Nghịch lý cuộc trưng cầu ý dân ở Italy (Phần II)
Canh bạc sai thời điểm
Nghịch lý ở đây là cuộc trưng cầu ý dân nhằm mang lại ổn định cho chính phủ của đất nước Italy hay thay đổi này (từ tháng 2/2008 tới nay trải qua 4 đời thủ tướng) lại có thể đẩy họ vào một cuộc khủng hoảng mới.
Canh bạc của ông Renzi thất bại đẩy nền kinh tế lớn thứ ba Eurozone đối mặt với một cuộc khủng hoảng chính trị, qua đó có thể ảnh hưởng đến đà tăng trưởng mong manh. Đây không phải là lần đầu tiên Italy rơi vào khủng hoảng chính trị. Năm 2011, việc Thủ tướng Silvio Berlusconi từ chức đã gây nên một tình huống tương tự, cho đến khi một thủ tướng mới được chỉ định vài ngày sau là ông Mario Monti.
Ngày 11/12 Tổng thống Mattarella đã chỉ định Ngoại trưởng Paolo Gentiloni làm Thủ tướng mới thay ông Renzi. Ông Gentiloni sẽ bắt đầu tham vấn với các chính đảng nhằm thành lập chính phủ kế tiếp cho Italy trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra ngày 15/12. Nếu ông Gentiloni vẫn không huy động được sự ủng hộ của các chính đảng để thành lập một chính phủ mới, Tổng thống Mattarella lúc đó có thể phải chỉ định một nhân vật khác để thay thế.
Theo lịch trình, Italy sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào đầu năm 2018. Dù các đảng đối lập đang gây sức ép đòi tổ chức bầu cử sớm, song giới phân tích cho rằng bầu cử trước thời hạn ít có khả năng xảy ra, chủ yếu là vì luật bầu cử mới vẫn cần phải được Tòa án Hiến pháp thông qua. Thực tế, để ban hành được luật bầu cử mới có thể phải mất nhiều thời gian và đòi hỏi phải có sự thỏa hiệp chính trị.
Quyết định từ chức nhanh của ông Renzi cùng những phản ứng khá bình tĩnh của các thị trường quốc tế sau cuộc trưng cầu ý dân, cho thấy hậu quả trước mắt là không đến mức nghiêm trọng như những cảnh báo. Tuy nhiên, những rắc rối về chính trị và tài chính của Italy dự kiến sẽ kéo dài cũng như có nguy cơ đe dọa Eurozone.
Không giống cuộc trưng cầu ý dân ở Anh mà kết quả là ủng hộ Brexit, các vấn đề rắc rối trong cuộc bỏ phiếu ở Italy dường như không có mối liên hệ trực tiếp đến EU. Song cuộc trưng cầu ý dân này đã làm dấy lên những câu hỏi về tương lai của Eurozone và gia tăng sự quan ngại ở Italy về những gì sẽ xảy ra sau cuộc tổng tuyển cử kế tiếp.
Hai đảng đối lập chủ chốt vốn phản đối kế hoạch cải cách của ông Renzi - đảng Phong trào 5 Sao có quan điểm kháng chính thống và đảng Liên đoàn phương Bắc (LN) có quan điểm chống nhập cư - hy vọng sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về tư cách thành viên của Italy trong Eurozone.
Nếu một trong hai đảng trên, hoặc một lực lượng khác có quan điểm hoài nghi về đồng euro, tìm cách nắm giữ được quyền lực trong cuộc tổng tuyển cử kế tiếp và tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về đồng euro, cử tri Italy có thể sẽ lựa chọn việc rút khỏi Eurozone.
Nhưng trên thực tế, một cuộc bỏ phiếu như vậy là không cần thiết, bởi vì chỉ cần mới công bố tiến hành trưng cầu ý dân về vấn đề này cũng đã có thể làm nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi các ngân hàng ở Nam Âu, dẫn đến sự sụp đổ của Eurozone. Mặc dù kịch bản đó ít có khả năng xảy ra, nhưng nó vẫn không thể bị loại trừ.
Mắt xích ngân hàng
Cho dù có xoa dịu được nguy cơ phải tổ chức bầu cử sớm, song một chính phủ mới sẽ chưa giải quyết được các vấn đề của Italy. Tăng trưởng thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao và sự hoài nghi của người dân đối các thể chế truyền thống ở Italy có thể dẫn đến sự trỗi dậy của các phong trào phản đối cũng như chủ nghĩa dân túy.
Bất ổn chính trị sẽ tác động mạnh đối với hệ thống ngân hàng của Italy vốn đang phải chật vật thoát khỏi gánh nặng nợ xấu khoảng 360 tỷ euro.
Nếu các cử tri Italy nói “Có” với cải cách hiến pháp trong cuộc trưng cầu ý dân vừa qua, hệ thống chính trị sẽ bắt đầu cải tổ và Chính phủ có nhiều quyền hạn cũng như linh hoạt hơn trong việc hỗ trợ các ngân hàng. Nhưng kết quả “Không” của cuộc trưng cầu ý dân khiến cải cách hiến pháp bị trì hoãn và sự rườm rà trong các quy trình pháp lý vẫn tiếp tục tồn tại, cản trở đáng kể việc thông qua các điều luật mới.
Trên thực tế, các ngân hàng sẽ phải tìm kiếm và huy động vốn ở bên ngoài để giải quyết nợ xấu - điều không hề dễ dàng trong bối cảnh hiện nay. Giới chức châu Âu đã tìm cách tránh để các ngân hàng khu vực phải cạnh tranh với nhau theo kiểu “một mất một còn”.
Đầu năm nay Thủ tướng Renzi đã đạt được một thỏa thuận với Ủy ban châu Âu (EC) về cách giải quyết nợ xấu, trong đó có một kế hoạch đảm bảo được nhà nước hậu thuẫn, đồng thời cho phép các nhà đầu tư tư nhân mua lại nợ xấu. Việc người dân Italy nói “Không” với kế hoạch cải cách hiến pháp có thể khiến nhà đầu tư lùi bước trong việc tham gia quá trình tái cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại đang gặp khó khăn, khiến thị trường mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng và rất có thể sẽ châm ngòi cho sự sụp đổ của một loạt ngân hàng.
Nguy cơ phá sản dường như đang hiện hữu với Monte dei Paschi di Siena, ngân hàng lớn thứ 3 của Italy và là một trong những ngân hàng lâu đời nhất thế giới sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bác bỏ yêu cầu gia hạn thời gian thêm 20 ngày để thu hút vốn của ngân hàng này. Theo ECB, ngân hàng này phải nỗ lực thu hút thêm khoảng ít nhất 4 tỷ euro trên thị trường để tránh nguy cơ phá sản.
Trừ phi Italy có thể thực hiện được những cải cách cơ cấu, các công ty tư nhân lúc đó mới sẵn sàng bơm vốn để hỗ trợ các ngân hàng của Italy. Bên cạnh đó, nếu Italy buộc phải tiến hành cứu trợ các ngân hàng bằng năng lực tự có, điều đó có thể khiến nước này phải đương đầu với EU, đặc biệt là với Đức.
Rome khi đó sẽ phải lựa chọn giữa một bên là cứu các ngân hàng của mình bằng cách dựa vào các nhà đầu tư nhằm tuân thủ các quy định của EU, hoặc đi chệch hướng với các quy định của Brussells, dẫn đến nguy cơ hủy hoại tính đáng tin cậy của toàn bộ hệ thống.
Mặc dù vậy, cú sốc về niềm tin trong ngắn hạn không thể gây nên một cuộc khủng hoảng nợ. Gánh nặng nợ xấu 360 tỷ euro của hệ thống ngân hàng Italy đang rất cần tái cấp vốn, nhưng chương trình mua trái phiếu của ECB sẽ là công cụ có thể ngăn chặn tình trạng bán tháo các khoản nợ của Italy. Kể từ khi chương trình nới lỏng định lượng được ECB triển khai, thị trường trái phiếu của Italy đã trở nên ít nhạy cảm hơn trước những sức ép về chính trị và kinh tế.
Ngoài ra, trong trường hợp sức ép nợ công lại tăng lên, ECB có thể sẽ tái kích hoạt chương trình "Giao dịch tiền tệ công khai" (OMT) để kìm lãi suất trái phiếu Italy ở mức thấp và đảm bảo duy trì sự tiếp cận với thị trường Italy.
Quay lại phần I
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng hỗ trợ các ngân hàng Italy
13:23' - 15/12/2016
Ngày 14/12, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Jean-Claude Juncker, cho biết các “rắc rối” ngân hàng của Italy có thể được giải quyết và Liên minh châu Âu (EU) sẽ làm tất cả để trợ giúp nước này.
-
Kinh tế Thế giới
EC sẵn sàng thảo luận với Italy về một số giải pháp cho ngành ngân hàng
19:39' - 13/12/2016
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cho biết EC đã sẵn sàng cho việc thảo luận với Italy về một số lựa chọn để giải quyết các vấn đề của lĩnh vực ngân hàng của nước này.
-
Ngân hàng
Ngân hàng lớn thứ ba Italy đối mặt với nguy cơ phá sản
09:11' - 12/12/2016
Hiện ngân hàng Monte dei Paschi di Siena (BMPS), ngân hàng lớn thứ 3 của Italy đang phải nỗ lực thu hút thêm khoảng ít nhất 4 tỷ euro trên thị trường để tránh nguy cơ phá sản.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Italy Matteo Renzi chính thức từ chức
08:53' - 08/12/2016
Theo một tuyên bố từ Phủ Tổng thống Italy, vào tối 7/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Matteo Renzi đã chính thức đệ đơn từ chức lên Tổng thống Sergio Mattarella.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo rủi ro của một thế giới phân mảnh
18:09'
Nền kinh tế thế giới đang có dấu hiệu phân mảnh – xu hướng rủi ro lớn nhất đối với thị trường hiện nay, khi kéo theo tăng trưởng thấp và lạm phát cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm
17:48'
Lượng dầu thô dự trữ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong gần ba năm vào tháng 3/2025. Điều này cho thấy nhu cầu đang tăng trưởng chậm hơn tốc độ xử lý của các nhà máy lọc dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Giới chuyên gia: Thuế quan mới có thể đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái trong mùa Hè 2025
17:29'
Tác động kinh tế từ các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ sớm hiện rõ với người dân Mỹ và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế ngay trong mùa Hè năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng của “thương hiệu Mỹ” sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Trump
15:07'
Trong 100 ngày đầu nắm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thị trường đã trải qua những biến động mạnh, khiến một số nhà đầu tư rời bỏ tài sản Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro
14:02'
Công ty xếp hạng tín nhiệm toàn cầu Standard & Poor's (S&P) cảnh báo xếp hạng tín nhiệm AAA của Australia có thể gặp rủi ro, vì hàng tỷ USD cam kết bầu cử từ 2 đảng chính.
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05'
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50'
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43'
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.