Nghề "bà cậu" nơi sông nước miền Tây
Những năm gần đây, nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong mùa nước nổi không còn nhiều như trước nhưng vẫn là nguồn thu nhập của rất nhiều ngư dân mỗi độ con nước về.
Tùy vào từng thời điểm, những người sống nghề “bà cậu” (nghề câu, lưới) có những cách thức đánh bắt cá mưu sinh khác nhau, làm nên gam màu đa sắc của đời sống nơi miền Tây sông nước.
* Thú vị nghề săn cá lóc đồng Đến huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp vào những ngày một số cánh đồng còn ngập nước, "Lão ngư" Nguyễn Văn Ẩm đang nghiêng người trên chiếc xuồng chống sào, thỉnh thoảng lại lội xuống ruộng nước bắt cá đầy điệu nghệ, nghề này gọi là "đẩy côn bắt cá" và “Chiến lợi phẩm” thu về phần lớn là loại cá lóc đồng, ngoài ra cũng có cá trê, cá rô - đặc sản đồng quê giản dị mà đậm đà hương vị một cách lạ kì. "Lão ngư" Ẩm cho biết, giàn côn là công cụ khua nước, khi cá va chạm với các côn sẽ chúi xuống bùn, tạo thành bong bóng nước nổi lên mặt nước (còn gọi là nổi tim) và lúc này, người đẩy côn, chỉ việc quan sát vị trí rồi dùng nơm bắt cá.Giàn côn được làm bằng những thanh sắt nhỏ có độ dài 1,5 m, được mắc vào một thanh côn bằng tre dài từ 12-15m, khoảng cách mỗi thanh sắt từ 20-30 cm (được gọi là luồng côn).
Mỗi giàn côn sẽ có hai luồng côn và được xếp theo hình chữ V đặt ở mũi xuồng. Việc giữ cân bằng hai luồng côn cũng như điều chỉnh hai luồng côn cao hay thấp phụ thuộc vào cột trụ dựng đứng có chiều cao khoảng 3-4 m.
Khi bắt đầu đẩy côn, chỉ cần điều chỉnh luồng côn cho phù hợp với mực nước, sau đó người đẩy côn cho xuồng di chuyển trên khắp các cánh đồng nước.
Trên cánh đồng xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp Vò, anh Phan Văn Bảy (42 tuổi) cùng với hai xuồng côn khác cũng “dàn trận địa” để săn cá lóc đồng.Có nhiều cách bắt cá đồng mùa nước nổi, nhưng khi mực nước còn chưa đến quá đầu gối chính là thời điểm để “giương côn săn cá”.
Để săn cá lóc đồng bằng phương thức đẩy côn đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để vừa chống xuồng, vừa lội xuống đồng ruộng ngập nước để nơm cá và người bắt phải am hiểu tập tính và có tài quan sát bong bóng nước của cá.
Theo chia sẻ của những ngư dân lành nghề, đây là loại hình bắt cá khá đơn giản, không tốn nhiều chi phí đầu tư nhưng giúp người dân có thêm thu nhập giữa mùa giáp hạt.Người làm nghề chỉ tốn khoảng 1 triệu đồng để làm giàn côn, một chiếc xuồng, chiếc nơm nhưng có thể kiếm được nguồn thu nhập vài trăm ngàn đồng mỗi ngày.
Điều đáng nói là phương thức đánh bắt này không mang về số lượng cá lớn nhưng chỉ bắt những con cá trưởng thành chứ không khai thác tận diệt.
* Mùa cá ra sông Thời điểm trên các cánh đồng bắt đầu cạn nước, nước đổ về các nhánh sông và rút dần cũng là lúc hoạt động đánh bắt trên sông của người dân diễn ra tất bật, bởi cá trên đồng cũng theo nước trở về sông. Dọc theo các nhánh sông Tiền, sông Sở Thượng đi qua xã Thường Thới Hậu A, Thường Lạc của huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, những ngày này, hàng chục phương tiện xuống ghe bắt cá hoạt động nhộn nhịp.Với kinh nghiệm của người làm nghề “bà cậu” lâu năm, bà Lê Thị Pha, ấp 2, xã Thường Lạc cho biết, mỗi khi đồng rút nước để chuẩn bị xuống giống Đông - Xuân cũng là thời điểm người sống nghề chài, lưới dời địa điểm làm ăn.
Với chiếc xuồng, mỗi gia đình chuẩn bị vài “tay lưới” (đơn vị tính của một loại ngư cụ miền Tây) dài khoảng 100m, rộng 4-5m, chân lưới đóng chì và đầu lưới kết nối với các phao, các ngư dân ra sông thả lưới trôi vài trăm mét, rồi kéo lưới lên và thu hoạch cá. Cứ như vậy, từng tay lưới của ngư dân được thả xuống và kéo lên liên tục từ sáng sớm đến chiều tối. Thành quả lao động là mỗi phương tiện thu hoạch từ vài chục ký cá, chủ yếu là loại cá trắng. Ngoài ra, trên sông Tiền đoạn qua huyện Hồng Ngự và thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, còn có một hình thức đánh bắt thủy sản đặc trưng của miền Tây phổ biến vào cuối mùa lũ chính là đẩy dồn. Với hình thức này, lượng cá đánh bắt cũng nhiều hơn, người dân thu nhập tiền triệu mỗi ngày. Phương thức đánh bắt này cần phải sử dụng một chiếc ghe, trước mũi ghe trang bị một dàn lưới dài trên 20 m được buộc vào hai cây đòn dài trên 10 m xếp theo hình chữ V và kết nối với một đòn bẩy chắc chắn.Sau khi ghe đẩy lưới được một đoạn, một nhóm từ 3-5 người sẽ leo lên đòn bẩy để miệng lưới bật lên, dồn cá về phần đáy lưới. Mỗi lần đẩy khoảng 10 phút, người dân thu từ vài kg đến hơn chục kg cá.
Theo kinh nghiệm của người theo ghe đẩy dồn, nghề này phải tranh thủ thủy triều, khi thả lưới cần chú ý bụng lưới phải trôi xuống nước, tránh để lưới tấp hay mắc vào cây sẽ bị rách.Điều đáng nói là nghề này khá vất vả vì phải chịu ướt cả ngày. Những lao động theo ghe được trả công phụ thuộc vào những chuyến đánh bắt từ 150-200.000 đồng/ngày.
Vui nhất là cảnh buôn bán rất lạ của ngư dân “đẩy dồn”, việc buôn bán được thực hiện ngay trên bờ, một cái xô rỗng được đặt trên lề đường như dấu hiệu “ở đây bán cá”. Sẽ có một người vừa chạy liên tục theo ghe, vừa rao hàng.Sau khi thỏa thuận giá cả với người mua, người trên bờ sẽ ra hiệu để người dưới ghe cân cá, chuyển cá tươi vào bờ bằng túi ni-lon. Lúc bấy giờ, người trên bờ chỉ cần vớt túi cá đưa cho khách và tính tiền.
Mỗi thời điểm, mỗi phương thức khác nhau của nghề săn cá đã làm nên bức tranh văn hóa miền Tây sông nước sống động, đa sắc màu, mặc dù vẫn biết rằng cuộc sống mưu sinh của ngư dân nơi đây còn lắm nhọc nhằn./.Tin liên quan
-
Đời sống
"Giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Êđê
08:16' - 30/10/2020
Với khao khát giữ lửa cho nghề dệt truyền thống và giúp chị em có thêm thu nhập, bà H’Yam Bkrông ở Đắk Lắk đã khởi xướng thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông.
-
Kinh tế Việt Nam
Gỡ nút thắt trong chuyển đổi nghề cho ngư dân ven biển
10:37' - 27/09/2020
Nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi nghề của ngư dân toàn tỉnh Cà Mau rất lớn, nhưng hàng năm nguồn ngân sách hỗ trợ để chuyển đổi nghề rất hạn chế.
-
Đời sống
Những người “giữ lửa” nghề làm khuôn bánh Trung thu truyền thống
12:40' - 26/09/2020
Với truyền thống làm khuôn bánh trung thu 40 năm, gia đình ông Trần Văn Bản ở Thường Tín, Hà Nội hiện là một trong rất ít những gia đình trong làng còn duy trì nghề truyền thống này.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Những điểm mới trong dự thảo Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ
15:10'
Một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư là tăng cường tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình của các đơn vị tổ chức thi hoặc liên kết tổ chức thi.
-
Đời sống
Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm gia cầm ở trẻ em
14:21'
Các ca bệnh cúm gia cầm ở người, với nguồn lây nhiễm không rõ ràng, được dự báo sẽ tiếp tục xuất hiện.
-
Đời sống
Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
07:48'
Một thiếu niên hiện đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện nhi ở Vancouver, Canada sau khi nhiễm virus cúm gia cầm H5N1.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 23/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 23/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 23/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hà Nội: Gần 150 bộ hài cốt phát hiện ở phố Tây Sơn sẽ được an táng tại Nghĩa trang Yên Kỳ
15:00' - 22/11/2024
Theo những người cao tuổi sống lâu năm ở ngõ 167 Tây Sơn, những bộ hài cốt vừa mới phát hiện cũng như những bộ hài cốt phát hiện trước đây đều có niên đại khá lâu, khoảng 50-70 năm về trước.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 22/11
05:00' - 22/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 22/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 22/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Hội Cựu chiến binh TTXVN bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội”
18:08' - 21/11/2024
Hội Cựu chiến binh TTXVN phối hợp Hội Cựu chiến binh tỉnh Quảng Bình tổ chức Lễ bàn giao nhà “Nghĩa tình đồng đội” tại xã Quảng Hưng, Quảng Trạch (Quảng Bình).
-
Đời sống
Ba câu hỏi giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer
15:20' - 21/11/2024
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển một phương pháp đơn giản sử dụng 3 câu hỏi để giúp nhanh chóng phát hiện bệnh Alzheimer và chứng suy giảm nhận thức nhẹ.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 21/11
05:00' - 21/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 21/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 21/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.