Ngày đầu thí điểm chính quyền đô thị tại Hà Nội: Hướng đến người dân và doanh nghiệp
Mục đích triển khai mô hình này là nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, hướng đến phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
* Sẵn sàng vận hành
Tại Kỳ họp thứ VIII, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về “Thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội”.
Để triển khai hiệu quả Nghị quyết trên, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 171-KH/TU ngày 31/12/2019.
Theo Nghị quyết của Quốc hội và Kế hoạch của Thành ủy, nhiều quy định phân định rõ cách quản lý của chính quyền đô thị khác với chính quyền ở khu vực nông thôn; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp với đặc thù đô thị...
Trong đó, công chức làm việc tại UBND phường sẽ thuộc biên chế công chức của UBND quận, thị xã và do UBND quận, thị xã quản lý, sử dụng. UBND phường làm việc theo chế độ thủ trưởng.
Chủ tịch UBND phường là người đứng đầu, có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc theo quy chế làm việc của UBND phường, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chủ tịch UBND phường được ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của UBND phường đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản theo quy định của pháp luật.
Trong ngày 30/6 và 1/7, 12 quận và thị xã Sơn Tây đã tổ chức công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các phường trên địa bàn để triển khai thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
Tại phường Phạm Đình Hổ (Hai Bà Trưng), ngay từ đầu giờ sáng, các cán bộ, công chức đã vào vị trí công tác theo phân công từ trước đó. Mọi công việc, thủ tục hành chính liên quan đến công dân đều được giải quyết một cách nhanh gọn, đúng pháp luật.
Bà Nguyễn Minh Hương, Chủ tịch UBND phường Phạm Đình Hổ cho biết, để công việc không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân nên ngay sau khi có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của thành phố và quận Hai Bà Trưng, ngày 25/6/2021, UBND phường đã ban hành Quy chế làm việc của phường khi thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
Bà Hương nhấn mạnh, khi thực hiện chính quyền đô thị sẽ không còn tổ chức HĐND phường. Tuy nhiên, quyền dân chủ và giám sát của nhân dân vẫn được bảo đảm, tăng cường hơn bằng hình thức trực tiếp của nhân dân hoặc gián tiếp qua các tổ chức, đoàn thể khác ở địa phương.
Cụ thể, Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và trực tiếp người dân sẽ thực hiện giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật trên địa bàn phường.
HĐND quận sẽ giám sát UBND phường trong việc thực hiện các nhiệm vụ mà HĐND, UBND quận giao cho UBND phường thông qua hoạt động giám sát của các tổ đại biểu HĐND quận.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch UBND phường Cầu Dền (Hai Bà Trưng) thông tin thêm, việc tổ chức chính quyền đô thị để hướng đến mục tiêu tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực hiệu quả chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị ở Hà Nội là cần quản lý theo ngành, lĩnh vực, địa bàn thống nhất, tập trung, xuyên suốt từ UBND thành phố tới các cấp dưới một cách nhanh nhất. Qua đó cũng phát huy hiệu quả việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đối UBND cùng cấp.
* Nhiều thủ tục hành chính người dân không phải chờ đợi
Quận Ba Đình (Hà Nội) đã trao các quyết định bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các phường trên địa bàn để triển khai thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị từ ngày 30/6, để kịp ngày 1/7, bộ máy chính quyền đô thị 14 phường trên địa bàn hoạt động.
Tại phường Quán Thánh (Ba Đình), ngay ở bộ phận “Một cửa” có bảng chữ điện tử “Mô hình ngày không chờ” với 17 thủ tục chính như: chứng thực bản chính, xác nhận chữ ký, trích lục khai tử… sẽ được trả kết quả gần như ngay lập tức, cho thấy chính quyền đô thị thật sự vì sự tiện lợi của người dân.
Theo ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình, đây là lần đầu tiên Hà Nội thực hiện thí điểm chính quyền đô thị để từ đó nhân rộng ra nhiều địa phương trong toàn quốc.
Để triển khai thực hiện thí điểm một cách hiệu quả, UBND quận đã tổ chức các buổi tập huấn, tuyên truyền tới đông đảo công chức phường có liên quan về Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của thành phố về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị.
“Trong những ngày tới, quận Ba Đình sẽ thành lập các đoàn, kiểm tra các phường để kịp thời hướng dẫn các công chức phường triển khai công việc theo đúng mô hình chính quyền đô thị”, ông Tạ Nam Chiến thông tin.
Quận Long Biên (Hà Nội) từ nhiều năm nay được coi là “điểm sáng” về cải cách hành chính, có nhiều sáng tạo giúp người dân trên địa bàn tiếp cận với nền hành chính công.
Ngày 1/7, UBND quận đã công bố quyết định bổ nhiệm 14 Chủ tịch UBND phường và 28 Phó Chủ tịch UBND phường; chuyển 149 công chức làm việc tại các phường thành công chức do UBND quận quản lý.
Trao đổi với ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND quận Long Biên được biết, từ nhiều ngày nay, UBND các phường trên địa bàn quận đã tiến hành sửa chữa bảng hiệu các chức danh theo đúng hướng dẫn về chính quyền đô thị. Đồng thời. các phường rà soát, tập huấn các chức danh công chức phường; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại để các công chức phường đáp ứng tốt hơn các vị trí chức danh.
“UBND quận đã ban hành Quy chế quy định rõ nguyên tắc, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc, phương thức giải quyết công việc và quan hệ công tác của UBND phường với các cơ quan, tổ chức liên quan, chế độ hội họp, giải quyết công việc, quản lý văn bản của UBND phường, đảm bảo các vị trí công tác sẵn sàng hoạt động thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị”, ông Nguyễn Mạnh Hà nhấn mạnh.
Theo lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, xác định thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị là việc quan trọng trong năm 2021, thành phố Hà Nội cùng các sở, ngành, 12 quận và thị xã Sơn Tây đã chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản, thận trọng những phần việc cần thiết theo quy định.
Đây là tiền đề để bảo đảm khi vận hành chính quyền đô thị, tổ chức bộ máy của UBND các phường tinh gọn, ổn định, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới.
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đánh giá, mô hình chính quyền đô thị là bước đi đột phá trong xây dựng, đổi mới chính quyền đô thị thành phố.
Mô hình này giải quyết được các vấn đề lớn của đô thị đặc biệt, phát huy tốt nhất vai trò, vị trí, trách nhiệm cũng như sứ mệnh của Hà Nội đối với Vùng Thủ đô và cả nước./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội
21:47' - 29/03/2021
Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Nghị quyết số 97/2019/QH14 ngày 27/11/2019 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
12:22' - 10/12/2020
Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 131/2020/QH14 tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.