Nghịch lý khan hiếm đá xây dựng ở nơi “mở mắt thấy đá”
Là một tỉnh miền núi “mở mắt thấy đá” nhưng điều nghịch lý là Cao Bằng lại đang rơi vào tình trạng khan hiếm đá để làm vật liệu xây dựng. Giá đá xây dựng tại đây cao hơn cả nhiều tỉnh trung du và nhiều công trình xây dựng cơ bản không thể hoàn thành đúng tiến độ vì thiếu vật liệu.
* Chở đá về núi
Cao Bằng nằm trong nhóm các tỉnh có tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp nhất cả nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng của việc giải ngân thấp là do thiếu đất, đá làm vật liệu xây dựng. Ông Hoàng Mạnh Ngọc - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng cho biết: Hiện nay, rất nhiều công trình mục tiêu quốc gia triển khai tại địa phương bị thiếu vật liệu xây dựng cát, sỏi, đá. Rất nhiều nhà thầu đang gặp phải tình trạng này. Vì thiếu đá, công ty phải mua đá từ huyện khác, thậm chí từ tỉnh khác, chở đi trên quãng đường dài hàng chục, thậm chí cả trăm km để phục vụ công trình. Cụ thể là công trình ở xã Thành Công, Mai Long huyện Nguyên Bình nhưng phải đi tận mỏ Suối Viền ở thành phố Bắc Kạn - xa hơn 100 km để mua đá. Cước phí chuyên chở mỗi m3 đá bị đội lên tới 200 nghìn đồng. Những công trình lớn dùng nhiều đá thì thiệt hại lên tới cả tỷ đồng. Để giải quyết tình trạng này, ông Ngọc kiến nghị tỉnh điều chỉnh hoặc xin Trung ương cơ chế đặc thù để giải quyết nguồn vật liệu cho những công trình đặc biệt phục vụ phòng chống bão lụt, công trình trọng điểm quốc gia. Thêm một nghịch lý khác đang xảy ta tại địa phương là theo quy định hiện hành, các công trình phải bóc thải, thừa đất đá thì không được mang bán hoặc đưa đi phục vụ công trình khác mà phải mang đi đổ. Tuy nhiên, muốn đổ đất cũng vô cùng phức tạp, phải có đánh giá tác động môi trường và rất nhiều quy trình phức tạp. Trong khi đó, một công trình liền kề bên cạnh thiếu đất, đá để bù nền nhưng lại phải làm thủ tục xin cấp quyền khai thác đất, đá để sử dụng. Quy trình này tốn rất nhiều thời gian và kinh phí và như vậy, người thừa đất muốn đổ đi cũng khó mà người thiếu đất muốn mua cũng không được. * Khó như xin cấp mỏ đáMột nguyên quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm đá xây dựng ở tỉnh Cao Bằng hiện nay là quy trình cấp mỏ khai thác đá hết sức khó khăn ngặt nghèo. Một doanh nghiệp khai thác đá chia sẻ, hiện thủ tục cấp phép khai thác mỏ đá phải qua 5 cơ quan phê duyệt, nhanh nhất cũng mất 2 năm. Có đơn vị làm thủ tục xin cấp phép từ năm 2019, đến nay đã 5 năm rồi những vẫn chưa được cấp phép.Có quá nhiều loại thủ tục cần phải thực hiện khiến cho nhiều doanh nghiệp nản chí, không muốn tiếp tục theo đuổi. Đối với thủ tục nâng công suất khai thác mỏ cũng rất khó khăn, gần như phải làm mới. Vì thủ tục khó khăn nên một số huyện không có mỏ hoặc công suất mỏ quá ít, không đủ phục vụ nhu cầu xây dựng cơ bản - doanh nghiệp phản ánh. Hiện nay, vào cuối năm các công trình xây dựng đang đẩy nhanh tiến độ nhưng nhiều mỏ đã hết hạn mức khai thác của năm, phải đóng cửa chờ năm sau mới được khai thác tiếp. Việc này khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, công nhân phải nghỉ việc. Nhiều công nhân lành nghề, có chứng chỉ nổ mìn phá đá nhưng phải nghỉ việc, đi tìm việc khác. Đến năm sau, khi chủ doanh nghiệp khai thác trở lại thì rất khó tìm công nhân lành nghề. Doanh nghiệp lại phải cử người đi đào tạo lại, vừa mất thời gian, mất tiền mà hiệu quả không cao. Mặt khác, doanh nghiệp lại mấy thêm chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa lại máy móc, lán trại sau thời gian ngừng hoạt động. Mới đây, một doanh nghiệp khai thác mỏ đá Cốc Bây, ở xóm Lũng Quang, thị trấn Thông Nông huyện Hà Quảng vì thiếu hiểu biết, khai thác quá hạn mức mà bị phạt số tiền lên đến 1,4 tỷ đồng. Khi đó, mỏ đã hết hạn mức khai thác của năm, nhưng do tiến độ giải ngân quá gấp, lãnh đạo huyện đã đến động viên đơn vị cố gắng khai thác để cung ứng đủ vật liệu cho công trình quan trọng của địa phương. Vì vậy, doanh nghiệp đã cố gắng khai thác thêm và vượt hạn mức. Kết quả là số tiền bị phạt cao gấp mấy lần số tiền lãi từ khai thác đá - chủ mỏ đá chia sẻ. Cùng đó, một “rào cản” khác cũng đang khiến cho nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư mỏ lớn là do số tiền phải nộp khá lớn để được cấp quyền khai thác khoáng sản. Số tiền này nếu quá 50 tỷ đồng thì mới được nộp theo giai đoạn (chia thành nhiều lần) còn nếu nhỏ hơn 50 tỷ thì sẽ phải trả một lần. Đây là một áp lực tài chính lớn khiến nhiều doanh nghiệp phải chùn chân. Ngoài ra, mặc dù doanh nghiệp đã nộp đủ các loại thuế, phí cho Nhà nước nhưng vẫn phải tự tìm kiếm địa điểm khai thác, tự thỏa thuận với dân để giải phóng mặt bằng, tự đền bù cho dân. Như vậy, nhà đầu tư phải trả tiền hai lần cho một khu vực khai thác mỏ. Không ít nhà đầu tư còn gặp tình trạng người dân “hét giá”, nâng giá lên cao.* Làm tốt quy hoạch mỏ đáÔng Chu Đức Quang - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cao Bằng cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm đá xây dựng tại đại phương; trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất là do khâu quy hoạch và cấp phép khai thác mỏ của tỉnh còn yếu kém. Các mỏ của tỉnh hầu hết là những mỏ nhỏ, thời hạn khai thác ngắn, hoạt động kém hiệu quả. Nhiều mỏ vướng phải quy định bảo vệ rừng, vướng quy hoạch Công viên địa chất toàn cầu. Để giải quyết tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, Sở tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh cho phép các doanh nghiệp trong quá trình thi công nếu có phát sinh khối lượng đất đá (vật liệu xây dựng thông thường) thì sẽ cấp giấy đăng ký vị trí, khu vực, khối lượng, kế hoạch, thiết bị khai thác để phục vụ cho công trình; xin chủ trương cho phép mỏ cát, mỏ sắt được khai thác đất, đá thải của mỏ (khoáng sản đi kèm) để bán làm vật liệu xây dựng. Nhưng về lâu dài, tỉnh cần khẩn trương quy hoạch các mỏ lớn, thời hạn khai thác lâu dài (tối đa 30 năm) để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Tỉnh Cao Bằng có rất nhiều khu vực núi đá, khi mở đường giao thông tốn rất nhiều kinh phí để phá đá mở đường. Nếu quy hoạch tốt, tỉnh vừa có chỗ cho doanh nghiệp khai thác đá, kết thúc khai thác sẽ có mặt bằng thuận lợi để làm đường giao thông tránh các đèo dốc cao, hoặc có mặt bằng cho các khu công nghiệp, khu dân cư, lợi cả đôi đường. Thậm chí, trong tương lai xa, tỉnh có thể tính tới việc khai thác đá cung cấp cho các địa phương khác, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân và doanh nghiệp.Tin liên quan
-
Đời sống
Cao Bằng: Nguy cơ mất trường vì sạt lở
08:28' - 26/09/2024
Đã 16 ngày sau cơn bão số 3, xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vẫn còn rất nhiều khó khăn cần khắc phục, trong đó, Trường tiểu học Ca Thành đang có nguy cơ mất trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Cao Bằng đã khôi phục lại hệ thống giao thông, vận tải
10:49' - 16/09/2024
Sau nhiều nỗ lực giải tỏa các điểm tắc nghẽn, đến nay, hệ thống đường giao thông của tỉnh Cao Bằng đi các huyện và từ huyện đến các xã đã được khơi thông, đảm bảo cho việc đi lại của nhân dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của 4 doanh nghiệp
22:31' - 03/12/2024
Bộ Công Thương cho biết, do không hoạt động kinh doanh rượu trong 12 tháng liên tiếp nên có 4 doanh nghiệp phân phối rượu vừa bị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại lần thứ X: Viết nên câu chuyện Việt Nam trong kỷ nguyên mới
22:19' - 03/12/2024
Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về Thông tin đối ngoại là sự kiện quan trọng, một diễn đàn đầy ý nghĩa nhằm tôn vinh những đóng góp xuất sắc của các cá nhân, tập thể trong công tác thông tin đối ngoại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tại Phiên họp thứ nhất
21:56' - 03/12/2024
Ban Chỉ đạo về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa ra Thông báo Kết luận của Ban Chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.
-
Kinh tế Việt Nam
Điện hạt nhân cần phải tính đến trong dài hạn và là tất yếu
21:10' - 03/12/2024
Điện hạt nhân cần phải tính đến trong dài hạn và là tất yếu, không có cách nào khác. Chủ trương phát triển điện hạt nhân này cần xem xét một cách mạnh mẽ, khẩn trương và quyết liệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc
19:04' - 03/12/2024
Tọa đàm, giới thiệu môi trường đầu tư tỉnh Lạng Sơn đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư Quảng Tây và nhiều địa phương khác của Trung Quốc đã diễn ra chiều 3/12.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài tại các địa phương mới đạt hơn 30%
18:49' - 03/12/2024
Chiều 3/12, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức Hội nghị trực tuyến với 53 địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 11 tháng và các biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất thông tin giữa Việt Nam và Cuba
18:19' - 03/12/2024
Chiều 3/12, Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Tuấn Hùng đã làm việc với Đoàn đại biểu Báo Granma, do ông Oscar Alberto Sanchez Serra, Phó Tổng Biên tập, làm Trưởng đoàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chủ trương nâng cấp Quốc lộ 1A
17:27' - 03/12/2024
UBND thành phố Hà Nội vừa đề xuất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến hết địa phận huyện Gia Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
15:40' - 03/12/2024
Trước diễn biến phức tạp của bệnh truyền nhiễm việc việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ là hết sức cấp thiết để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.