Nguy cơ Hiệp định USMCA phá sản
Những lời đe dọa của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada đã làm thay đổi cơ bản quan hệ thương mại giữa hai nước láng giềng, thậm chí có thể khiến Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (USMCA, gồm Mỹ, Mexico và Canada) phá sản. Đây là cảnh báo của bà Candace Laing, Chủ tịch Phòng Thương mại Canada đưa ra ngày 26/2.
Phát biểu tại một sự kiện ở Ottawa, bà Laing cho rằng: “mối quan hệ kinh tế với Mỹ hiện đã thay đổi”, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc “bảo vệ an ninh kinh tế (và) rất có thể là cả chủ quyền”. Theo dữ liệu chính thức, Canada và Mỹ giao dịch hơn 1.000 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ mỗi năm. Nền kinh tế của Canada phụ thuộc nhiều vào Mỹ, trong đó Canada là đối tác thương mại chính nhờ vào sự gần gũi về mặt địa lý và các hiệp ước thương mại.
Trong khi đó, Mỹ, Canada và Mexico là một phần của USMCA – vốn làm sâu sắc thêm hội nhập kinh tế và chuỗi cung ứng giữa 3 nước. Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 1, Tổng thống Trump đã làm dấy lên quan ngại về tính ổn định của mối quan hệ giữa 3 nước khi đe dọa áp thuế đối với Canada và Mexico liên quan đến các vấn đề như nhập cư bất hợp pháp và buôn bán fentanyl. Ngoài ra, Mỹ cũng đã đe dọa áp thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm của Canada bắt đầu từ ngày 12/3/2025, với khả năng áp dụng thêm thuế quan “có đi có lại” đối với cả Canada và Mexico từ tháng 4/2025.
Để đối phó với các mối đe dọa áp thuế của ông Trump, Canada và Mexico đang tích cực liên lạc với Chính phủ Mỹ. Bộ trưởng Công nghiệp Canada François-Philippe Champagne nhấn mạnh mục tiêu của nước vẫn là tránh áp thuế, gia hạn bất kỳ lệnh đình chỉ nào nếu cần thiết và chuẩn bị cho các biện pháp trả đũa tiềm tàng. Bên cạnh đó, Canada cũng ra tín hiệu áp thuế quan riêng đối với các mặt hàng cụ thể của Mỹ, chẳng hạn như thép, gốm sứ, đồ thủy tinh và nước cam, nếu các cuộc đàm phán thất bại.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, ngày 26/2, Mexico thông báo các quan chức chính phủ nước này dự kiến sẽ họp với giới chức Mỹ tại Washington trong 2 ngày tới để thảo luận việc Mỹ áp đặt mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia Mỹ Latinh.
Theo kế hoạch, trong ngày 27/2, Bộ trưởng Kinh tế Mexico Marcelo Ebrard sẽ nhóm họp với ông Jamieson Greer - người vừa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn phụ trách đàm phán thương mại chính với Mexico. Sau đó, ông Ebrard cũng sẽ họp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick. Mục tiêu của các cuộc họp nhằm tiếp tục đối thoại và đàm phán thương mại giữa hai nước.
Bộ Kinh tế Mexico nhấn mạnh nước này đang thúc đẩy sự hiểu biết với Mỹ dựa trên thương mại song phương và USMCA nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên. Chính phủ của Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum tái khẳng định mong muốn duy trì đối thoại cởi mở với chính quyền Mỹ để giải quyết những khác biệt về thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế.
Việc áp dụng mức thuế 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Canada và Mexico cũng gây ra nhiều hệ lụy đối với các bang ở khu vực miền Tây nước Mỹ.
Bà Sarah Benatar, một quan chức phụ trách tài chính của hạt Coconino, bang Arizona (Mỹ) cho rằng mức thuế này sẽ ảnh hưởng đến những người dân lao động chăm chỉ, gây ra sự không chắc chắn và hỗn loạn trong nền kinh tế. Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ước tính mức thuế này sẽ khiến 1 hộ gia đình có thu nhập trung bình ở Mỹ mất 1.200 USD/năm.
Tại Arizona, thị trường nhập khẩu chủ yếu nông sản từ Mexico, mức thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Các nhà cung cấp sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh nhằm thích nghi với chi phí bổ sung do thuế quan, khiến người tiêu dùng phải gánh khoản thuế này. Chưa kể, thuế quan còn có thể ảnh hưởng đến ngành du lịch Arizona, vốn đóng góp cho ngành thuế tới 2,6 tỷ USD trong năm 2023
Trong khi đó, bang California cũng được cho là sẽ phải đối mặt với tác động kép từ thuế quan đối với giá tiêu dùng và chi phí xăng dầu. Trong tuần qua, giá xăng dầu tại bang này đã tăng mạnh. Không chỉ vậy, các nhà xuất khẩu của Mỹ cũng đối mặt với rủi ro lớn với nguy cơ trả đũa từ Mexico và Canada. Khi đó, các bang có tỷ lệ xuất khẩu cao sang 2 quốc gia này như North Dakota, New Mexico và South Dakota có thể chịu tác động lớn, đặc biệt là ngành xuất khẩu trái cây. Thống kê cho thấy Mexico và Canada nhập khẩu 90% lê tươi từ Mỹ.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Tổng thống Mỹ để ngỏ khả năng tiếp tục trì hoãn áp thuế đối với Mexico và Canada
09:06' - 27/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/2 để ngỏ khả năng tiếp tục trì hoãn việc áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada đến ngày 2/4.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ áp thuế với Canada và Mexico từ ngày 4/3
07:56' - 25/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, báo chí Canada ngày 24/2 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết "thuế quan sẽ được áp dụng đúng thời hạn và đúng tiến độ" đối với Canada và Mexico vào ngày 4/3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37'
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08'
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37'
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57'
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52'
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02'
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11'
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34'
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15'
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.