Người cao tuổi nắm "chìa khóa" để Nhật Bản thoát khỏi giảm phát
Theo báo Nikkei Asia, khi Nhật Bản tìm cách kích thích chi tiêu của người tiêu dùng thông qua tăng lương, một vấn đề rõ ràng đã xuất hiện “tăng lương không mang lại nhiều lợi ích cho người về hưu”.
Với tỷ lệ người về hưu ở mức cao trong cơ cấu nhân khẩu học của Nhật Bản, việc khuyến khích người già chi tiêu sẽ rất quan trọng nếu Nhật Bản muốn thoát khỏi tình trạng giảm phát ảm đạm.Tiêu dùng cá nhân đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm quốc nội danh nghĩa của Nhật Bản, tương đương 556.000 tỷ yen (3.800 tỷ USD theo tỷ giá hối đoái hiện tại) vào năm 2022. Do đó, khoảng 15% GDP của Nhật Bản là do tiêu dùng của các hộ gia đình có chủ hộ là người hưu trí.
Chỉ số giá tiêu dùng lõi (không tính các mặt hàng thực phầm và năng lượng dễ biến động) của Nhật Bản đã tăng hơn 3% trong tháng thứ 10 liên tiếp trong tháng 6/2023. Theo Rengo, liên đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, mức tăng lương được thống nhất trong các cuộc đàm phán quản lý lao động mùa Xuân năm nay trung bình là 3,58%, mức tăng lớn nhất trong 30 năm. Thế nhưng những lợi ích của việc tăng lương này không đến được với những người hưu trí, những người đã thấy các khoản trợ cấp hưu trí của họ đang bị xói mòn do lạm phát. Trong năm tài chính 2023, những người trên 68 tuổi đã nhận lương hưu sẽ thấy các khoản thanh toán tăng 1,9% so với năm trước. Mức tăng đầu tiên trong ba năm được cho là do giá cả tăng vào năm 2022. Tuy nhiên, do trợ cấp hưu trí được thiết kế để không tăng nhanh hơn lạm phát nên các khoản chi trả cho người hưu trí giảm theo giá trị thực, với dự báo lạm phát ở mức 2,5% trong năm nay. Trong khi đó, các hộ gia đình Nhật Bản do người lớn tuổi chủ hộ thường có tài sản tài chính dồi dào. Một cuộc khảo sát của chính phủ năm 2019 cho thấy các cặp vợ chồng trên 65 tuổi đã kết hôn và nghỉ hưu có tài sản tài chính trung bình là 19,15 triệu yen, cao hơn 6,36 triệu yen so với mức trung bình của tất cả các hộ gia đình. Gần 70% tổng số tài sản tài chính thuộc sở hữu của các hộ gia đình mà chủ hộ từ 65 tuổi trở lên ở dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, những tài sản này sẽ giảm giá trị khi giá cả tăng. Tuy nhiên, vấn đề chính là người cao niên không muốn tiêu tiền vì lo lắng về tương lai, lý do là thật khó để biết họ sẽ cần bao nhiêu tiền cho chi phí sinh hoạt và y tế cho phần còn lại của cuộc đời. Những người từ 65 tuổi trở lên chiếm 28,6% dân số ở Nhật Bản vào năm 2020, so với 21,7% ở Đức, 16,6% ở Mỹ và 15,8% ở Hàn Quốc. Có rất nhiều giải pháp tiềm năng cho vấn đề tiêu dùng yếu của người cao tuổi, bao gồm cả việc hình thành tài sản lớn hơn và làm việc lâu hơn. Khi Nhật Bản tiếp tục vật lộn với nhu cầu tiêu dùng yếu, chìa khóa để tránh tình trạng giảm phát quay trở lại là liệu những người lớn tuổi có thể gạt bỏ những lo lắng về tương lai sang một bên và mở rộng hầu bao hơn một chút hay không./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nhật Bản tăng cao hơn dự đoán
15:16' - 15/08/2023
Chính phủ Nhật Bản ngày 15/8 đã công bố dữ liệu sơ bộ cho thấy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của nước này trong quý II/2023 đã tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn dự đoán.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế Nhật Bản vẫn đứng vững trước “núi” nợ công khổng lồ
05:30' - 08/08/2023
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính rằng tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản là khoảng 260% - cho đến nay là mức cao nhất trong số các nền kinh tế phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Để người dân Tây Nguyên đón Tết an toàn, trọn vẹn
11:06'
Với phương châm “không để người dân thiếu sự chăm sóc y tế trong những ngày Tết,” ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk đã chủ động triển khai các kế hoạch chi tiết từ tuyến tỉnh đến cơ sở.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ tướng chỉ đạo chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường dịp Tết
10:06'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 06/CĐ-TTg ngày 25/1/2025 về việc chăm lo, hỗ trợ người lao động làm việc trên công trường trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
-
Kinh tế & Xã hội
Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Máy bay nhận được cảnh báo trước khi gặp nạn
09:39'
Chiếc máy bay của hãng hàng không Jeju Air trong vụ tai nạn đã nhận được cảnh báo của bộ phận kiểm soát không lưu về hoạt động của chim chỉ 1 phút trước khi quá trình ghi âm của hộp đen dừng lại.
-
Kinh tế & Xã hội
Mùa xuân ấm tình quân-dân của người lính Trạm Ra đa 550, đảo Lý Sơn
08:32'
Những ngày gần Tết, tàu 390 đã vượt sóng gió, tiến ra khơi, mang những món quà Tết và cả hơi ấm đất liền đến với hai huyện đảo: Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) và Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi).
-
Kinh tế & Xã hội
Thời tiết ngày 26/1: Bắc Bộ rét đậm, vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối
08:14'
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía Bắc.
-
Kinh tế & Xã hội
Những điểm vui chơi cho bé dịp Tết Nguyên Đán 2025 tại Hà Nội
08:00'
Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 sắp đến gần, đây là dịp để cha mẹ đưa các em nhỏ đi chơi, hòa mình với không khí Tết.
-
Kinh tế & Xã hội
Những câu chúc Tết hay và ý nghĩa năm 2025
08:00'
Xuân sang, Tết đến là dịp để mọi người gửi đến nhau những lời chúc mừng như món quà may mắn.
-
Kinh tế & Xã hội
Âm vang tiếng trống Hoàng Hà
07:20'
Những ngày cuối năm, không khí làng trống sôi động, bận rộn hơn, nhiều hộ làm ngày, làm đêm để đáp ứng nhu cầu tăng cao dịp Tết Nguyên đán, phục vụ mùa lễ hội đầu năm mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 26/1/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26, sáng mai 27/1 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga,Bundesliga.