Nhà thầu cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong gặp khó vì mặt bằng
Dự án cao tốc thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021 – 2025) đi qua địa bàn tỉnh Phú Yên, có tổng chiều dài 48,25 km được khởi công gói thầu đầu tiên từ ngày 1/1/2023. Tuy nhiên, đến nay nhà thầu phản ánh nhiều đoạn tuyến khó tiếp cận được mặt bằng để triển khai máy móc thi công.
Số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, tính đến nay, các nhà thầu của dự án đã huy động trên 120 thiết bị máy móc với khoảng 300 nhân sự chia làm 17 mũi thi công đường và 12 mũi thi công cầu, hầm. Các nhà thầu cho biết, mặc dù diện tích mặt bằng đã được UBND tỉnh Phú Yên bàn giao 42,6/48,05km đạt 88,65%, tuy nhiên thực tế nhà thầu mới tiếp cận để thi công được khoảng 21,41/48,05km đạt khoảng 51%.Mặc khác trong số 21,41 km mà nhà thầu tiếp cấp để thi công thì vẫn vướng tình trạng mặt bằng bàn giao không liên tục, xen kẽ, đặc biệt là các vị trí mặt đường được sử dụng làm đường tiếp cận của dự án. Đặc biệt, gói thầu XL01, địa phương đã bàn giao mặt bằng được 10,69/24 km, đạt 44%. Tuy vậy, nhà thầu cũng mới chỉ tiếp cận thi công được 7,1/24 km, đạt 29,5 %.

Lý do các nhà thầu cho hay là trên tuyến còn các công trình nhà ở, mồ mả, đường điện chưa di dời. Đặc biệt khu tái định cư chưa xây dựng. Ngoài ra, mặt bằng bàn giao xôi đỗ không liên tục. Một số vị trí đã bàn giao nhưng chưa chi trả tiền cho người dân dẫn đến bị người dân cản trở khi triển khai thi công.
Các nhà thầu cho biết, hiên vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà thầu vì không thể thi công đường công vụ để tiếp cận công trường, tập kết máy móc, nguyên vật liệu thi công…Với đường dân sinh, các nhà thầu cho biết, các đường tiếp cận tạm là đường bê tông nhỏ, khó khăn trong việc vận chuyển máy móc thiết bị, vật tư. Nhà thầu kiến nghị địa phương, chủ đầu tư đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng toàn tuyến để nhà thầu tổ chức thi công đường công vụ dọc. Từ đó mới giải quyết được bài toán về đường vận chuyển phục vụ thi công.Mặt khác, các nhà thầu lo ngại là vấn đề thời tiết. Điều kiện thời tiết của tỉnh Phú Yên mỗi năm có 4 tháng mưa liên tục (từ tháng 9 đến tháng 12) làm ảnh hưởng rất lớn đến công tác tổ chức thi công. Vì vậy, các nhà thầu phải tranh thủ lúc thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ, bù cho những tháng (khoảng 12 tháng của 3 năm hợp đồng) thời tiết xấu khó thi công.
“Với tình trạng mặt bằng bàn giao như hiện nay, dù nhà thầu muốn cũng không thể làm gì được. Thời gian thực hiện để hoàn thành dự án thì ngày một ngắn lại, chúng tôi rất sốt ruột, mong chính quyền địa phương, Chủ đầu tư sớm bàn giao đủ mặt bằng để nhà thầu triển khai thi công đồng bộ, khi đó mới có thể đảm bảo tiến độ đề ra”, đại diện một nhà thầu của dự án cho hay.Chính vì khó khăn về mặt bằng như vậy nên các nhà thầu chủ yếu đang thực hiện công tác phát quang, dọn dẹp mặt bằng thi công, thi công đường công vụ, khảo sát lập thiết kế bản vẽ thi công… dẫn đến sản lượng thi công trên công trường đang còn chậm chưa đáp ứng tiến độ.Trao đổi với phóng viên TTXVN về tình trạng trên, ông Lê Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý Đầu tư xây dựng (Bộ Giao thông Vận tải) chia sẻ, dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Chí Thạnh – Vân Phòng đang gặp khó khăn về mặt bằng cũng là tình trạng chung của một số dự án thành phần khác. Dù bàn giao khối lượng mặt bằng lớn nhưng do hạ tầng công cộng chưa được di chuyển, công với việc chậm hoàn thành các khu tái định cư dẫn tới bàn giao mặt bằng bị “xôi đỗ” gây khó khăn cho việc triển khai máy móc thi công của nhà thầu.Vì vậy, ông Nguyễn Quyết Tiến cho hay, hiện nay song song việc đề nghị các địa phương tích cực giải phóng mặt bằng thì Bộ Giao thông Vận tải cũng yêu cầu các chủ đầu tư chỉ đạo các nhà thầu khắc phục khó khăn, tập trung vào thi công các đoạn tuyến có mặt bằng sạch, các hạng mục cầu, công, hầm để đảm bảo sản lượng trên công trường.Ông Lê Quyết Tiến cũng thừa nhận, khó khăn về giải phóng mặt bằng luôn là thách thức đối với các dự án giao thông, vì vậy cần có sự chia sẻ, quyết tâm, đồng lòng của các cấp chính quyền địa phương, người dân thì mới tháo gỡ được.Bên cạnh khó khăn về giải phóng mặt bằng, một mối lo khác tại dự án thành phần cao tốc Chí Thạnh – Vân Phòng là vật liệu, các nhà thầu phản ánh, hiện giá vật liệu tại địa phương cao hơn giá theo dự toán. Đặc biệt, với mỏ đất, nhà thầu đang thương thảo với người dân, tuy nhiên giá thương thảo mặt bằng rất cao.Dự án cao tốc thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong có 2 gói thầu (XL01, XL02). Trong đó, gói thầu XL01 do Liên danh nhà thầu thi công gồm: Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Tổng công ty Thăng Long, Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc, Công ty cổ phần Xây dựng Dịch vụ và Thương Mại 68. Gói thầu có chiều dài 24km với giá trị gói thầu là 4.300 tỷ đồng. Trên tuyến, có 1 hầm dài hơn 1km và 16 cầu (gồm 11 cầu trên tuyến chính và 5 cầu trên tuyến ngang và nút giao).
Tin liên quan
-
DN cần biết
Chuẩn bị chọn nhà đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ dọc tuyến cao tốc Bắc Nam
17:31' - 10/04/2023
Bộ Giao thông Vận tải cho biết vừa có văn bản giao các Ban quản lý dự án khẩn trương lập danh mục công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc – Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
-
Kinh tế Việt Nam
Thống nhất phương án đầu tư cao tốc Ninh Bình - Thái Bình
11:50' - 08/04/2023
Bộ Giao thông Vận tải vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ và Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về phương án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Trị bổ sung mỏ đất làm vật liệu cho cao tốc Vạn Ninh-Cam Lộ
10:45' - 07/04/2023
Tỉnh Quảng Trị vừa bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai phá thị trường mới nổi, thị trường ngách là yêu cầu cấp thiết
18:42'
Thống kê từ Bộ Công Thương, lũy kế quý I/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 202,5 tỷ USD, ước tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Chưa vội bàn tới điều chỉnh tăng trưởng xuất khẩu
18:40'
Thời điểm này chưa vội để bàn tới chuyện về điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bởi các giải pháp đặt ra để làm sao có thể vượt qua các thách thức và giải pháp để tìm ra những cơ hội mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề nghị LG Display Việt Nam tiếp tục mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
17:58'
Chiều 4/4, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty TNHH LG Display Việt Nam Choi In Kwan.
-
Kinh tế Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Tìm giải pháp phù hợp ứng phó với chính sách thuế
17:45'
Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Công Thương chiều 4/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho rằng phải hết sức bình tĩnh, để tìm giải pháp phù hợp nhất, hài hòa lợi ích cả hai bên.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đưa giải pháp kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước
17:33'
Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 4 tháng 4 năm 2024 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mức thuế mới của Hoa Kỳ: Cơ hội và thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
17:14'
Theo Giám đốc Công ty cổ phần tiếp vận hàng hóa ĐMH, việc Hoa Kỳ tăng thuế nhập khẩu hàng hóa tác động đáng kể đến các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này, cả tích cực lẫn tiêu cực.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Quy định công bố hợp quy sản phẩm hàng hóa là không hợp lý
14:45'
Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật của từng lĩnh vực, đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành nâng mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành
13:29'
Mái thép trung tâm nhà ga hành khách sân bay Long Thành đã được nâng lên đỉnh mái.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự kiến đầu tư Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh theo hình thức BOT
13:28'
Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn 1 của dự án khoảng 120.412 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây lắp và thiết bị là 55.588 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 41.090 tỷ đồng.