Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan: APEC cần giương cao ngọn cờ tự do hóa thương mại
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN bên lề Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới năm 2020 và tương lai, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan, người đã từng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về APEC 2006, nói: “APEC năm nay khác với 11 năm trước, khi Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC lần đầu tiên. Vào thời điểm đó, kinh tế thế giới đang phát triển rất tốt và thịnh vượng. Quan hệ giữa các quốc gia cũng tương đối thuận lợi. Hiện nay, các nhân tố thuận lợi như vậy không còn”.
Tại thời điểm hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ đã trỗi dậy ở một số nền kinh tế thành viên và đang trở thành rào cản đối với quá trình tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế trong khu vực. Mặc dù vậy, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nhận định: “Muốn hay không, các nền kinh tế cũng phải thích nghi với tình hình mới. Tuy nhiên, thích nghi gì thì thích nghi, bảo hộ gì thì bảo hộ, các nền kinh tế cũng không thể “trốn” được việc phải hợp tác với nhau... Trong khi đó, nhu cầu giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực ngày càng lớn lên”. Để đối phó với sự nổi lên của chủ nghĩa bảo hộ, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: “Trước hết, APEC cần phải dương cao ngọn cờ tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong bối cảnh trên thế giới vẫn còn một số ý kiến nghi ngờ hoặc ngại ngùng về toàn cầu hóa và muốn bảo hộ. Hơn ai hết APEC phải đi đầu trong vấn đề này”. Ông nhấn mạnh: “Tất nhiên, trong APEC có những nền kinh tế thực hiện các biện pháp bảo hộ. Tuy nhiên, xu thế chung sẽ áp đảo. Nếu cả APEC lên tiếng khuyến khích tự do hóa thì xu hướng đó sẽ đẩy lùi xu hướng bảo hộ”. Nhận định về tương lai của APEC, nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan nói: “Thế giới nói chung và APEC nói riêng đang đứng trước ngã ba đường, trước những biến đổi rất lớn về kinh tế, khoa học-công nghệ và chính trị. Tuy nhiên, mọi thứ đều chứng minh rằng xu thế toàn cầu hóa sẽ tiếp tục, tất nhiên với một số điều chỉnh dưới hình thức khác, vì nhu cầu hợp tác giữa các quốc gia để phát triển không bao giờ mất đi cả. Trong xu thế đó, APEC vẫn còn có thể phát huy vai trò của mình”. "APEC sắp tới phải dựa trên ba trụ cột: tự do hóa thương mại, thúc đẩy công nghệ số, và đối phó với biến đối khí hậu. Cái nọ bổ sung cho cái kia thì vai trò của APEC mới nâng cao được”, ông kết luận./.>>> Chủ tịch nước Trần Đại Quang: APEC góp phần đưa hàng triệu người thoát cảnh đói nghèo
>>> APEC 2017: Việt Nam đề xuất sáng kiến nhằm tạo thuận lợi cho thương mại điện tử
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: APEC góp phần đưa hàng triệu người thoát cảnh đói nghèo
11:15' - 16/05/2017
Sáng 16/5, tại Hà Nội, Ủy ban quốc gia APEC 2017 phối hợp với Hội đồng hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC) tổ chức Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Diễn ra Đối thoại nhiều bên về APEC hướng tới 2020 và tương lai
08:34' - 16/05/2017
Ngày 16/5, các cuộc họp liên quan trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ hai các quan chức cao cấp (SOM-2) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tiếp tục diễn ra tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Đã sẵn sàng cho Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23
08:11' - 16/05/2017
Cho đến nay , công tác chuẩn bị của Bộ Công Thương đối với Hội nghị các Bộ trưởng Phụ trách Thương mại APEC lần thứ 23 (gọi tắt là MRT 23) đang được đẩy nhanh về mọi mặt.
-
Kinh tế Việt Nam
APEC 2017: Ngày làm việc cuối cùng của các Ủy ban và Nhóm công tác APEC
19:54' - 15/05/2017
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương luôn là một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. "Tương lai của khu vực cũng là tương lai của Việt Nam".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.