Ngoại giao kinh tế - đòn bẩy đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm đến toàn cầu
Qua đó, góp phần quan trọng cho sự phát triển của Thành phố với tư cách đầu tàu kinh tế của cả nước.
Ngoại giao kinh tế phục vụ đắc lực cho sự phát triển
Là đô thị lớn của cả nước có độ mở cao về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nguồn nhân lực chất lượng cao và giao lưu quốc tế, Tp Hồ Chí Minh luôn là địa phương tiên phong trong việc triển khai chiến lược đối ngoại cấp quốc gia và không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác ngoại giao kinh tế.
Đồng thời, thực hiện hiệu quả định hướng lớn về ngoại giao kinh tế theo tinh thần của Đại hội lần thứ XIII của Đảng; Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030 và Chương trình Hành động của Chính phủ “xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm trung tâm”.
Sau COVID-19, cùng với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân Thành phố, công tác ngoại giao kinh tế được triển khai mạnh mẽ, trọng điểm nhằm tận dụng mọi nguồn lực bên ngoài phục vụ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế địa phương.
Hằng năm, Thành phố tổ chức 15 - 20 đoàn lãnh đạo đi công tác nước ngoài với chương trình hoạt động đa dạng, lồng ghép các nội dung kêu gọi đầu tư, thúc đẩy hợp tác văn hóa, giao lưu nhân dân, trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đô thị, đổi mới sáng tạo…
Từ đó, góp phần đẩy mạnh mở cửa giao thương và thu hút đầu tư trở lại trong giai đoạn sau COVID-19, giúp Thành phố đạt được tốc độ tăng trưởng GRDP từ -6,78% (năm 2021) lên đến 9,03% (năm 2022) và tiếp tục ổn định những năm tiếp sau.
Thành phố chủ động đề xuất các sáng kiến và lần đầu tổ chức các mô hình hợp tác ngoại giao kinh tế. Là địa phương đầu tiên phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) triển khai mô hình Nhóm Công tác chung Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng Thế giới (HWG) nhằm xác định những hoạt động, dự án hợp tác ưu tiên và phối hợp huy động nguồn lực cho mục tiêu phát triển; đẩy mạnh hợp tác với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nâng tầm Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (HEF); đặc biệt là phối hợp khai trương Trung tâm Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (C4IR)…
Bên cạnh đó, ngoại giao kinh tế đã tạo không khí đối thoại, tăng cường trao đổi thông tin và tin tưởng giữa Thành phố với các đối tác nước ngoài trong tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội và đối ngoại. Điển hình, Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức 3 buổi làm việc với chủ đầu tư các dự án, nhà thầu và đơn vị liên quan phía Nhật Bản, Việt Nam tháo gỡ vướng mắc của một số dự án hợp tác kinh tế, góp phần đưa Dự án Metro số 1 đi vào vận hành theo đúng cao kết.
Theo bà Nguyễn Cẩm Tú, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, ngoại giao kinh tế là một trụ cột chiến lược trong việc phát triển du lịch của Thành phố. Với vai trò trung tâm kinh tế và văn hóa, Thành phố đã và đang tận dụng các kênh ngoại giao để quảng bá hình ảnh điểm đến, thu hút đầu tư và phát triển thị trường du lịch trong và ngoài nước. Thực tế cho thấy, ngoại giao kinh tế không chỉ là chìa khóa huy động nguồn lực mà còn là đòn bẩy đưa Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một điểm đến toàn cầu, không chỉ là trung tâm du lịch mà còn là biểu tượng sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nêu rõ, 5 năm qua, ngoại giao kinh tế đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc mở đường cho hợp tác quốc tế, thu hút nguồn ngoại lực và đầu tư nước ngoài; đồng thời khơi dậy nội lực quốc gia để tăng cường tính tự chủ của nền kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh nhận thức rõ ngoại giao kinh tế không chỉ là công cụ hỗ trợ liên kết vùng mà còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững.
Nhiệm vụ không của riêng ai
Từ thực tiễn của Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, ngoại giao kinh tế đã khẳng định vai trò tiên phong trong việc mở ra các cơ hội hợp tác quốc tế, huy động các nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển bền vững của Thành phố và đất nước. Đây không chỉ là công cụ xúc tiến thương mại và đầu tư mà còn là chìa khóa giúp Thành phố mở ra cơ hội hợp tác bền vững với các đối tác trên toàn cầu ở nhiều lĩnh vực, từ thu hút vốn đầu tư, công nghệ, du lịch cho đến tri thức, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời khẳng định vị thế của một điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư quốc tế.
Bên cạnh việc thúc đẩy thu hút nguồn ngoại lực quốc tế, đầu tư nước ngoài để phát triển, ngoại giao kinh tế cũng góp phần khơi dậy, củng cố nguồn nội lực từ bên trong quốc gia, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế nước nhà nhằm triển khai các định hướng, mục tiêu phát triển chiến lược của Thành phố và đất nước.
Ông Lê Trường Duy, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thời gian tới, phát huy những kết quả đạt được, Thành phố tiếp tục tiên phong trong công tác ngoại giao kinh tế với những nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể.
Trong đó, đáng chú ý là xác định chủ thể tham gia ngoại giao kinh tế là chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, chuyên gia và người dân. Thành phố tiên phong ở cấp độ địa phương kiến nghị thành lập Ban Chỉ đạo Ngoại giao Kinh tế cấp Thành phố để phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Ngoại giao Kinh tế của Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài trong triển khai các hoạt động ngoại giao phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và bền vững…
Thời gian tới, Thành phố sẽ tập trung triển khai các sáng kiến ngoại giao kinh tế mới theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Cụ thể trong các lĩnh vực chuyển đổi kép, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, nghiên cứu và phát triển công nghệ; đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy chuyển đổi Thành phố trở thành trung tâm nghiên cứu và đổi mới sáng tạo.
Đồng thời, Thành phố thí điểm các cách thức triển khai mới như: Hình thành cộng đồng doanh nghiệp “sếu đầu đàn” đồng hành cùng ngoại giao kinh tế, sẵn sàng tiên phong gợi mở, dẫn dắt Thành phố trong các thị trường mới, hợp tác và đối ứng với các cộng đồng doanh nghiệp tương tự tại các quốc gia, thị trường chiến lược của Thành phố. Cùng với đó, thúc đẩy và triển khai ngoại giao tập đoàn, thiết lập các cơ chế theo dõi, khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương, đa phương có định hướng, trọng tâm cụ thể với các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Thành phố…
Sự nỗ lực quyết tâm của ngành ngoại giao, chung tay của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân là những yếu tố đảm bảo cho Thành phố Hồ Chí Minh thời gian tới tiếp tục phát huy vai trò tiên phong triển khai hiệu quả công tác ngoại giao kinh tế. Đồng thời, phát huy lợi thế là trung tâm kinh tế, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong thu hút các nguồn lực quốc tế phục vụ nhiệm vụ phát triển bền vững, từ đó tạo ra đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố mang tên Bác.
Tin liên quan
-
Đời sống
Countdown 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh: Lễ hội chào đón năm mới sôi động và ấn tượng
14:10' - 31/12/2024
Năm 2025 đang đến gần và thành phố Hồ Chí Minh đã chuẩn bị sẵn sàng cho một mùa lễ hội đặc biệt chào đón năm mới Tết Dương lịch với sự kiện “City Tết Fest – Thủ Đức năm 2025”.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai thống nhất phương án làm cầu Cát Lái kết nối với Tp. Hồ Chí Minh
20:24' - 30/12/2024
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai làm việc với các đơn vị liên quan về phương án xây cầu hoặc hầm Cát Lái vượt sông kết nối với Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Vì sao tăng trưởng tín dụng tại Tp. Hồ Chí Minh thấp?
17:08' - 30/12/2024
So với bình quân chung cả nước và vị thế của một “đầu tàu kinh tế”, thì sức hấp thụ vốn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh năm 2024 lại có phần khiêm tốn hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh phấn đấu thu hút 100 dự án FDI trong năm 2025
21:27' - 02/01/2025
Các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cần tăng cường xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, triển khai thực hiện hiệu quả biện pháp quản lý sau đầu tư.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương xây dựng lộ trình chuyển đổi sang phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh
19:34' - 02/01/2025
Chiều 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ ngành, nghe báo cáo về Đề xuất chính sách khuyến khích sản xuất và sử dụng xe điện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Khẩn trương phát triển nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân
18:28' - 02/01/2025
Ngày 2/1 tại Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Động lực để GRDP Ninh Thuận tăng trưởng từ 13-14%
17:51' - 02/01/2025
Ninh Thuận dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 13 - 14% để đạt mục tiêu tăng trưởng cho cả giai đoạn 2021-2025 như chỉ tiêu đề ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Tinh gọn bộ máy: Đà Nẵng ban hành kế hoạch hợp nhất 10 Sở
17:49' - 02/01/2025
Theo Kế hoạch, thành phố Đà Nẵng sẽ sáp nhập 10 Sở.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính thức chứng nhận cho xe mô tô, xe gắn máy cải tạo
16:34' - 02/01/2025
Chứng nhận cho xe mô tô, xe gắn máy cải tạo là nội dung mới được quy định chi tiết tại Thông tư số 47/2024/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ngày 15/11/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo
16:31' - 02/01/2025
Hội nghị triển khai chương trình cho vay liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ lúa gạo theo Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã diễn ra tại Trà Vinh ngày 2/1.
-
Kinh tế Việt Nam
Bến Tre đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 5,7%
16:13' - 02/01/2025
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, năm 2025, tỉnh duy trì và thúc đẩy mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 1,85 tỷ USD, tăng 5,71% so với năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Đại sứ Marc E. Knapper: Tiến triển mạnh mẽ trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ
13:04' - 02/01/2025
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc E. Knapper đã chia sẻ với phóng viên TTXVN về những bước tiến đáng kể trong quan hệ song phương sau một năm hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.