Nhận định trái chiều của OPEC và IEA về thị trường dầu
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 15/1 dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2026 sẽ tăng với tốc độ tương tự như năm 2025, đồng thời lần thứ sáu hạ con số ước tính cho năm 2024, sau sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới.
Dự báo cho năm 2026 phù hợp với quan điểm của OPEC rằng mức sử dụng dầu của thế giới sẽ tăng trong 20 năm tới. Quan điểm này của OPEC trái ngược với dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) rằng nhu cầu dầu sẽ đạt đỉnh trong thập kỷ này khi thế giới chuyển sang năng lượng sạch hơn. Trong báo cáo hàng tháng vừa được công bố, OPEC cho rằng nhu cầu dầu sẽ tăng 1,43 triệu thùng/ngày vào năm 2026, tương tự như mức tăng trưởng ước tính 1,45 triệu thùng/ngày trong năm 2025. Đây là lần đầu tiên OPEC đưa ra dự đoán cho năm 2026 trong báo cáo hàng tháng. Báo cáo của OPEC nhận định nhiên liệu vận tải sẽ là động lực thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2026, khi hoạt động di chuyển bằng đường hàng không được dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng. Một bảng thống kê trong báo cáo cho thấy tăng trưởng nhu cầu ước tính cho năm 2024 ở mức 1,5 triệu thùng/ngày, thấp hơn mức 1,61 triệu thùng/ngày được đưa ra trong báo cáo tháng trước. Đây là lần thứ sáu liên tiếp OPEC hạ mức ước tính cho năm 2024. Trước đó, vào tháng 7/2024, OPEC ước tính nhu cầu thế giới có thể tăng 2,25 triệu thùng/ngày trong năm 2024. Dự báo về nhu cầu nói trên của OPEC là mức cao nhất trong số những dự báo của ngành dầu mỏ. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định tình trạng dư thừa trên thị trường dầu mỏ toàn cầu trong năm 2025 sẽ nhỏ hơn dự đoán trước đó, do nhu cầu mạnh hơn và những rủi ro mới đối với nguồn cung. IEA nhận định thời tiết tháng 12 trở nên lạnh hơn đáng kể ở Canada, cũng như khu vực phía Bắc và miền trung của Mỹ. Theo báo cáo của IEA, thời tiết có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất ở Bắc Mỹ và làm giảm hơn nữa lượng dầu dự trữ vốn đã ở mức thấp tại trung tâm Cushing, Oklahoma của Mỹ. Lượng dầu dự trữ ở các nước phát triển đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 8/2022. IEA cho biết lượng dầu dự trữ toàn cầu được dự đoán sẽ tăng thêm 725.000 thùng/ngày trong năm 2025, thay vì 950.000 thùng/ngày như dự báo trước đó. Bên cạnh đó, giá dầu cũng được hỗ trợ khi các nhà giao dịch đang cân nhắc nhiều rủi ro đối với nguồn cung. Theo báo cáo, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga có thể "gây gián đoạn đáng kể chuỗi cung ứng và phân phối dầu của Nga". IEA cũng cho rằng xuất khẩu từ Iran có thể bị hạn chế nếu chính phủ sắp tới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có lập trường cứng rắn hơn như đã cam kết.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu đạt mức cao nhất trong nhiều tháng
07:45'
Giá dầu tăng hơn 2% trong phiên 15/1 do sự sụt giảm trong kho dự trữ dầu thô của Mỹ và nguy cơ gián đoạn nguồn cung do các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm sau khi Mỹ dự báo nhu cầu ổn định
08:15' - 15/01/2025
Đà giảm của giá dầu được hạn chế bởi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ và Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
7 lý do khiến Indonesia vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu dầu
06:30'
Tiêu thụ nhiên liệu của Indonesia tiếp tục tăng theo từng năm do dân số tăng và kinh tế mở rộng. Ngành vận tải, với số lượng xe cơ giới ngày càng tăng, là lĩnh vực có mức tiêu thụ nhiên liệu lớn.
-
Phân tích - Dự báo
Kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Mỹ-Nhật
05:30'
Bài viết trên “Diễn đàn Đông Á” cho rằng khi cựu Thủ tướng Fumio Kishida đến thăm Washington tháng 4/2024, ông và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng "kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Mỹ-Nhật".
-
Phân tích - Dự báo
Nguyên nhân khiến xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ASEAN tăng vọt
06:30' - 15/01/2025
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu trong tháng 12/2024.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều thách thức chờ đợi nền kinh tế Thái Lan trong năm 2025
05:30' - 15/01/2025
Theo trang Thaipbsworld.com số ra mới đây, triển vọng kinh tế Thái Lan năm 2025 cho thấy tiềm năng tăng trưởng, nhưng cũng đang bị cản trở bởi những thách thức tiềm ẩn.
-
Phân tích - Dự báo
"Sân chơi" mới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
06:30' - 14/01/2025
Bài phân tích mới đây trên Fulcrum nhận định, các thành viên ASEAN nên tìm kiếm sức mạnh tập thể và trông cậy vào cộng đồng của chính mình để vượt qua thách thức trong những năm tới.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp mũi nhọn của Australia
05:30' - 14/01/2025
Theo tạp chí The Conversation, một nghiên cứu mới đây đã tiết lộ lý do vì sao người nông dân chăn nuôi bò sữa ở Australia đang dần rời bỏ ngành nông nghiệp mũi nhọn mà họ đã theo đuổi từ rất lâu.
-
Phân tích - Dự báo
Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu
10:17' - 13/01/2025
Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.
-
Phân tích - Dự báo
Đức vẫn cần tiếp tục giảm lượng khí thải carbon
06:30' - 13/01/2025
Các quốc gia trên khắp thế giới đang nỗ lực giảm lượng khí thải CO2 khiến Trái đất nóng lên. Đức chỉ phát thải chưa đến 2% lượng khí CO2 toàn cầu, nhưng như vậy cũng vẫn còn quá nhiều. Tại sao?
-
Phân tích - Dự báo
2025 là năm của vàng hay bitcoin?
05:30' - 13/01/2025
Năm 2024 là một năm tuyệt vời đối với vàng. Giá vàng đã tăng thêm khoảng 30%, trong khi nhu cầu về kim loại quý này cũng phát triển ở hầu hết các khía cạnh.