Nghề chẻ đá Hòn Sóc ở “xứ Hòn”
Hơn 30 năm qua, nghề chẻ đá đã trở thành nghề truyền thống ở “xứ Hòn” thuộc xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, mang lại việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương và các huyện lân cận trong, ngoài tỉnh.
Do nguồn nguyên liệu đá được khai thác từ Hòn Sóc, một trong 4 hòn (núi) của xã Thổ Sơn cùng với Hòn Đất, Hòn Me và Hòn Quéo, nên người dân gọi đây là nghề chẻ đá Hòn Sóc.Từ thành phố Rạch Giá theo quốc lộ 80 đi khoảng 30 km đến trung tâm thị trấn Hòn Đất rẽ trái vào xã Thổ Sơn, nơi có Khu di tích Mộ Chị Sứ (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phan Thị Ràng), sẽ bắt gặp khoảng 30 bãi đá lớn, nhỏ dọc hai bên đường và nằm sát với bờ kênh.
Khung cảnh của một bãi chẻ đá ở “xứ Hòn” tuy khá ngổn ngang với đủ loại kích cỡ đá nhưng cũng rất ngăn nắp ở khu vực thành phẩm khi những cột đá được xếp theo từng lớp ngay ngắn. Ấn tượng hơn cả vẫn là tiếng máy cắt đá inh tai lẫn trong tiếng đục đá liên tục vang lên, tạo nên một phức hợp âm thanh hỗn tạp. Lúc đầu chưa quen nghe sẽ rất khó chịu, nhưng nếu có trải nghiệm tại đây thì cũng dần quen tai và cảm nhận như một bản hòa âm, dù âm lượng ngoại cỡ.
Kèm theo âm thanh là hình ảnh bụi đá bay mù mịt trong không gian, bám vào cả khuôn mặt, quần áo, dụng cụ làm nghề của những người thợ chẻ đá, khiến không gian cũng như chủ thể như hòa thành một màu xám trắng.
Anh Đỗ Mạnh Cường, quê ở huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết, anh làm nghề chẻ đá đã hai mươi năm. Đây là nghề truyền thống của gia đình, được truyền lại từ đời ông nội. Từ nhỏ, anh đã đi theo ba, phụ ba làm nghề. Năm nay 45 tuổi, anh Cường cho biết, anh và gia đình sống được bao nhiêu năm nay là nhờ nghề chẻ đá, các con anh lớn lên cũng từ nguồn thu nhập anh có được bởi nghề này. “Tôi có hai con gái nên tụi nó không theo nghề. Nếu con tôi là con trai thì chắc chắn tôi sẽ truyền nghề cho con”, anh Cường chia sẻ. Thực tế, nghề chẻ đá là rất nặng nhọc và vất vả, đòi hỏi sức khỏe và sự nhẫn nại để biến những khối đá to trở thành những cây đá nhỏ, vuông vắn, phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người dân.Tuy nhiên, hầu hết người thợ chẻ đá khi được hỏi lại cho rằng đây cũng chỉ là một nghề như các nghề khác, nên họ đều đã quen và không lấy làm vất vả. Với anh Cường, anh còn đam mê, yêu thích công việc này bởi anh đã gắn bó với nghề từ nhỏ và vẫn đang tiếp tục mưu sinh từ những khối đá nặng hàng tấn.
Anh Cao Tấn Lợi, quê ở tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Tôi làm nghề này 4 năm rồi với thu nhập rất ổn định vì công việc có quanh năm, mức thu nhập đủ nuôi 2 đứa con”. Thực tế, cùng với nguồn lao động địa phương, phần đông thợ chẻ đá đến Thổ Sơn làm nghề đều từ hai huyện Vọng Thê và Thoại Sơn, tỉnh An Giang (trước đây hai huyện này cũng nổi tiếng với nghề khai thác đá - PV). Số còn lại đến từ các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vì hiện nghề chẻ đá Hòn Sóc đang cần nhiều lao động. Từ những khối đá to khai thác trên núi đem xuống, người thợ có nhiệm vụ chẻ ra thành những cây đá nhỏ, dài từ 1 - 4 m. Đầu tiên, người thợ theo kinh nghiệm sẽ xác định được mạch đá trước khi dùng dây kẻ vạch, rồi dùng máy cắt thành từng đường rãnh. Sau đó, người thợ dùng nẹp đóng vào rãnh, mỗi nẹp cách nhau khoảng 15 cm, rồi lấy búa đóng để tách dần đá ra theo khổ đã được định hình sẵn.Cuối cùng, tiếp tục dùng búa đẽo những phần đá thừa để cây đá trở nên vuông vắn là hoàn thiện. Những cây đá được sắp sẵn ngay bãi đá, chỉ chờ ghe tới vận chuyển đi khắp các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long. Thành phẩm đá được dùng để làm: cột đá, cừ đá, đá miếng vuông, đá lát nền...
Vùng đất Thổ Sơn nắng, gió nhiều, cả ngày phơi mặt trên bãi đá, da người thợ chẻ đá đều đen cháy, mồ hôi luôn thấm đều trên từng thớ đá, theo từng nhát búa, nhịp máy cắt. Ai cũng hăng say lao động, lặng lẽ với công việc, trái ngược hẳn với âm thanh nhức óc do chính mình tạo ra. Vì cuộc mưu sinh, rất nhiều người thợ đã theo nghề 10 - 20 năm và tiếp tục theo nghề cả đời, mà cũng quên đi những tai nạn, rủi ro mà nghề chẻ đá có thể mang đến cho họ bất kỳ lúc nào như: đá đè làm gãy chân, tay, giập ngón chân, ngón tay; đá văng vào mắt; chấn thương cột sống khi vác đá, khiêng đá, đội đá… Họ vẫn luôn lạc quan và coi đây là công việc ổn định, hàng ngày vẫn 8 tiếng làm việc miệt mài trên bãi đá, bình quân làm được 30 cây đá/ngày/người. Với tiền công là 15.000 đồng/cây, thu nhập bình quân mỗi người là 450.000 - 500.000 đồng/ngày, mức thu nhập khá tốt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long./.- Từ khóa :
- nghề chẻ đá
- kiên giang
- Nghề chẻ đá Hòn Sóc
- hòn sóc
Tin liên quan
-
Đời sống
Độc đáo du lịch làng nghề ở Nhật Bản
16:44' - 08/02/2019
Những sản phẩm thủ công độc đáo, tinh xảo của Nhật Bản đã trở thành những sứ giả truyền bá nét đặc sắc của nền văn hóa dân gian Nhật Bản với thế giới bên ngoài.
-
Kinh tế & Xã hội
Đã có 50 làng nghề, cơ sở nghề tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2019
15:39' - 03/02/2019
Theo Ban Tổ chức Festival nghề truyền thống Huế, đến nay đã có 50 làng nghề, cơ sở nghề với 300 nghệ nhân và thợ thủ công trong cả nước đăng ký tham gia Festival nghề truyền thống Huế 2019.
-
Kinh tế & Xã hội
Làng nghề miến đao tất bật vào Tết
07:11' - 31/01/2019
Những ngày giáp Tết, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các hộ gia đình làm miến tại xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái (tỉnh Yên Bái) tất bật sản xuất miến đao phục vụ nhu cầu thị trường Tết.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhộn nhịp làng nghề cá chép đỏ Thủy Trầm
13:38' - 26/01/2019
Vào những ngày này, ở làng nuôi cá chép Thủy Trầm thuộc xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) lại nhộn nhịp hẳn lên so với những ngày thường.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Michelin Guide 2025 tôn vinh ánh sáng ẩm thực giữa bất ổn toàn cầu
08:00'
Tính đến nay, Pháp tiếp tục dẫn đầu trong số 50 điểm đến trên thế giới được Michelin Guide đánh giá, với 31 nhà hàng đạt 3 sao, 81 nhà hàng hai sao và 542 nhà hàng một sao.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 2/4
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 2/4 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 2/4, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 4, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Động đất tại Myanmar: Lực lượng cứu hộ cứu nạn Việt Nam chạy đua với thời gian
15:57' - 01/04/2025
Ngày 1/4 (giờ địa phương), lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đưa được thi thể 1 nạn nhân ra ngoài tòa nhà bị sập do động đất tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.
-
Đời sống
Tăng tốc xóa nhà tạm, nhà dột nát
12:43' - 01/04/2025
Sáng 1/4, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre Hồ Thị Hoàng Yến đã chủ trì phiên họp thứ ba Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh.
-
Đời sống
Tạo dư địa mới để vùng cao Khánh Hòa phát triển
11:49' - 01/04/2025
Việc không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tương lai sẽ mở ra tính liên kết vùng, tạo dư địa mới để vùng cao Khánh Hòa phát triển.
-
Đời sống
Những câu nói dối ngày Cá tháng Tư hiệu quả, dễ "lừa" nhất
10:53' - 01/04/2025
Ngày Cá tháng Tư (1/4) là dịp mọi người thỏa sức bày trò trêu đùa nhau bằng những lời nói dối hài hước. Dưới đây là những câu nói dối huyền thoại, hiệu quả mà ai cũng từng gặp ít nhất một lần.
-
Đời sống
Tết Thanh Minh – nên làm gì để gặp may mắn?
10:28' - 01/04/2025
Theo quan niệm dân gian, Tết Thanh Minh là thời điểm trời đất giao hòa, mọi việc đều dễ dàng gặp may mắn nếu giữ được lòng thành.
-
Đời sống
Độc đáo ẩm thực Macau (Trung Quốc)
10:22' - 01/04/2025
Ẩm thực của Macau (Trung Quốc) là sự giao thoa độc đáo giữa ẩm thực Trung Quốc và Bồ Đào Nha, khiến nơi đây trở thành địa điểm ẩm thực độc đáo không tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
-
Đời sống
Những cú lừa "kinh điển" nhất Ngày Cá tháng Tư
10:00' - 01/04/2025
Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày Cá tháng Tư (1/4) là mọi người lại bắt đầu một ngày với sự cảnh giác cao, đầy hoài nghi mỗi khi nghe bạn bè, đồng nghiệp hay người xung quanh nói chuyện gì đó.