Nhà đầu tư nước ngoài mong muốn đáp ứng về đầu tư cơ sở hạ tầng
Một trong nhiều nội dung trọng tâm được các đại biểu thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2019 được tổ chức sáng 26/6 tại Hà Nội là làm sao nhanh chóng hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển cũng như sự đòi hỏi của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đã và đang bước sang giai đoạn mới và được kỳ vọng trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất trong khu vực.
Bà Virginia B. Foote, Đồng Chủ tịch Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cho hay, năm 2018, 76% nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam tập trung ở 3 lĩnh vực là chế tạo, bất động sản và bán lẻ. Mặc dù đó là những lĩnh vực tăng trưởng quan trọng, song mong muốn của các nhà đầu tư nước ngoài là nguồn vốn đó sẽ hỗ trợ nhiều hơn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo Báo cáo Triển vọng hạ tầng toàn cầu, Việt Nam sẽ cần hơn 600 tỷ đô la Mỹ (USD) để đạt được các mục tiêu về cơ sở hạ tầng vào năm 2040. Trong khi nguồn ngân sách chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển này thì trên toàn cầu, hàng nghìn tỷ USD vẫn đang tìm điểm đến cho các nguồn đầu tư dài hạn và ổn định.Nếu kết nối nguồn vốn đó với nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam sẽ giúp tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa và hành khách, nâng cao được năng suất, uy tín và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động cũng như tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham), bà Amanda Rasmussen nhận định, huy động nguồn vốn cần thiết cho cơ sở hạ tầng đòi hỏi sự tham gia của các nhà đầu tư tư nhân. Đổi lại, họ sẽ nhận được tỷ suất lợi nhuận điều chỉnh theo mức độ rủi ro của thị trường.Mặc dù các điều khoản đầu tư này có thể không hấp dẫn như nguồn vốn của các ngân hàng phát triển, nhưng trong dài hạn đây là nguồn lực phong phú và bền vững. Các doanh nghiệp thành viên của AmCham hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ thiết lập cơ chế đầu tư theo hình thức đối tác công ty (PPP) trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Bà Amanda Rasmussen cũng khuyến nghị, để duy trì tính bền vững, cơ sở hạ tầng cảng của Việt Nam phải đảm bảo sao cho cảng biển và cảng hàng không nằm ở vị trí thuận tiện cho các khu vực dân cư, nhưng không quá gần đến mức tạo ra áp lực giao thông ngày càng tăng do xu hướng đô thị hóa. Cùng chung quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JCCI), ông Nobufumi Miura nhận định, nợ công của Việt Nam hiện đã được quản lý đến mức giới hạn cao nhất. Do đó, Việt Nam cần thúc đẩy đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng, song trên thực tế các nhà đầu tư đang gặp phải những khó khăn và rủi ro theo hình thức PPP.Để khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các dự án PPP. Chính phủ cần làm rõ sự phân bổ rủi ro giữa Chính phủ và các bên để đảm bảo việc hoàn vốn hợp lý từ khoản đầu tư.
Các doanh nghiệp Nhật Bản tin tưởng rằng việc đẩy mạnh thực hiện PPP sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam lại đề cập tới những vấn đề cụ thể liên quan tới PPP và đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Chủ tịch Kim Han Yong cho rằng, cần thực hiện phương án xóa bỏ tính thiếu xác thực cho nhà đầu tư như trường hợp dự án đường cao tốc Bắc Nam. Đó là quy định tỷ lệ vốn tư nhân bắt buộc cần được điều chỉnh cho phù hợp hay việc sử dụng trọng tài khi xảy ra tranh chấp và phải được giải quyết tại Tòa án nước ngoài. Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam, ông Tomaso Andreatta nhận định, Việt Nam có tiềm năng lớn cùng vị trí địa lý thuận lợi để tận dụng nguồn vốn đầu tư và cải thiện hơn nữa hệ thống cơ sở hạ tầng.Tuy nhiên, phương thức quản lý hệ thống đường cao tốc hiện chưa thực sự hiệu quả nhằm tối đa hóa việc sử dụng và giảm bớt vấn đề tác nghẽn giao thông trên các tuyến đường. Do đó, Chính phủ cần tăng cường giám sát để đảm bảo phân bổ nguồn lực hiệu quả cũng như sự an toàn và tính bền vững của các công trình.
Việc đa dạng hóa các phương thức vận tải cũng cần được lưu tâm. Ví dụ như đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không cần sự kết nối để giải phóng áp lực cho giao thông đường bộ. Sự tương quan giữa quy hoạch hạ tầng giao thông và quy hoạch các khu chế xuất cũng phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm đảm bảo tối ưu hóa công năng sử dụng trong tương lai. Về dài hạn, Chính phủ xem xét áp dụng các công nghệ mới cho hạ tầng giao thông như Blockchain, e-Do (lệnh giao hàng điện từ) đối với các lô hàng lẻ, cảng điện tử, phí điện tử... Cùng với đó, quá trình đồng bộ và tích hợp các thủ tục vào cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN của các Bộ, ngành cần sớm hoàn thành để giải quyết mục tiêu hoàn thiện và đồng bộ hóa toàn hệ thống cơ sở hạ tầng bởi đây chính là động lực thúc đẩy tiến trình phát triển cũng như thu hút đầu tư./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn VBF giữa kỳ 2019: Thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân
11:50' - 26/06/2019
VBF là cơ chế đối thoại liên tục và chặt chẽ giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế, nhằm cải thiện các điều kiện kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
WB hỗ trợ bốn đô thị của Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu
12:39' - 12/06/2019
Ngân hàng Thế giới vừa duyệt khoản tín dụng trị giá 194,36 triệu USD nhằm hỗ trợ bốn đô thị vừa của Việt Nam xây dựng một số cơ sở hạ tầng thiết yếu và tăng cường năng lực quy hoạch đô thị.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam- Hoa Kỳ hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng sân bay
18:43' - 18/04/2019
Ngày 18/4, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo về thúc đẩy hợp tác Hoa Kỳ - Việt Nam trong phát triển cơ sở hạ tầng sân bay của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Đầu tư công (sửa đổi): Gỡ những ách tắc tồn tại trong thời gian dài
17:07'
Sửa luật lần này được thực hiện kỹ càng, tiếp thu hầu hết ý kiến của các tỉnh, thành phố, đáng chú ý là việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, từ đó tháo gỡ được những ách tắc, khó khăn
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp cắt giảm phát thải và sản xuất bền vững cho ngành gỗ
16:47'
Tín hiệu tích cực là trong ngành gỗ, nhiều doanh nghiệp đã chủ động triển khai kiểm kê khí nhà kính để sẵn sàng đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường trong ESG, hướng tới phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển điện hạt nhân: Đảm bảo nhiệm vụ kép
16:44'
Chính phủ nhận định việc phát triển nguồn điện hạt nhân ở Việt Nam mang lại nhiều tác dụng, giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện, bảo đảm an ninh năng lượng.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội kết nối công nghệ số giữa các tỉnh vùng Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh
16:33'
Ngày 29/11, UBND Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số trong nông nghiệp – cơ hội kết nối công nghệ giữa Tây Nguyên và Tp. Hồ Chí Minh”.
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025
15:56'
Ngày 29/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.