Người “giữ hồn” cho nhạc cụ Xơ Đăng
Đứng trước nguy cơ bị mai một văn hóa truyền thống, trong đó có âm nhạc của dân tộc Xơ Đăng, Nghệ nhân Ưu tú A Thu (sinh năm 1976, trú thôn Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) đã dành nhiều năm nghiên cứu, học hỏi và tìm các nguyên vật liệu để “hồi sinh” những loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc như Klong but, Đing đă, Đàn đá… và đồng thời xây dựng một đội nghệ nhân trình diễn nhạc cụ.
Với niềm đam mê của mình, khi là một thiếu niên 14 tuổi, A Thu đã theo các nghệ nhân lớn tuổi trong làng học chơi nhạc cụ. Đây là dịp để cậu bé tìm hiểu kỹ hơn về các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Năm 1998, A Thu đã hiểu và sử dụng thuần thục các loại nhạc cụ và đã bắt đầu đến các vùng đất xa hơn, trong tỉnh Kon Tum và cả các tỉnh lân cận để tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi sử dụng các loại nhạc cụ và cách thức chế tác chúng. Đặc biệt, việc được chọn tham gia vào đoàn nghệ nhân tỉnh Kon Tum biểu diễn tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội) vào các năm 2012 và 2016 đã tạo điều kiện cho A Thu được giao lưu, học hỏi sâu sắc hơn từ các nghệ nhân gạo cội trên cả nước. Đến năm 2017, ông đã chính thức chế tác được những nhạc cụ đầu tiên.
“Ngoài Kló teă (Klong but), Kló tôu (T’Rưng), Pơ xeă (Châp chuê), Ting ning, tôi đã tìm hiểu và biết rằng bộ nhạc cụ của người Xơ Đăng còn có Kló peă (Đinh đă), Đơn hmôu (Đàn đá), Koă (Cồng), Cheng (Chiêng), H’Kâ (Trống). Tôi đã tự tìm các nguyên liệu có sẵn ở địa phương như tre, nứa, đá để tạo ra các loại nhạc cụ. Riêng đối với bộ cồng chiêng thì chúng tôi được ngành Văn hóa tỉnh cấp. Nhờ đó, tôi đã có được một bộ nhạc cụ đầy đủ của dân tộc Xơ Đăng”, Nghệ nhân A Thu cho biết. Phát huy giá trị văn hóa Sau khi chế tác thành công các loại nhạc cụ, Nghệ nhân Ưu tú A Thu đã thành lập một đội nghệ nhân đánh cồng, chiêng, xoang và chơi nhạc cụ tại thôn Đăk Rô Gia với khoảng 30 thành viên. Từ năm 2019 đến nay, đội nghệ nhân của ông đã 14 lần tham gia các hội diễn, hội thi, liên hoan cồng chiêng của người Xơ Đăng trong và ngoài tỉnh. Nhờ phát huy tốt kỹ năng đánh cũng như chỉnh cồng chiêng, trình diễn các nhạc cụ truyền thống, đội nghệ nhân của ông đã giúp công chúng biết về văn hóa cũng như về nhạc cụ, âm nhạc truyền thống của dân tộc Xơ Đăng.Nghệ nhân Ưu tú A Thu cũng trực tiếp dạy đánh cồng, chiêng và chơi nhạc cụ truyền thống cho gần 300 học trò các trường học và cộng đồng thuộc các huyện Đăk Tô, Sa Thầy, Đăk Glei, Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum); đồng thời, truyền dạy cho 8 nghệ nhân trong huyện Đăk Tô về cách chỉnh và thẩm âm cồng chiêng.
“Năm 2019, tôi được Chủ tịch nước công nhận là Nghệ nhân Ưu tú. Đây vừa là một niềm vinh dự lớn lao với cá nhân tôi, nhưng cũng là lời nhắc nhở về trách nhiệm trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là bảo tồn, phát huy di sản không gian văn hóa cồng chiêng và các loại nhạc cụ. Tôi luôn ý thức rằng, mình phải không ngừng nghiên cứu và truyền dạy đánh cồng chiêng, chơi các loại nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ. Những thanh, thiếu niên ở địa phương, ai thích đến học, tôi đều hoan nghênh và không thu học phí. Chỉ cần văn hóa truyền thống của dân tộc được bảo tồn và phát huy, với tôi, như thế là hạnh phúc lắm rồi”, Nghệ nhân Ưu tú A Thu vui vẻ nói. Em A Đạt (sinh năm 2008, trú thôn Đăk Rô Gia) cho biết, em đã đến học đánh cồng chiêng, chơi các loại nhạc cụ của Nghệ nhân Ưu tú A Thu từ năm 2020. Xuất phát từ niềm yêu thích âm nhạc dân tộc cùng sự chỉ bảo tận tình của “thầy” A Thu, em đã vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, dần hiểu được các loại âm thanh và hiện đã có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ. “Sau khi chơi được những bài nhạc cơ bản, em đã được Nghệ nhân Ưu tú A Thu đưa vào đội nghệ nhân của thôn và đi trình diễn tại các hội thi, hội diễn. Nhờ đó, em cũng tiếp xúc được nhiều hơn với các nghệ nhân gạo cội khác, được học hỏi và dần dần biết chơi nhiều bài nhạc khó hơn. Em rất vui vì đã góp sức mình vào việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”, A Đạt bộc bạch.Còn em A Đức Khang (sinh năm 2013, trú thôn Đăk Rô Gia) là thành viên nhỏ tuổi nhất trong đội nghệ nhân của thôn Đăk Rô Gia chia sẻ, em tham gia học chơi nhạc cụ của Nghệ nhân Ưu tú A Thu từ đầu năm 2024. Sau một năm, em đã có thể chơi được Châp chuê và thường xuyên được “thầy” A Thu giao biểu diễn loại nhạc cụ này tại các lễ hội. A Đức Khang cho biết, em rất yêu thích các loại nhạc cụ truyền thống, nên ngoài giờ học trên lớp, em luôn đến nhà của Nghệ nhân Ưu tú A Thu học chơi các loại nhạc cụ; đồng thời mong muốn sẽ chơi được nhiều loại nhạc cụ hơn trong tương lai.
Ông Nguyễn Nhật Quang, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đăk Tô đánh giá, trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc Nghệ nhân Ưu tú A Thu luôn nêu cao ý thức trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng có giá trị và ý nghĩa to lớn. Điều đó không chỉ thể hiện tinh thần yêu văn hóa, âm nhạc dân tộc, mà còn giúp xây dựng một đội ngũ, thế hệ kế cận tiếp nối, quảng bá hình ảnh của dân tộc Xơ Đăng đến với đồng bào các dân tộc trên cả nước. “Nghệ nhân Ưu tú A Thu có một tình yêu rất lớn đối với văn hóa nói chung, nhạc cụ dân tộc nói riêng. Qua đó, giúp văn hóa, âm nhạc của người Xơ Đăng không bị mai một trong thế giới phẳng hiện nay, cùng hòa chung vào “dòng chảy” văn hóa của 54 dân tộc anh em trên cả nước. Ngành Văn hóa huyện Đăk Tô đang hoàn tất hồ sơ trình tỉnh đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể cho Nghệ nhân Ưu tú A Thu”, ông Nguyễn Nhật Quang khẳng định.Tin liên quan
-
Đời sống
Đậm đà bản sắc Việt Nam tại Lễ hội đa văn hóa ở Australia
19:43' - 08/02/2025
Ngày 7/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Australia cùng đại sứ quán các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Australia tổ chức hoạt động mang tên "Làng ASEAN" trong khuôn khổ Lễ hội đa văn hóa Canberra.
-
Đời sống
Tái hiện Lễ hội rước Vua độc đáo tại đền Sái
19:04' - 08/02/2025
Trong Lễ hội “rước Vua”, tất cả các động tác, tình tiết đều nhằm diễn lại tích xưa, tái hiện lại việc Vua, chúa cùng đoàn tùy tùng về bái yết đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ.
-
Đời sống
Đến Lạng Sơn khám phá lễ hội hoa Đào Xứ Lạng
07:28' - 08/02/2025
Tối 7/2, lễ hội hoa Đào Xứ Lạng năm 2025 được UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương về với Xứ Lạng, hòa mình vào không khí của lễ hội độc đáo này.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Đàn cá voi sẽ trở về Loreto
07:00'
Theo ước tính của The Ocean Foundation, số lượng cá voi xanh trên thế giới chỉ còn khoảng 10.000 - 25.000 cá thể, giảm mạnh so với con số hàng trăm nghìn trước đây.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 28/3
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 28/3 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 28/3, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 3, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.
-
Đời sống
Hà Nội đầu tư 301 tỷ đồng xây đường nối quận Hoàng Mai đến đường 2,5
16:00' - 27/03/2025
Hà Nội vừa phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường nối từ đường phía Đông khu hành chính quận Hoàng Mai đến tuyến đường 2,5 (thuộc quy hoạch khu đô thị mới Thịnh Liệt).
-
Đời sống
Giả mạo tuyển sinh viên đi học ở nước ngoài
14:16' - 27/03/2025
Một số trường đại học liên tục phát cảnh báo sinh viên đề cao cảnh giác trước thông tin giả mạo yêu cầu chuyển khoản dưới dạng trúng tuyển học bổng, chương trình trao đổi sinh viên.
-
Đời sống
Hiện thực hóa giấc mơ an cư cho công nhân nghèo
13:09' - 27/03/2025
Sáng 27/3, tại xã Sơn Phú (huyện Giồng Trôm), Liên đoàn Lao động tỉnh Bến Tre tổ chức Lễ khởi công xây dựng mái ấm Công đoàn, nhà tình thương cho đoàn viên Công đoàn, hộ gia đình đang gặp khó khăn.
-
Đời sống
Check-in Ninh Thuận: Tàu biển Phước Dinh, điện gió Đầm Nại gây sốt
10:43' - 27/03/2025
Ninh Thuận - "vùng đất của nắng và gió" không chỉ nổi tiếng với những cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, có biển, rừng và bán sa mạc mà còn là "thiên đường check-in" với vô vàn góc chụp độc đáo.
-
Đời sống
Những bữa ăn "0 đồng" gắn kết tình nhân ái
09:49' - 27/03/2025
Những chương trình hỗ trợ cộng đồng tại tỉnh Bình Dương không chỉ giúp đỡ người khó khăn mà còn lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, gắn kết mọi người trong xã hội.
-
Đời sống
Diện tích sông băng ở Trung Quốc giảm gần 30% kể từ năm 1960
07:00' - 27/03/2025
Theo dữ liệu chính thức công bố trong tháng này, diện tích sông băng ở Trung Quốc đã giảm 26% kể từ năm 1960, do Trái đất nóng lên nhanh chóng.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 27/3
05:00' - 27/03/2025
Xem ngay lịch âm hôm nay 27/3 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 27/3, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 3, chuyển đổi lịch âm - dương 2025.