Nhà xe với nỗi lo bến vắng, người thưa vì dịch COVID-19
Cả năm trông đợi vào vụ Tết, nhưng cho đến Tết "Ông Công, Ông Táo", sản lượng hàng khách của nhiều nhà xe sụt giảm hơn một nửa so với ngày bình thường. Tại các bến xe trên địa bàn Hà Nội, nhà xe buồn thiu còn hành khách thì thấp thỏm nỗi lo dịch bệnh.
*Xót ruột vì xe chạy rỗngDịch bệnh COVID-19 tái bùng phát với xu hướng phức tạp hơn đã khiến cho việc đi lại bằng các phương tiện công cộng của người dân trong các bến xe giảm sâu. Đỗ, chờ khách trong bến xe Nước Ngầm từ 14 giờ nhưng đến 17 giờ xe vẫn chưa đón được 1 người khách nào, bác tài Nguyễn Văn Dũng, nhà xe Nam Quỳnh Anh chạy tuyến Hà Nội - Nghệ An bày tỏ, dịp Tết nhưng xe "âm" suốt, ra không khách, về cũng không khách. Do lo sợ dịch bệnh, hành khách đặt vé rồi trả lại không đi nữa. Xe rỗng nhưng đúng giờ vẫn phải xuất bến (18 giờ) vẫn phải chạy, xe rỗng nhà xe lỗ nhiều nên rất lo lắng.Tại bến Giáp Bát cũng trong tình trạng tương tự, bác tài Lê Hùng Dũng - nhà xe Hiền Lan chạy tuyến huyện thành phố Thanh Hoá cho biết, ngày "Ông Công, Ông Táo hàng năm xe chật khách còn dư ra vài người. Nhưng năm nay khách vắng hẳn do lo người dân ngại dịch bệnh. Xe mới có 5 khách, chờ thêm 1 - 2 người nữa là chạy. Tình trạng này đã kéo dài khoảng 10 ngày nay, để bù xe rỗng chiều chạy ra Hà Nội đón khách dịp Tết Nguyên đán nhà xe đã tăng giá chặng Hà Nội - Thanh Hoá thêm 30.000 đồng/lượt.
Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết, dịp Tết năm nay, một số địa phương thực hiện giãn cách do dịch bệnh COVID-19 nên sản lượng hành khách qua lại bến xe sụt giảm 50 - 60% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm hơn các ngày thường, giảm đều trên các tuyến; trong đó tuyến Quảng Ninh dừng hoạt động từ khi Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh có công văn yêu cầu để phòng chống dịch bệnh COVID-19.Năm nay, tại bến xe Giáp Bát chỉ có 1 nhà xe tăng giá vé 40% là nhà xe Hiền Lan chạy các tuyến huyện Đông Sơn, Triệu Sơn, Sao Vàng, Thường Xuân (thành phố Thanh Hoá).
Tại Bến xe Mỹ Đình, Giám đốc bến xe Mỹ Đình Lý Trường Sơn cho hay, Bến dự phòng xe tăng cường nhưng với lượng khách thế này chỉ dùng đến rất ít. Trước ngày "Ông Công, Ông Táo" nhưng lượng khách sụt giảm khoảng 40%, lượng xe xuất bến cũng chỉ đạt 80% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do các tuyến chạy tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương phải dừng hoạt động để phòng dịch COVID-19, bên cạnh đó là yếu tố tâm lý lo sợ dịch bệnh của người dân. "Bao nhiêu năm làm ở bến xe chưa bao giờ ngày giáp Tết mà bến xe đìu hiu như vậy", ông Lý Trường Sơn bày tỏ. Lý giải nguyên nhân "bến vắng, người thưa", Giám đốc Công ty cổ phần bến xe Hà Nội Nguyễn Anh Toàn cho biết, ngoài nguyên nhân xe Limuosine, xe hợp đồng hút khách, dịp Tết năm nay các nhà xe hoạt động trong bến còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội, hành khách lo sợ dịch bệnh COVID-19, lượng xe nghỉ nhiều, sản lượng sụt giảm. Các ngày cao điểm 1,2,3/tháng 2 dương lịch, tức giáp ngày "Ông Công, Ông Táo" nhưng lượng khách giảm 40% so với ngày thường.Trong 3 bến xe lớn của thành phố là Giáp Bát, Mỹ Đình và Gia Lâm thì Bến xe Gia Lâm ảnh hưởng nhiều nhất do có tuyến chạy Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng hiện đang phải dừng hoạt động để phòng dịch COVID-19. Hành khách không đến bến ảnh hưởng đến sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp vận tải.
Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một doanh nghiệp chạy tuyến huyện thành phố Thanh Hoá thông báo phụ thu một chiều đã được các cơ quan chức năng chấp thuận và niêm yết giá vé công khai.
*Đứng, ngồi không yên vì xe bỏ bếnTheo Giám đốc bến xe Giáp Bát Nguyễn Tất Thành, hiện nay bến xe Giáp Bát có gần 100 nốt xe của hàng chục doanh nghiệp không hoạt động hoặc hoạt động với tỷ lệ rất thấp, chỉ từ 10 - 30%. Phần lớn nhà xe bỏ nốt thuộc các tuyến Thanh Hóa, Ninh Bình và Nam Định; trong đó, có những nhà xe hoạt động với quy mô khá lớn như: Công ty CP ôtô Ninh Bình, tỷ lệ nốt hoạt động cao nhất cũng chỉ hơn 20%, tương ứng khoảng 5 - 7 chuyến/ngày.
Trong khi trước đây, doanh nghiệp này có gần trăm chuyến hoạt động. Hay Công ty CP Du lịch thương mại và đầu tư Thiên Trường, đăng ký tuyến đi Ninh Bình nhưng bỏ không hoạt động ở bến.
Hầu hết nhà xe bỏ bến, hoạt động không đủ tỷ lệ quy định được chuyển từ bến xe Mỹ Đình về. Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng hành khách giảm nên nhiều đơn vị cũng đăng ký giảm số nốt xuống.
Tại bến xe Nước Ngầm, trước sự phát triển mạnh mẽ của xe hợp đồng và Limousine, nhiều nhà xe không chịu được áp lực bù lỗ đã bỏ bến chạy ngoài. Hiện, bến có gần 200 nốt xe bỏ bến, chưa kể một số nốt xe có tần suất hoạt động thấp. Phần lớn các nhà xe bỏ bến thuộc tuyến Nước Ngầm - Nam Định và Nước Ngầm - Thái Bình. Để giải quyết được tình trạng trên quan trọng nhất là người dân phải vào bến mua vé. Tuy nhiên đây là một bài toán khó vẫn chưa có lời giải thuyết phục. *Tuân thủ phòng chống dịchGhi nhận tại các bến xe cho thấy, việc tuân thủ phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại các bến xe khá nghiêm túc. Phần lớn các bến xe, nhà xe và hàng khách tuân thủ nghiêm túc các quy định phòng dịch như bố trí các điểm nước sát trùng, nhắc nhở đeo khẩu trang, tờ khai y tế... Tuy nhiên, thoảng nhà xe vẫn phải phát khẩu trang cho một vài hành khách không đeo khẩu trang. Tại bến xe Nước Ngầm bố trí hẳn một xe lưu động đi nhắc nhở người dân đeo khẩu trang. Nhưng ngay sau đó các lái phụ xe lại tháo ngay khẩu trang để túm năm tụm ba nói chuyện.
Ngồi chờ lên xe tại bến xe Nước Ngầm, chị Nguyễn Thị Hiền, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội chia sẻ, tâm lý khi đi phương tiện công cộng xe buýt, xe khách hay taxi nào thì cũng lo sợ dịch bệnh, nhưng Tết đến muốn về quê thì phải chấp nhận rủi ro. Năm nay, hành khách đi lại ít nên dễ mua vé, tuyến Hà Nội Nghệ An vẫn giữ nguyên, bến xe, nhà xe thực hiện các biện pháp phòng bệnh nên hành khách cũng yên tâm. Giám đốc công ty cổ phần bến xe Hà Nội Nguyễn Anh Toàn cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, công ty đã xây dựng kế hoạch phục vụ Tết, yêu cầu các bến xe, doanh nghiệp vận tải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương và thành phố về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 cũng như phối hợp với các lực lượng chức năng, doanh nghiệp vận tải đảm bảo tình hình an ninh trật tự, chống ùn tắc giao thông, đáp ứng đầy đủ nhu cầu đi lại cho người dân, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế tiếp nhận 21 tỷ đồng ủng hộ Quỹ mua vaccine phòng COVID-19
11:34' - 05/02/2021
Hiện Việt Nam đã đàm phán và ký thỏa thuận đối với nhà sản xuất vaccine AstraZeneca của Anh. Dự kiến, cuối tháng 2, đầu tháng 3/2021, lô vaccine đầu tiên của AstraZeneca sẽ về đến Việt Nam.
-
Ô tô xe máy
Hãng xe công nghệ Grab tăng các biện pháp an toàn COVID-19 trong dịp Tết
08:17' - 05/02/2021
Grab Việt Nam tiếp tục triển khai GrabProtect nhằm nâng cao vệ sinh, an toàn cho toàn bộ dịch vụ trên nền tảng Grab, góp phần hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19.
-
Kinh tế và pháp luật
Hải Dương xử phạt hơn 200 trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch COVID-19
21:29' - 04/02/2021
Theo thông tin từ Công an tỉnh Hải Dương, từ ngày 27/1 đến ngày 4/2, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương đã xử lý được 201 trường hợp vi phạm các quy định phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Cơ bản đã khống chế được ổ dịch COVID-19 tại Gia Lai
21:00' - 04/02/2021
Chiều tối 4/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 họp trực tuyến với Bộ Y tế và tỉnh Gia Lai về công tác phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.