Ngoại trưởng Nga: EU thiệt hại hơn 100 tỷ euro vì trừng phạt
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ El Pais của Tây Ban Nha đăng tải ngày 5/11, Ngoại trưởng Lavrov nhấn mạnh thực trạng quan hệ Nga-EU hiện nay không thể coi là "bình thường".
Ông Lavrov cáo buộc các quan chức quan liêu của Brussels do thiển cận đã theo "chỉ thị" trực tiếp từ Mỹ đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga và "đóng băng" phần lớn các cơ chế đối thoại hợp tác thực tế vốn rất hiệu quả.
Theo nhà ngoại giao Nga, các biện pháp trừng phạt Nga gây thiệt hại hơn 100 tỷ euro cho EU, trong khi Mỹ không bị thiệt hại gì.
Do đó, đã đến lúc các chính trị gia châu Âu cần hiểu rằng những hành động đơn phương nói trên không có lợi cho Nga lẫn EU.
Theo Ngoại trưởng Lavrov, Moskva đã nhiều lần khẳng định sẵn sàng dỡ bỏ các biện pháp trả đũa, tuy nhiên EU phải có hành động tương tự trước.
Đề cập đến quan hệ với phương Tây nói chung, ông Lavrov khẳng định Nga luôn sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng với phương Tây, xây dựng mối quan hệ dựa trên những nguyên tắc luật pháp quốc tế, tôn trọng và chú ý đến lợi ích của nhau.
Ngoại trưởng Lavrov cũng cho rằng nguyên nhân chính khiến Nga và phương Tây bất đồng do một số quốc gia bằng mọi giá duy trì vị thế lãnh đạo của mình trên trường quốc tế, tiếp tục áp đặt "ý chí chính trị" của mình cho các nước khác, cũng như "giải quyết những vấn đề ích kỷ của mình" gây phương hại cho các thành viên cộng đồng quốc tế khác.
Theo ông, tâm lý này đang rất mạnh trong giới quyền uy chính trị ở Washington, nơi vẫn ngoan cố từ chối thừa nhận những thực tế khách quan của trật tự thế giới đa trung tâm đang hình thành, luôn coi Mỹ là bá quyền lãnh đạo, tất cả các nước còn lại phải làm theo “sắc lệnh” của Washington.
Theo Ngoại trưởng Nga, thế lực này cũng coi chính sách đối ngoại độc lập, lập trường tự chủ về những vấn đề then chốt thời đại là mối đe dọa đối với sự thống trị của Mỹ nói riêng và thế giới phương Tây nói chung.
Do đó, Ngoại trưởng Nga cho rằng phương Tây làm đủ mọi cách để chống phá, từ áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương, tăng cường hoạt động quân sự sát biên giới Nga, đến chiến dịch thông tin quy mô lớn chưa từng có tiền lệ.
Mối quan hệ giữa Nga và phương Tây rơi vào vòng xoáy khủng hoảng kể từ năm 2014 sau khi xảy ra các sự kiện tại Ukraine dẫn đến việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea.
Phương Tây cáo buộc Nga ủng hộ lực lượng đòi độc lập ở miền Đông và sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea nên áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt đối với Nga.
Moskva cũng đã áp đặt nhiều biện pháp trả đũa khiến các doanh nghiệp châu Âu bị thiệt hại nặng. Thời gian gần đây, ngày càng nhiều quốc gia thành viên EU lên tiếng kêu gọi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU "bóng gió"" khả năng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga
08:22' - 15/09/2018
Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga chỉ được đưa ra thảo luận cho đến khi có một "thỏa thuận ngừng bắn thực sự" được thực hiện tại Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ lên kế hoạch trừng phạt Nga nặng hơn
11:30' - 14/09/2018
Mỹ đang lên kế hoạch một gói trừng phạt "nghiêm ngặt hơn" chống Nga liên quan đến cái mà họ cho là âm mưu của Moskva nhằm sát hại điệp viên hai mang người Nga Sergey Skripal.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt trừng phạt Nga với lý do gây hại trên mạng và hỗ trợ Triều Tiên
10:59' - 22/08/2018
Căng thẳng Nga-Mỹ tiếp tục leo lên một nấc thang mới sau khi Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công dân và các công ty của Nga.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia tăng nhập khẩu từ Mỹ, giảm đơn hàng từ các nước khác
21:37' - 18/04/2025
Indonesia sẽ tăng nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa của Mỹ, đồng thời giảm đơn đặt hàng từ các nước khác. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto tại Washington ngày 18/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy Hiệp định khung kinh tế số ASEAN hướng tới mục tiêu 2 nghìn tỷ USD
16:21' - 18/04/2025
Với tiềm năng nền kinh tế số ASEAN có thể đạt 2.000 tỷ USD vào năm 2030, Malaysia với tư cách Chủ tịch ASEAN năm 2025 đang nỗ lực thúc đẩy triển khai Hiệp định khung kinh tế số ASESAN.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản lo ngại thuế quan Mỹ tác động tiêu cực tới xuất khẩu nông sản
15:11' - 18/04/2025
Chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi khiến giới chức Nhật Bản lo ngại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nỗ lực mở rộng xuất khẩu nông sản và thực phẩm sang thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thúc đẩy sử dụng dịch vụ nội địa
14:35' - 18/04/2025
Nhằm kích thích mạnh mẽ nhu cầu trong nước, Trung Quốc công bố nhiều biện pháp mới và toàn diện, tập trung vào việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm phí cảng cho tàu Trung Quốc sau phản ứng của ngành hàng hải
14:24' - 18/04/2025
Mỹ vừa công bố các khoản phí cảng sửa đổi đối với tàu do Trung Quốc đóng và vận hành đã được giảm nhẹ đáng kể so với đề xuất hồi tháng Hai.
-
Kinh tế Thế giới
USTR đề xuất áp thuế mới với thiết bị hàng hải Trung Quốc
11:05' - 18/04/2025
Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đề xuất áp thuế bổ sung lên tới 100% với cần cẩu STS và các thiết bị bốc dỡ hàng hóa Trung Quốc hoặc từ nước thứ ba nhưng do doanh nghiệp Trung Quốc sở hữu.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump tự tin sẽ sớm có thoả thuận thương mại với EU
10:25' - 18/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump tự tin về việc đạt được một thỏa thuận thương mại với Liên minh châu Âu (EU), khi cho rằng “sẽ có thỏa thuận thương mại, 100%” trước khi kết thúc thời hạn 90 ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Điện đàm giữa Tổng thống Mexico và Tổng thống Mỹ đạt hiệu quả
10:05' - 18/04/2025
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum cho biết đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Donald Trump nhằm thúc đẩy khả năng đạt thỏa thuận song phương hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc
09:26' - 18/04/2025
Tổng thống Donald Trump kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được thỏa thuận tích cực nhằm giảm nhiệt cuộc chiến thương mại kéo dài.