Nghị định 08 tác động như nào tới thị trường chứng khoán và bất động sản?
“Trái chủ có chấp thuận phương án gia hạn nợ hoặc hoán đổi tài sản của tổ chức phát hành đưa ra hay không thì quyền lợi của trái chủ vẫn phải được tổ chức phát hành đảm bảo, đây là điểm mà tôi cho rằng đúng với bản chất của quan hệ vay nợ trên thị trường trái phiếu hiện nay”, ông Ngọc nói.
Theo ông Ngọc, nếu các bên có thể đi đến thống nhất được theo một trong các phương án là gia hạn nợ hoặc hoán đổi tài sản thì sẽ giảm đáng kể nguy cơ vỡ nợ trái phiếu của nhiều tổ chức phát hành hiện tại, khi trong thời gian qua nhiều đơn vị đã không thể thanh toán được gốc và lãi đến hạn và trong hạn…
Với thị trường chứng khoán thì sự ra đời của Nghị định 08/2023/NĐ-CP có thể chỉ tác động tích cực trong ngắn hạn, khi nhiều tổ chức phát hành sẽ giảm nguy cơ vỡ nợ trong ngắn hạn, có thể thời gian để cấu trúc tài chính, thanh khoản tài sản khi có thể đàm phán thành công với trái chủ trong thời gian tới. Còn về dài hạn, Nghị định 08/2023/NĐ-CP không phải là giải pháp chính cho quá trình xử lý dứt điểm những vấn đề của thị trường trái phiếu và rộng hơn là bất động sản trong tương lai.
Để thực sự tạo ra được những chuyển biến tích cực thì ở đây sau khi Nghị định 08/2023/NĐ-CP được ban hành, tổ chức phát hành trái phiếu phải thực sự có thiện chí trong việc đàm phán với trái chủ để có được phương án gia hạn nợ hợp lý, hoặc hoán đổi tài sản với giá thị trường, đảm bảo được quyền lợi của trái chủ, qua đó giá trị của Nghị định 08/2023/NĐ-CP mới thực sự đi vào cuộc sống, còn nếu không thì cuối cùng cũng không thể thống nhất được giải pháp nào thì rõ ràng là sẽ không có gì thay đổi so với thực tế hiện tại.
Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA), ông Lê Hoàng Châu cho biết, HoREA cùng cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh và cảm ơn Bộ Tài chính, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP để xây dựng được khuôn khổ pháp lý nhằm xử lý vấn đề trái phiếu doanh nghiệp; trong đó, có trái phiếu doanh nghiệp bất động sản.
Ông Châu cho rằng, Nghị định số 08 vừa tháo gỡ được vướng mắc, khó khăn, vừa xác định lộ trình xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo hướng minh bạch, lành mạnh, an toàn, bền vững và trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa trung hạn, dài hạn quan trọng của nền kinh tế; trong đó có lĩnh vực bất động sản.
Nghị định 08/2023/NĐ-CP là căn cứ pháp luật để doanh nghiệp phát hành trái phiếu thực hiện đàm phán với nhà đầu tư trái phiếu, nhất là nhà đầu tư cá nhân về kéo dài kỳ hạn của trái phiếu trong thời gian tối đa không quá 2 năm, hoặc thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác trên cơ sở thỏa thuận tự nguyện, tuân thủ quy định của pháp luật dân sự và bảo vệ quyền lựa chọn của trái chủ thiểu số, kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận.
Nghị định 08/2023/NĐ-CP quyết định ngưng hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023 đối với 3 quy định gồm: Quy định về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân; quy định về thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành; quy định về kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu.
Theo ông Châu, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp bất động sản đáo hạn trong 2 năm 2023-2024 rất lớn, khoảng 230.000 tỷ đồng; trong đó, năm 2023 khoảng 119.000 tỷ đồng, năm 2024 khoảng 111.000 tỷ đồng, nên Nghị định số 08 sẽ tác động rất tích cực và hiệu quả đến việc xử lý 119.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn trong năm 2023.
Tuy nhiên, việc xử lý trái phiếu đến hạn phải được sự đồng thuận của các trái chủ với doanh nghiệp thông qua đàm phán thỏa thuận nên mất rất nhiều thời gian, mà hiện nay chỉ còn gần 9 tháng để thực hiện Nghị định 08/2023/NĐ-CP.
Do vậy, hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính và Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị định số 08 vào khoảng đầu quý IV/2023 để tiếp tục xây dựng thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh, an toàn và bền vững trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Dù đánh giá Nghị định 08/2023/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng lẻ là tích cực, có thể giải quyết được các vấn đề trước mắt, nhưng ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI) cho rằng,
Nghị định 08 không phải là giải pháp để xử lý dứt điểm được vấn đề của thị trường trái phiếu và những khúc mắc về tình hình tài chính của nhiều tổ chức phát hành lớn; trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản.
Cơ chế để các bên thoả thuận giãn nợ, hoán đổi tài sản chỉ là giảm áp lực hiện tại, nhưng sẽ đẩy áp lực đó về tương lai trong 1-2 năm tới và trong 1-2 năm đó là lúc để các tổ chức phát hành điều chỉnh lại hoạt động, cơ cấu lại tài chính, quy hoạch lại phương án kinh doanh, thanh lý bớt tài sản để có nguồn lực thanh khoản nợ vay trong tương lai. “Hơn ai hết chính các tổ chức phát hành phải tìm ra giải pháp để cứu chính mình”, ông Ngọc nói.
Cùng đó, thị trường bất động sản và trái phiếu cần có những giải pháp thực chất để xử lý được các vấn đề lớn về pháp lý, về khơi thông nguồn vốn, về định hướng phát triển thị trường của Chính phủ. Điều này cần sự tham gia sâu của các bộ, ban, ngành liên quan để minh bạch thị trường, khơi thông các nguồn lực, phát triển đúng hướng. Qua đó, thị trường phát triển lành mạnh, tạo chơ hội gỡ khó cho doanh nghiệp, giúp họ xử lý được thanh khoản chung, giải phóng tài sản theo cơ chế thị trường và có nguồn tài chính để thanh khoản nợ vay cho chủ nợ.
Còn ông Trần Xuân Bách, chuyên gia phân tích và chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho rằng, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 08/2023/NĐ-CP về cơ bản là giống như dự thảo trong tháng 2/2023, vì vậy có thể sẽ không có tác động bất ngờ lên thị trường.
Nghị định 08/2023/NĐ-CP cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu đàm phán với trái chủ để thực hiện giãn nợ, nhưng không quá 2 năm, hoặc thanh toán gốc/lãi bằng tài sản khác.
Ông Bách cho biết, BVSC cũng lưu ý là nghị định chính thức cũng như dự thảo hồi tháng 2/2023 đều theo hướng phải được trái chủ chấp thuận, trong trường hợp trái chủ không chấp thuận thì doanh nghiệp phát hành phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ.
Ngoài ra, Nghị định 08/2023/NĐ-CP còn một số điểm khác như giãn thời gian quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp và quy định xếp hạng tín dụng đến cuối năm 2023. BVSC cho rằng đối với trái phiếu mà ngân hàng nắm giữ nhiều khả năng sẽ vẫn cần một quy định riêng từ Ngân hàng Nhà nước (SBV) để có thể giãn nợ trái phiếu mà không làm "nhảy" nhóm phân loại nợ.BVSC đánh giá đây là thông tin tích cực khi nghị định này tạo ra hành lang pháp lý giúp cho hoạt động đàm phán giãn nợ, hoặc thanh toán gốc/tài sản có thể diễn ra thuận lợi hơn so với trước, từ đó hỗ trợ cho khả năng phục hồi của doanh nghiệp, cũng như phần nào đó giảm nguy cơ nợ xấu lên ngành ngân hàng./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Cổ phiếu bất động sản tăng mạnh sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 08
16:10' - 06/03/2023
Nghị định 08 được kỳ vọng phần nào tháo gỡ phần nào áp lực trái phiếu doanh nghiệp và có tác động tích cực đến thị trường bất động sản, cũng như nhóm cổ phiếu bất động sản.
-
Ý kiến và Bình luận
Anh và EU đạt thỏa thuận mới về Nghị định thư Bắc Ireland
08:54' - 28/02/2023
Ngày 27/2, Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã đạt một thỏa thuận mới về các quy tắc thương mại thời hậu Brexit cho Bắc Ireland với kỳ vọng sẽ giúp cải thiện quan hệ với Liên minh châu Âu (EU).
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương hoàn thiện hai nghị định quan trọng về đất đai và lấn biển
14:37' - 19/02/2023
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, cơ quan quản lý phải đặt mình vào vị trí của doanh nghiệp, người dân, để xây dựng các quy định sát, đúng thực tiễn, khả thi.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội quản lý hộ kinh doanh thông qua chuyển đổi số
21:52' - 16/04/2025
Mục tiêu chính là chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với hộ, cá nhân kinh doanh từ thủ công sang điện tử, dựa trên cơ sở dữ liệu (CSDL).
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất chuẩn bị đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ ngày mai 17/4
21:52' - 16/04/2025
Vietnam Airlines thông báo sẽ khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên của nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất vào ngày mai (17/4).
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyến tàu thương mại đầu tiên chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 tại Hải Phòng
21:48' - 16/04/2025
Chuyến tàu thương mại đầu tiên mang tên MSC MAKALU III, thuộc tuyến dịch vụ Orchid của hãng tàu MSC đã chính thức cập bến tại cầu cảng số 3,4 của Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng (HTIT).
-
Kinh tế Việt Nam
Ký các Hiệp định vay và viện trợ cho các dự án vay vốn WB và ADB
20:53' - 16/04/2025
Tổng giá trị các khoản vay và viện trợ được ký kết gần 400 triệu USD cho các dự án.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
20:43' - 16/04/2025
Mục tiêu cụ thể là cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 10,0%/năm trong giai đoạn 2026 - 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Ngân hàng ADB Scott Morris
20:10' - 16/04/2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ADB hỗ trợ Việt Nam thực hiện các dự án hạ tầng quy mô lớn có tính chất xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái.
-
Kinh tế Việt Nam
Khánh thành đập SABO đầu tiên tại Việt Nam
19:14' - 16/04/2025
Công trình đập SABO phòng, chống lũ bùn, đá tại lưu vực suối Nậm Păm, huyện Mường La, tỉnh Sơn La mang tính thí điểm được thiết kế, xây dựng theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định xuất khẩu tổ yến thô và tổ yến sạch sang Trung Quốc
18:05' - 16/04/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ chịu trách nhiệm kiểm dịch, kiểm tra, giám sát an toàn và sức khỏe đối với tổ yến thô và tổ yến sạch xuất khẩu sang Trung Quốc và cấp chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Hơn 50 startup trong nước và quốc tế tham gia Triển lãm tăng trưởng xanh
17:57' - 16/04/2025
Triển lãm quy tụ hơn 50 startup trong nước và quốc tế cùng các tổ chức uy tín hàng đầu trong lĩnh vực chuyển đổi xanh và phát triển bền vững trên thế giới.