Nguy cơ nhiễm sán từ thịt bò, biểu hiện và biến chứng của bệnh

11:00' - 14/04/2023
BNEWS Khi ăn phải gia súc chứa nang ấu trùng sán đặc biệt là khi chưa được nấu chín là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

Trong thịt lợn, bò có một loại ấu trùng ký sinh có hại cho cơ thể là giun xoắn và sán hay gọi là sán lợn gạo. Tên khoa học của sán lợn là cysticercus cellulosae còn sán bò là cysticercus bovis.

Trong miếng thịt có thể có ít hoặc nhiều nang sán, chính vì thế, người tiêu dùng cần phải chú ý quan sát một cách kỹ lưỡng trước khi chọn miếng thịt, nhất là những phần thịt gân mỡ như thịt bắp, thịt vai và thịt thủ.

Khi ăn phải gia súc chứa nang ấu trùng sán đặc biệt là khi chưa được nấu chín là vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

Các ấu trùng bằng mọi cách sẽ xâm nhập vào dạ dày và phá vỡ màng ngoài để giải phóng các đầu sán bám vào niêm mạc ruột, sau đó phát triển thành sán sau 2 đến 3 tháng.

Sán trưởng thành trở thành sán dây, có chiều dài tới 7m khiến người bị nhiễm sán suy dinh dưỡng, ốm yếu, tiêu chảy. Sán lợn gạo đặc biệt nguy hiểm và có thể gây tổn thương đến não, cơ, da, mắt...

 

Triệu chứng của bệnh sán dây bò

Những dấu hiệu điển hình là người bệnh thường xuyên có những cảm giác khó chịu, rối loạn tiêu hóa, bứt rứt, đầy bụng, đau vùng rốn, dần dần thấy mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, hạ huyết áp và thiếu máu...

Những đốt sán già tự rụng khỏi ống tiêu hóa bất cứ lúc nào và chúng theo phân ra ngoài hoặc tự bò ra ngoài hậu môn trong lúc tắm, lúc ngủ (đốt sán bò ra giường, ra quần áo, bò lên người bệnh và người nằm cùng giường) làm cho người bệnh sợ hãi, mất bình tĩnh, lo lắng, hoang mang, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.

Biến chứng của bệnh sán

Khi sán dây bò sống trong ruột người, chúng sẽ sử dụng hết các chất dinh dưỡng khiến người bệnh thiếu máu, thiếu sắt và các vi chất cần thiết như vitamin B6, B12... dẫn đến suy dinh dưỡng. Một số người có cảm giác sợ hãi, thiếu tự tin khi thấy đốt sán bò ra hậu môn.

Nếu bị sán dây bò nặng (nhiều đốt sán, tồn tại lâu ngày) có thể gây căng thẳng thần kinh, strees, giảm khả năng tập trung vào học tập và công việc, đặc biệt có thể bị động kinh, liệt, mất trí nhớ, tăng áp lực nội sọ, não úng thủy, giảm thị lực, mù mắt, bệnh tim.

Bị bệnh sán dây bò, nếu có nhiều đốt, kéo dài, xoắn lại có thể bị làm tắc ruột, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cho tính mạng người bệnh.

Để xác định sán dây bò cần xét nghiệm phân tìm các đốt sán, soi phân bằng kính hiển vi quang học sẽ thấy trứng sán.

Xét nghiệm máu bằng kỹ thuật chẩn đoán huyết thanh ELISA cho kết quả khả quan.Để phòng bệnh hiệu quả cần ăn chín, uống chín.

Không ăn thịt trâu, bò chưa nấu chín (tái), không ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi. Cần rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi đại tiện và sau khi tiếp xúc với thịt trâu, bò (giết mổ, chế biến).

Cần sát khuẩn bằng xà phòng, nước đun sôi các dụng cụ dùng chế biến thịt trâu bò. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh gieo rắc mầm bệnh ra môi trường.

Cần lưu ý với những người bệnh khi các đốt sán rụng ra phải thu gom xử lý và đi đại tiện phải sử dụng hố xí hợp vệ sinh để quản lý nguồn phân thải mang mầm bệnh ký sinh trùng, tránh làm vương vãi trứng giun ra làm ô nhiễm môi trường./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục