Nhận định thị trường chứng khoán tuần từ 14 - 18/2: Hướng đến ngưỡng cao hơn
Nhận định về diễn biến giao dịch tuần tới, chuyên gia từ công ty chứng khoán cho rằng, trước mắt sẽ là khoảng thời gian tương đối tích cực của thị trường chứng khoán nếu nhìn trên góc độ thống kê lịch sử các năm trước đó. Theo thống kê, thị trường đã tăng điểm 5/6 lần trong giai đoạn 2016-2021 vào khoảng 3 tháng sau Tết (chỉ có năm 2020 thị trường giảm do ảnh hưởng của COVID-19).
* Mốc 1.500 điểm đang hỗ trợ chỉ số
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI (SSI), mốc 1.500 điểm đang hỗ trợ tốt cho chỉ số VN-Index. Từ vùng này, chỉ số VN-Index nhiều khả năng quay trở lại xu hướng tăng hướng đến vùng giá mục tiêu đầu tiên tại vùng đỉnh trước 1.537 điểm và xa hơn là 1.550-1.600 điểm.
Các chuyên gia từ Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam khai xuân Nhâm Dần 2022 khá thành công. Cổ đông của một số nhóm ngành đã được thị trường "mừng tuổi" như thép, hàng không, dầu khí. Điểm chưa được tích cực cho lắm là việc dòng tiền vẫn đang vào thị trường khá yếu. Tuy nhiên, điều này có thể được cải thiện trong thời gian tới.
Trước mắt nhà đầu tư sẽ là khoảng thời gian tương đối tích cực của thị trường nếu nhìn trên góc độ thống kê lịch sử các năm trước đó. Theo thống kê, thị trường đã tăng điểm 5/6 lần trong giai đoạn 2016-2021 vào khoảng 3 tháng sau Tết (chỉ có năm 2020 là giảm do ảnh hưởng của COVID-19).
Do đó trong tuần giao dịch tiếp theo từ 14-18/2, VN-Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm để hướng đến những ngưỡng cao hơn khi mà dòng tiền được dự báo sẽ quay trở lại thị trường tốt hơn so với tuần qua.
“Nhà đầu tư tham gia bắt đáy trong các phiên 12/1, 18/1 và 24/1 có thể tiếp tục nắm giữ danh mục hiện tại để tận dụng xu hướng tăng của thị trường”, SHS khuyến nghị.
Kết thúc tuần giao dịch đầu tiên của năm Nhâm Dần 2022 (từ 7- 11/2), VN-Index đứng ở mức 1.501,71 điểm, tương ứng tăng 22,75 điểm so với phiên trước kỳ nghỉ Tết. HNX-Index tăng 10,16 điểm lên 426,89 điểm. UPCoM-Index tăng 2,85 điểm lên 112,54 điểm.
Giá trị giao dịch trên HOSE tuần qua tăng 1,4%, nhưng giá trị giao dịch trên HNX lại giảm 14,2%, với trung bình gần 23.800 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Giao dịch của khối nhà đầu tư nước ngoài khá tiêu cực. Theo đó, khối ngoại đã bán ròng 10 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị 915 tỷ đồng.
Cổ phiếu nguyên vật liệu tăng mạnh nhất trong tuần qua khi tăng tới 10,4% giá trị vốn hóa. Tiêu biểu là nhóm cổ phiếu thép với hàng loạt mã tăng mạnh như HPG tăng 11,7%, TLH tăng 15,6%, HSG tăng 22,2%, NKG tăng 24,8%...
Bên cạnh đó, ngành dịch vụ tiêu dùng cũng có mức tăng 5,5% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ lực đẩy từ nhóm ngành hàng không do kỳ vọng sớm mở cửa trở lại ngành du lịch. Các cổ phiếu như: ACV tăng 6,9%, HVN tăng 7,8%, VJC tăng 8,9%...
Cổ phiếu dầu khí cũng có một tuần giao dịch tưng bừng với mức tăng 5,4% giá trị vốn hóa nhờ được hưởng lợi từ đà tăng của giá dầu thế giới. Cụ thể, PVB tăng 5,6%, PVS tăng 7%, OIL và PVC đều tăng 7,6%, BSR tăng 11%...
Các nhóm ngành khác đều có mức tăng tích cực như: cổ phiếu nhóm công nghiệp tăng 4,2% giá trị vốn hóa, tiện ích cộng đồng tăng 3,3%, hàng tiêu dùng cũng tăng 3,3%, công nghệ thông tin tăng 3,2%, dược phẩm và y tế tăng 1,2%.
Ở chiều ngược lại, chỉ có nhóm tài chính giảm 2% do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ VIC giảm 15,8%, VHM giảm 0,7%.
Dưới góc nhìn của Công ty cổ phần Chứng khoán MB-MBS, áp lực bán từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn chưa làm ảnh hưởng đến xu hướng phục hồi của chỉ số VN-Index hướng về đỉnh cũ 1.530 điểm.
Dù vậy theo MBS, với diễn biến của thị trường đang đi ngang như hiện tại, nhà đầu tư nên hạn chế chiến lược lướt sóng, các phiên điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu danh mục và tăng tỷ trọng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công…
Thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm trong bối cảnh chứng khoán thế giới đã liên tiếp đi xuống do nhiều yếu tố tiêu cực đang tác động.
*Chứng khoán thế giới trước nỗi lo lạm phát
Chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần 11/2, khi những lo ngại gia tăng về nguy cơ quan hệ giữa Nga và Ukraine diễn biến xấu đi đã khiến giới đầu tư tháo chạy khỏi các loại tài sản rủi ro cao như chứng khoán.
Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 1,4% xuống 34.738,06 điểm. Chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 1,9% xuống 4.418,64 điểm. Còn chỉ số công nghệ Nasdaq sụt giảm 2,8% và đóng phiên với 13.791,15 điểm.
Phiên này, chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Nhà Trắng cảnh báo quan hệ giữa Nga và Ukraine có thể diễn biến xấu đi và giới đầu tư đánh giá kết quả khảo sát cho thấy niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã giảm xuống mức thấp mới trong 10 năm qua vào đầu tháng Hai, trước những lo ngại về tình trạng lạm phát gia tăng.
Theo kết quả khảo sát được công bố ngày 11/2 của Đại học Michigan (Mỹ), chỉ số niềm tin tiêu dùng sơ bộ đã giảm từ mức 67,2 điểm trong tháng Một xuống mức 61,7 điểm trong nửa đầu tháng Hai, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2011.
Ông Richard Curtin, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khảo sát nói trên, cho biết cho biết 1/3 người tiêu dùng cho biết khả năng tài chính cá nhân của họ đã bị ảnh hưởng bởi lạm phát cao hơn, và gần một nửa người tiêu dùng dự đoán thu nhập đã được điều chỉnh theo lạm phát của họ sẽ giảm xuống trong năm tới.
Như vậy, cả ba chỉ số chính trên Phố Wall đều giảm điểm trong tuần qua, qua đó chấm dứt chuỗi hai tuần tăng điểm trước đó. Trong đó, chỉ số Nasdaq giảm mạnh nhất với mức giảm 2,2% trong cả tuần, tiếp đến là chỉ số S&P 500 với mức giảm 1,8% và chỉ số Dow Jones với mức giảm 1%.
Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cho biết, lạm phát ở Mỹ trong tháng 1 tăng vượt xa dự báo, cho thấy bức tranh lạm phát ngày càng đáng lo ngại và củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ liên tục nâng lãi suất trong năm nay và bước nhảy lãi suất của cuộc họp tháng 3 có thể sẽ là 0,5 điểm phần trăm thay vì 0,25 điểm phần trăm như dự báo ban đầu.
Báo cáo được Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 10/2 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 của nước này tăng 7,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 2/1982. Trước đó, các chuyên gia được Dow Jones khảo sát dự báo mức tăng 7,2%.
Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống trong phiên giao dịch 11/2, sau khi chứng kiến đà bán tháo trên Phố Wall trong phiên trước đó, do các chỉ số phản ứng với báo cáo về lạm phát của Mỹ, càng "thổi bùng lên" kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tích cực hơn với chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ.
Trong khi thị trường chứng khoán Tokyo đóng cửa nghỉ lễ thì tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc kết thúc phiên này trong sắc đỏ, dứt chuỗi ba ngày đi lên liên tiếp khi giảm 0,87% xuống 2.747,71 điểm. Trong khi đó, tại thị trường Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt mất điểm, sau khi Mỹ công bố số liệu lạm phát tăng vượt dự báo.
Hai chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt hạ 0,07% và 0,66% xuống các mức 24.906,66 điểm và 3.462,95 điểm./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ khép lại chuỗi hai tuần tăng giá liên tiếp
13:36' - 12/02/2022
Chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch 11/2, khi những lo ngại gia tăng về nguy cơ quan hệ giữa Nga và Ukraine diễn biến xấu đi.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên 11/2
17:15' - 11/02/2022
Thị trường chứng khoán châu Á hầu hết đi xuống trong phiên giao dịch 11/2, sau khi chứng kiến đà bán tháo trên Phố Wall trong phiên trước đó.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 11/2: Cổ phiếu dầu khí, chứng khoán tiếp tục nâng đỡ thị trường
16:01' - 11/02/2022
Sự hưng phần của thị trường chứng khoán năm mới Nhâm Dần đã “hạ nhiệt” khi các chỉ số trên thị trường trong phiên giao dịch hôm nay đã lùi xuống mức tham chiếu.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Chứng khoán thoát thế đi ngang, khối ngoại mua ròng 6 phiên liên tiếp
16:46' - 29/11/2024
Thị trường chứng khoán phiên hôm nay tăng khá mạnh, thoát thế đi ngang trong mấy phiên vừa qua. Đáng chú ý, khối ngoại đã có 6 phiên liên tiếp mua ròng.
-
Chứng khoán
Các thị trường chứng khoán châu Á phiên 29/11 biến động trái chiều
16:44' - 29/11/2024
Chốt phiên 29/11, chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản giảm 0,4%, xuống 38.208,03 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của Hong Kong (Trung Quốc) tăng 0,3%, lên 19.423,61 điểm.
-
Chứng khoán
MIG chào bán hơn 25,9 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu
09:34' - 29/11/2024
Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã chứng khoán MIG) sẽ chào bán 25.900.875 cổ phiếu MIG cho cổ đông hiện hữu với giá 10 nghìn đồng/cổ phiếu.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 29/11
09:30' - 29/11/2024
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm FOX, MWG và DBC.
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp giao dịch cổ phiếu số lượng lớn hôm nay 29/11
09:09' - 29/11/2024
Hôm nay 29/11, có 3 doanh nghiệp bắt đầu đăng ký giao dịch cổ phiếu số lượng lớn gồm: VST, PVL, PSC.
-
Chứng khoán
Thị trường chứng khoán châu Âu phục hồi
07:40' - 29/11/2024
Bà Brooks nhận định nếu tăng trưởng của châu Âu vẫn yếu, có thể sẽ có thêm các đợt cắt giảm lãi suất xuống 1,5%, vì ECB có thể phải duy trì lập trường nới lỏng để thúc đẩy nền kinh tế.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau tín hiệu mới
18:04' - 28/11/2024
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch chiều 28/11 sau khi lợi suất trái phiếu Mỹ giảm và lạm phát của Mỹ ổn định.
-
Chứng khoán
Chứng khoán đi ngang, thanh khoản ngày càng giảm
16:31' - 28/11/2024
Dòng tiền vào thị trường ngày càng giảm khiến giao dịch trở nên “mờ nhạt”, mức tăng và giảm của các mã cổ phiếu rất nhỏ. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng giảm quy mô giao dịch.
-
Chứng khoán
Niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024
10:08' - 28/11/2024
Năm 2024, cổ phiếu MCH của Masan Consumer đã tăng điểm ấn tượng từ mức 89.200 đồng/cổ phiếu lên mức dao động quanh vùng giá 220.000 đồng/cổ phiếu (tháng 11).