Nhà đầu tư Mỹ "gặp khó" tại thị trường Trung Quốc
Kết quả cuộc khảo sát các công ty thành viên của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc (AmCham China) cho hay, lần đầu tiên trong 5 năm qua, các công ty thành viên dẫn ra “cách diễn giải bất nhất đối với những quy định không rõ ràng” là thách thức lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh của họ.
Tổ chức này cho biết thêm là việc “có được giấy phép cần thiết” một lần nữa nằm trong danh sách 5 thách thức kinh doanh hàng đầu. Ngoài ra, việc thực thi những quy định an ninh mới ban hành gần đây cũng là một trở ngại lớn với những công ty nước ngoài.
Theo Chủ tịch AmCham tại Trung Quốc, James Zimmerman, những thách thức nghiêm trọng và có hệ thống vẫn còn, đặc biệt là xung quanh những vấn đề chính yếu như tiếp cận thị trường và những rào cản đối với đầu tư, những quy định và những cách thức quản lý không rõ ràng.
Báo cáo nhận định, đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc trong năm 2016 sẽ giảm so với năm 2015, do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, chi phí lao động cao hơn và những rào cản đối với việc tiếp cận thị trường. Hai mối lo ngại khác là môi trường chính sách không rõ ràng và những khó khăn trong việc cạnh tranh với các công ty địa phương.
Theo AmCham tại Trung Quốc, nước này dành rất ít nỗ lực cho việc thu hút sự tham gia của những công ty nước ngoài lâu nay vẫn cung cấp công nghệ và kinh nghiệm quản lý cho ngành công nghiệp trong nước. Chính vì điều này, theo báo cáo, phần lớn các công ty nước ngoài chú trọng vào công nghệ đã quyết định điều chỉnh kế hoạch đầu tư ở Trung Quốc trong năm 2016.
Các công ty lớn của Trung Quốc vẫn đang mua lại những tài sản công nghiệp và thương mại khắp thế giới.
Thay vì lo lắng về những khoản đầu tư ra ngoài Trung Quốc, gần 70% số công ty Mỹ xem xu hướng này là một cơ hội để hợp tác và mở rộng kinh doanh, 81% xem tiêu dùng của Trung Quốc là lĩnh vực phát triển chính vì tầng lớp trung lưu ngày càng lớn và giàu có.
Ông Scott Kennedy, Phó Giám đốc của Ban Nghiên cứu Trung Quốc Freeman tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, Mỹ, cho biết, vị thế hưởng đặc quyền của những công ty đa quốc gia ở Trung Quốc đã bị giảm so với trước.
Trong khi đó, Lưu Tiếu, Trợ lý Viện trưởng Học viện Quản lý Quang Hoa, Đại học Bắc Kinh, có quan điểm khác. Ông này cho rằng đó là một số thay đổi có thể thấy ở hầu hết những nền kinh tế mới nổi và khẳng định không có lý do gì để Trung Quốc đảo ngược quá trình cải cách.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống mức thấp kỷ lục
14:29' - 18/04/2016
Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố các số liệu cho thấy tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong ba tháng đầu năm 2016 ở mức thấp nhất hàng quý từ trước tới nay.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện hai ca nhiễm H7N9 mới
12:32' - 18/04/2016
Cơ quan y tế tỉnh Giang Tây (Jiangxi), miền Đông Trung Quốc, ngày 17/4 cho biết hai ca nhiễm virus cúm H7N9 ở người đã được xác nhận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.