Nhật Bản: Lạm phát cơ bản giảm mạnh nhất trong 10 năm
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 22/1, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (MIC) cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cơ bản (lạm phát cơ bản) của nước này trong tháng 12/2020 đã giảm 1% so với cùng kỳ năm trước đó.
Đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số này giảm và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2010.
Dù mức giảm trên vẫn thấp hơn so với con số 1,1% do các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó, nó vẫn cao hơn mức giảm 0,9% của tháng 11/2020.Việc chỉ số này liên tục giảm khiến không ít người lo ngại Nhật Bản có thể rơi trở lại vòng xoáy thiểu phát, nhất là trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu sẽ sớm lắng dịu tại nước này.
Trước đó, số liệu của MIC cho thấy chỉ số CPI cơ bản của Nhật Bản trong năm 2020 đã lần đầu tiên giảm trong vòng 4 năm, với mức giảm bình quân 0,2%.
Theo giới phân tích, nguyên nhân khiến lạm phát ở Nhật Bản tiếp tục giảm một phần là do sự sụt giảm của giá dầu trên thị trường thế giới.Bên cạnh đó, việc dịch COVID-19 tái bùng phát ở nhiều địa phương kết hợp với tình hình việc làm trở nên bấp bênh đã khiến nhiều người phải “thắt lưng, buộc bụng”, từ đó tác động tới nhu cầu và giá của nhiều mặt hàng.
Giới phân tích dự báo lạm phát ở Nhật Bản có thể tiếp tục giảm trong tháng 1/2021 sau khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp ở 11 tỉnh, thành, bao gồm cả Thủ đô Tokyo, từ đó tác động tiêu cực tới đà phục hồi của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới này.Trước đó, GDP thực tế của Nhật Bản đã sụt giảm tới 28,1% trong quý II/2020 sau khi Chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc trong các tháng 4 và 5/2020./.
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Nhật Bản: BoJ giữ nguyên đánh giá kinh tế đối với 5 trong 9 khu vực
07:32' - 15/01/2021
BoJ nhận định tình hình kinh tế tại nhiều khu vực vẫn đáng ngại do dịch COVID-19, nhưng có những dấu hiệu khởi sắc đã xuất hiện.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga-Mỹ đạt kết quả tích cực
21:48' - 18/02/2025
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo nước này và Nga ngày 18/2 đã nhất trí giải quyết các vấn đề gây cản trở trong quan hệ Mỹ-Nga và bắt đầu xây dựng lộ trình chấm dứt xung đột Nga-Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà Trắng làm rõ vai trò của tỷ phú E.Musk trong Chính phủ Mỹ
21:18' - 18/02/2025
Nhà Trắng đã làm rõ vai trò của ông chủ Tesla Elon Musk trong chính phủ Mỹ, khẳng định rằng vị tỷ phú công nghệ này không có thẩm quyền ra quyết định sau nhiều tranh cãi về quyền lực của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán Nga - Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới?
19:23' - 18/02/2025
CEO Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga Kirill Dmitriev cho biết tiến triển các cuộc đàm phán Nga – Mỹ về kinh tế có thể đạt được trong 2-3 tháng tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU khẳng định không dỡ bỏ trừng phạt Nga - Trung Quốc
19:12' - 18/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 18/2, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) khẳng định khối này sẽ không dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga ngay cả khi Mỹ làm như vậy.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng mới của ngành đóng tàu Hàn Quốc
10:43' - 18/02/2025
Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang cân nhắc kế hoạch sản xuất ở nước ngoài khi các xưởng đóng tàu trong nước hoạt động hết công suất.
-
Kinh tế Thế giới
Nga chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về an toàn hàng hải ở Biển Azov
10:00' - 18/02/2025
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 17/2 đã ký văn bản chấm dứt thỏa thuận với Ukraine về các biện pháp đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Azov và Eo biển Kerch.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao chương trình chế tạo chuyên cơ Air Force One cho Tổng thống Mỹ bị trì hoãn?
08:35' - 18/02/2025
Chương trình chế tạo chuyên cơ phục vụ Tổng thống Mỹ “Không lực Một” (Air Force one) có thể bị trì hoãn thêm cho đến năm 2027 hoặc nhiều năm sau đó vì nhiều nguyên nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đặt mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030
08:15' - 18/02/2025
Để hiện thực hóa mục tiêu sản xuất 300 triệu tấn thép vào năm 2030 của Chính phủ Ấn Độ, công suất sản xuất thép thô của nước này phải tăng trưởng 8%/năm .
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu công nghệ cao của Mexico sang Mỹ đạt mức kỷ lục
08:01' - 18/02/2025
Mexico đã lập kỷ lục mới trong quan hệ thương mại với Mỹ khi kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao sang thị trường này vượt ngưỡng 100 tỷ USD trong năm 2024.