Nhật Bản cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer cho nhóm trẻ từ 12-15 tuổi
Ngày 31/5, Chính phủ Nhật Bản đã cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer (Mỹ) cho nhóm trẻ từ 12-15 tuổi. Như vậy, đây là loại vaccine phòng COVID-19 đầu tiên được cấp phép sử dụng với trẻ em ở Nhật Bản.
Theo đó, việc tiêm phòng miễn phí vaccine của Pfizer tại Nhật Bản đã được mở rộng tới độ tuổi trẻ em từ 12-15 tuổi, thay vì chỉ ở độ tuổi trên 16 như hiện nay. Tuy nhiên, nhóm trẻ từ 12-15 sẽ không được tiêm ngay vì Nhật Bản vẫn đang trong quá trình tiêm cho các nhân viên y tế và những người trên 65 tuổi.
Đáng chú ý, Bộ Y tế Nhật Bản cũng cho phép nới lỏng các yêu cầu bảo quản với vaccine của Pfizer. Theo đó, vaccine được bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh từ 2-8 độ C trong tối đa 1 tháng sau khi lấy ra khỏi tủ đông, thay vì mức chỉ 5 ngày như quy định trước đây.
Công ty dược của Mỹ đã đề xuất cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-15 tuổi sau khi kết quả thử nghiệm lâm sàng với 2.260 trẻ em cho thấy vaccine của hãng có hiệu quả bảo vệ lên tới 100% với trẻ em trong độ tuổi này.
Cũng trong tháng 5, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã "bật đèn xanh" cho việc sử dụng vaccine của Pfizer cho nhóm trẻ từ 12-15 tuổi.
So với nhiều quốc gia phát triển khác thì Nhật Bản đang chậm chân hơn trong triển khai tiêm chủng, với chỉ khoảng 6% trong dân số 126 triệu người đã được tiêm ít nhất 1 mũi.
Thủ tướng Suga Yoshihide kêu gọi đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng để đạt mục tiêu tiêm cho toàn bộ người cao tuổi trước tháng 7, khi Olympic Tokyo khai mạc. Chính phủ Nhật Bản đã đạt các thỏa thuận đặt mua lượng vaccine Pfizer đủ cho 97 triệu người và ký kết hợp đồng mua vaccine từ một số quốc gia khác như Moderna (Mỹ) và AstaZeneca (Anh/Thụy Điển).
Cũng trong ngày 31/5, hãng dược phẩm Dr. Reddy của Ấn Độ thông báo đang đàm phán với chính phủ nước này về việc cấp phép sử dụng vaccine phòng COVID-19 Sputnik Light của Nga.
Nếu được cấp phép thì vaccine Sputnik Light sẽ trở thành loại vaccine thứ 4 được lưu hành tại Ấn Độ, sau Covishield của AstraZeneca, Covaxin của công ty dược nội địa Bharat Biotech và Sputnik-V của Nga.
Hiện Dr Reddy cũng đang thảo luận với Chính phủ Ấn Độ và các đơn vị tư nhân về việc cung ứng vaccine Sputnik V cho thị trường nước này. Dự kiến, vaccine sputnik V sẽ được lưu hành thương mại tại Ấn Độ từ giữa tháng 6 tới.
Sputnik Light là phiên bản chi phí rẻ hơn của vaccine Sputnik V và chỉ cần một liều duy nhất. Vaccine này đã chính thức được cấp phép sử dụng ở Nga ngày 6/5. Theo Phó Thủ tướng Tatyana Golikova, Sputnik Light sẽ được đưa vào tiêm đại trà tại nước này từ tháng 1/2022 và có thể được sử dụng cho đối tượng từ 18-60 tuổi và những người có lượng kháng thể thấp.
Giám đốc điều hành đơn vị phát triển vaccine- Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF)- ông Kirill Dmitriev nhấn mạnh với giá thành sản xuất rẻ (dự kiến thấp hơn 10 USD) và chỉ cần tiêm 1 mũi, vaccine Sputnik Light có thể giúp nhiều quốc gia đẩy nhanh chương trình tiêm chủng./.
>>Những tín hiệu lạc quan về vaccine COVID-19 "Made in Vietnam"
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ cấm các khách sạn chào mời gói dịch vụ tiêm vaccine COVID-19
19:02' - 30/05/2021
Các khách sạn ở Ấn Độ nếu cung cấp gói dịch vụ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho khách du lịch sẽ bị coi là vi phạm quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ dành nhiều ưu đãi cho người đã tiêm vaccine phòng dịch COVID-19
12:57' - 30/05/2021
Để khuyến khích người dân tiêm vaccine, bang Ohio đã mạnh tay chi hàng triệu USD thưởng cho những người đã tiêm phòng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.