực chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, các nước Asean, Hoa Kỳ, Canada, EU. Bên cạnh đó là các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, UAE, Australia và New Zealand. Đây là dư địa lớn để ngành rau quả Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.
Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, ngành cũng đối mặt với không ít thách thức từ biến đổi khí hậu, tình hình sâu bệnh gây hại, lạm dụng phân bón vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng đến tuổi thọ vườn trồng, năng suất, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cạnh tranh thương mại giữa các nước sản xuất, rào cản kỹ thuật từ các nước nhập khẩu, đặc biệt là các yêu cầu về kiểm dịch, an toàn thực phẩm ngày càng nhiều, tinh vi hơn và có xu hướng tăng cao ở tất cả các thị trường. Về chủ quan, mặc dù có sự cải thiện đáng kể về năng suất và chất lượng rau quả tại một số vùng sản xuất truyền thống, nhưng nhìn chung năng suất và chất lượng cây ăn quả nước ta còn chưa cao so với bình quân chung của khu vực và thế giới, thiếu mô hình sản xuất theo chuỗi do quy mô nhỏ lẻ, manh mún, phân tán. Tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch còn cao, công nghệ xử lý sau thu hoạch chậm thay đổi. Hệ thống phân phối, tiêu thụ sản phẩm chưa chuyên nghiệp; thiếu chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp, người nông dân và người tiêu dùng; chuỗi giá trị trái cây còn qua khâu trung gian làm giá thành tăng cao và dễ bị đứt gãy... Do đó, để thực hiện được mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ USD vào năm 2030, ngành rau quả định hướng theo xu hướng kinh tế xanh, giảm phát thải, nông nghiệp tuần hoàn, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Ứng dụng công nghệ cao, thực hành các quy trình, quy phạm chuẩn trong sản xuất, chế biến để tạo ra các sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Song song đó, hiệp hội tập trung nâng cao năng lực tuân thủ các quy định của thị trường nhập khẩu cho hội viên, ngành hàng. Tổ chức hoạt động kết nối, liên doanh, liên kết sản xuất, tiêu thụ; xây dựng các chuỗi cung ứng rau quả tại các địa phương, vùng sản xuất rau quả trọng điểm tạo ra nguồn cung ứng dồi dào, ổn định, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Ông Hoàng Trung, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá cao những kết quả mà ngành rau quả đóng góp cho lĩnh vực xuất khẩu nông lâm thuỷ sản nói riêng và kinh tế cả nước nói chung. Đồng thời, khẳng định chất lượng sản phẩm rau quả Việt Nam ngày càng được nâng cao, được nhiều thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường, ngành rau quả cần tập trung khắc phục các hạn chế về liên kết sản xuất – tiêu thụ, xây dựng vùng nguyên liệu, nâng cao tỷ lệ chế biến. Bên cạnh thị trường xuất khẩu, ngành rau quả cũng cần tập trung khai thác thị trường nội địa, cung cấp các sản phẩm chất lượng, an toàn cho hơn 100 triệu người dân trong nước. Đối với Hiệp hội, ông Hoàng Trung nhấn mạnh cần làm tốt hơn nữa việc phát triển hội viên, tham gia tích cực vào xây dựng chính sách, đồng hành cũng các Bộ, ngành liên quan thực hiện đàm phán, mở rộng thị trường cho ngành hàng. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhiệm kỳ V (2024 -2029) gồm 19 thành viên, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ IV tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch.- Từ khóa :
- rau củ quả
- xuất khẩu
- hiệp hội rau củ
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dấu ấn mới trong xuất khẩu rau quả Việt Nam
16:50' - 20/12/2024
Thành quả mở cửa thị trường cùng nỗ lực sản xuất, chế biến đã giúp kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam không ngừng tăng từ 3,3 tỷ USD năm 2022 và đạt 7,2 tỷ USD năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cánh cửa Halal rộng mở cho hàng Việt
19:38'
Thị trường Halal toàn cầu hiện có quy mô lên đến hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, với lượng người tiêu dùng hiện hơn 2 tỷ người, chiếm gần 25% dân số thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai bổ sung 600.000 m3 đá phục vụ dự án sân bay Long Thành
17:34'
Đồng Nai đã phân khai gần 8,4 triệu m3 đá phục vụ các cự án trọng điểm phía Nam. Trong số đó, sân bay Long Thành được phân khai hơn 4,3 triệu m3, cao tốc Biên Hòa–Vũng Tàu phân khai gần 1,8 triệu m3.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp gặp khó với các quy định pháp luật kinh doanh hiện thời
17:04'
Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, từ ngày 19/5 tới nay, VCCI nhận được 220 phản ánh về những vướng mắc, khó khăn liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua đề xuất đầu tư cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới
17:01'
Chiều 14/7, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ hai (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu phương án hạn chế xe phát thải cao tại khu vực ô nhiễm
16:19'
Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, tính toán và đề xuất phương án hạn chế phương tiện giao thông có mức độ phát thải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ gỡ vướng dự án, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
15:18'
Ngày 14/7, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Văn Lâu có buổi làm việc với các sở, ngành thành phố về thực hiện giải pháp tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn đầu tư công cho các dự án trọng điểm.
-
Kinh tế Việt Nam
Cấm xe máy chạy xăng trên Vành đai 1 Hà Nội: Khẩn trương hành động cho vùng phát thải thấp
13:09'
Từ nay đến ngày 1/7/2026 không còn nhiều, Hà Nội phải khẩn trương hành động, đẩy mạnh tuyên truyền người dân chuyển đổi phương tiện, đồng thời có các biện pháp tăng cường giao thông công cộng.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng đón sóng đầu tư lớn từ các nền kinh tế APEC
12:59'
Hải Phòng được lựa chọn là nơi tổ chức ABAC III khẳng định các nhà đầu tư hàng đầu thế giới đặc biệt quan tâm đến môi trường đầu tư kinh doanh và cơ hội phát triển tại khi đầu tư tại thành phố Cảng.
-
Kinh tế Việt Nam
Điều quan trọng trong chính quyền địa phương 2 cấp là chuyển trạng thái từ thụ động sang chủ động phục vụ
19:25' - 13/07/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, việc vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được triển khai cơ bản tốt, triển khai chắc chắn, hoàn thiện dần và đi vào hoạt động ổn định.