“Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể nhân loại
Tối 5/5, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ đón bằng UNESCO ghi danh “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cùng dự có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh thành: Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Gia Lai, Hà Nội và tỉnh Bình Định; đại diện Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) cùng đông đảo người dân và du khách. Trước đó, ngày 7/12/2017, tại Jeju (Hàn Quốc), Hội nghị lần thứ 12 của Ủy ban Liên Chính phủ UNESCO về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể đã chính thức ra Nghị quyết đưa “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng có mặt ở mảnh đất Bình Định kiên trung, quê hương của anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ, để chia sẻ niềm vui với toàn thể cộng đồng thực hành Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ nhân dịp di sản này được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Thủ tướng cho biết, trong thời gian qua, hai chữ Việt Nam luôn được xướng lên tại các hội nghị của tổ chức UNESCO khi một di sản thiên nhiên, một di sản văn hóa hay một di sản ký ức thế giới của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được thế giới vinh danh. Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, hiện hữu với cả một hệ thống các loại di sản văn hoá đa dạng và phong phú trên bản đồ di sản thế giới của Liên hợp quốc.
Thủ tướng chia sẻ, mỗi lần di sản của Việt Nam được thế giới vinh danh, trong mỗi chúng ta lại trào dâng lòng tự tôn dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc với tiền nhân và khao khát tiếp tục vươn lên để sánh kịp với bạn bè năm châu trong phát triển đất nước và gìn giữ bản sắc văn hoá. Với 12 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận, Việt Nam đang đứng thứ 8 trên 177 quốc gia thành viên của Công ước Bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể. Điều này có ý nghĩa rất lớn góp phần vun đắp tinh thần dân tộc, gìn giữ hồn cốt quê hương, trao truyền tri thức và gửi gắm tương lai…
Theo Thủ tướng, UNESCO vinh danh Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (di sản văn hoá phi vật thể thứ 12 của Việt Nam) là vinh danh những người con anh dũng, kiên trung nhưng đậm chất dí dỏm, sáng tạo và yêu thơ ca của mảnh đất miền Trung đầy nắng gió bởi lẽ Bài Chòi là một bộ môn nghệ thuật tổng hợp mang tính sáng tạo và giải trí cao, kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xướng, hội họa và văn học. Xuất phát là một hình thức sinh hoạt giải trí của cộng đồng làng xã, một thú vui tao nhã của người dân miền Trung Việt Nam nhân dịp đầu Xuân, Bài Chòi đã nhanh chóng trở thành một triết lý sống, một tư tưởng gắn kết cộng đồng, nuôi dưỡng lòng vị tha và thúc đẩy tính sáng tạo. "Chơi Bài Chòi là để chia sẻ cảm xúc, tri thức và kinh nghiệm sống. Nghe Bài Chòi là để tu dưỡng sâu hơn về lòng nhân ái, tình yêu quê hương, đất nước. Thưởng thức Bài Chòi là để phê phán thói hư tật xấu, sảng khoái vui cười, phấn đấu cho một cuộc sống tốt đẹp hơn. Ít có loại hình nghệ thuật nào vừa mang tính giải trí sáng tạo cao và lại vừa gắn kết nhân dân lao động như Bài Chòi" - Thủ tướng bày tỏ. Thông qua việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài Chòi, cộng đồng thế giới đã tái xác nhận, khẳng định kho tàng di sản văn hóa phong phú của Việt Nam và trân trọng ghi nhận những đóng góp của Việt Nam vào việc làm giàu hơn nữa kho tàng văn hoá của nhân loại. "Đây chính là thương hiệu quốc gia mà thế giới dành cho chúng ta, qua đó góp phần giới thiệu với bạn bè quốc tế phẩm chất cần cù, sáng tạo và nhân ái của con người miền Trung Việt Nam, góp phần làm cho khu vực này phát triển du lịch mạnh hơn trong tương lai" - Thủ tướng nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Thủ tướng cho rằng "đi cùng với niềm tự hào là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn Nghệ thuật Bài Chòi trước quốc tế vì từ nay di sản này không chỉ của riêng Việt Nam mà đã trở thành tài sản chung của nhân loại". Thủ tướng cho biết, Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đã khẳng định rõ việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc vừa là mục tiêu của phát triển, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là sức mạnh nội sinh quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. "Với tinh thần đó, Chính phủ Việt Nam cam kết cùng các nghệ nhân, nghệ sĩ, cộng đồng thực hành di sản, các cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc và hiệu quả Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy bền vững giá trị di sản “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam”, cũng như các di sản khác mà UNESCO đã công nhận, đảm bảo rằng “cái gì thuộc cộng đồng sẽ trả về cho cộng đồng” và qua đó chia sẻ các bài học thành công với các quốc gia, dân tộc có di sản tương đồng trên thế giới" - Thủ tướng nhấn mạnh. Trích câu hát: “Gió Xuân phảng phất cành tre/Bà con cô bác cùng lắng nghe Bài Chòi”, Thủ tướng mong muốn tiếng ca Bài Chòi được vang lên trong từng gia đình, ngõ xóm của toàn bộ vùng đất miền Trung Việt Nam, để tiếng cười lan tỏa khắp muôn nơi, mang cho chúng ta niềm lạc quan về thế và lực mới của dân tộc Việt Nam. Tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã công bố Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam”.Theo đó, nhiều hoạt động sẽ được triển khai thực hiện như: Tiếp tục nhận diện giá trị, nghiên cứu, kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa di sản; Tạo điều kiện cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy di sản trong cộng đồng; tôn vinh các cá nhân, câu lạc bộ, cộng đồng có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản; Tăng cường các hình thức giáo dục phù hợp trong và ngoài trường học để truyền dạy di sản cho thế hệ trẻ; Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp giới thiệu, quảng bá về giá trị di sản tới công chúng trong và ngoài nước, gắn bảo tồn di sản văn hóa với phát triển du lịch bền vững.
Cũng tại buổi lễ, chương trình nghệ thuật với chủ đề “Âm vang nghệ thuật Bài Chòi” được dàn dựng công phu, quy tụ gần 400 nghệ nhân, nghệ sĩ, ca sĩ của 9 tỉnh có di sản Bài Chòi tham gia trình diễn. Nội dung chương trình nghệ thuật đề cập đến quá trình hình thành và phát triển Bài Chòi; nét văn hóa này đặc sắc của người miền Trung Việt Nam và bảo tồn và phát huy giá trị di sản Bài Chòi. Bài Chòi là môn nghệ thuật đa dạng, kết hợp giữa âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học. Loại hình này có xuất xứ Trung Bộ, phổ biến ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.Những người lưu giữ và thực hành nghệ thuật Bài Chòi được gọi là các anh chị Hiệu. Bài Chòi có hai hình thức là chơi Bài Chòi và trình diễn. Khi chơi Bài Chòi, người tham gia sử dụng các thẻ bài. Trong các buổi trình diễn, anh chị Hiệu biểu diễn trên chiếu cói hoặc di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Họ hát, đối đáp về tình yêu quê hương đất nước, sự gắn kết cộng đồng, những bài học đạo đức./.
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Vinh danh công trình và gói thầu đạt giải thưởng chất lượng cao về xây dựng
13:36' - 24/04/2018
Ngày 24/4 tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng đợt 3/2017 và đợt 2/2018. Tại lễ trao giải lần này có 15 công trình và 8 gói thầu được vinh danh.
-
Đời sống
Vinh danh 47 nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
20:17' - 25/02/2018
Ngày 25/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội thi hát Dân ca Quan họ và Vinh danh 47 nghệ nhân lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
-
Doanh nghiệp
Hà Nội: Lần đầu tiên vinh danh gương thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu
22:08' - 29/01/2018
Thành đoàn Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Tuyên dương “Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu” và “Gương thanh niên Thủ đô khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu” năm 2017 vào ngày 1/2/2018 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
10:18'
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Trung Kiên giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
09:24'
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn ký ban hành Quyết định bổ nhiệm Chủ nhiệm và 4 Phó Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao (sau khi tổ chức lại).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Tập đoàn Standard Chartered
21:54' - 02/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn hỗ trợ Việt Nam xây dựng các Trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp tài chính xanh, hỗ trợ lĩnh vực kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời thép mạ xuất xứ Trung Quốc và Hàn Quốc
21:51' - 02/04/2025
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Belarus: Nhiều dư địa trong hợp tác thương mại
20:55' - 02/04/2025
Trong năm 2025, Việt Nam - Belarus sẽ tiếp tục phát triển FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng kinh tế quý I đạt 7,51%
20:47' - 02/04/2025
Chiều 2/4, UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội quý I và triển khai nhiệm vụ giải pháp quý II năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Gỡ khó cho các dự án của Quảng Ninh cũng là cho cả nước
20:29' - 02/04/2025
Các dự án này gặp nhiều khó khăn vướng mắc về thủ tục cấp phép đầu tư, nguồn nguyên liệu san lấp, quy hoạch chung của các địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo cú hích phát triển kinh tế tư nhân
18:52' - 02/04/2025
Thủ tướng nhấn mạnh, để kinh tế tư nhân phát triển phải đảm bảo quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền tiếp cận bình đẳng với tài nguyên thiên nhiên, tài sản của đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Giảm thuế nhập khẩu ethanol: Cần các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất
18:50' - 02/04/2025
Thị trường xăng sinh học tại Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động nhiều mặt khi giảm thuế nhập khẩu ethanol nên rất cần có các chính sách đồng bộ đi kèm để đạt hiệu quả cao nhất.