Nhật Bản: Lao động không chính quy chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi đại dịch COVID-19
Theo đó, trong số 79.608 lao động bị mất việc trong năm 2020 do đại dịch COVID-19, số lao động không chính quy, bao gồm những người làm thêm, làm việc bán thời gian, lên đến 38.000 người, chiếm gần 50%.
Kết quả thống kê của Bộ trên cũng cho thấy số lao động mất việc tại Nhật Bản tăng nhanh kể từ khi chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc vào tháng 4/2020, trong đó nhiều trường hợp đã không thể tìm được việc làm mới sau khi mất việc do nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp sụt giảm.
Để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, Chính phủ Nhật Bản đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, trong đó có chế độ “hỗ trợ duy trì việc làm” được triển khai từ giữa năm 2020 đến nay.
Trong thời gian tới, chính phủ nước này tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và lao động trong lĩnh vực du lịch, ăn uống có nguyện vọng chuyển đổi công việc với mức hỗ trợ tối đa một năm là 225 triệu yen (khoảng 2,18 triệu USD).
Người lao động sẽ được hỗ trợ đào tạo tay nghề thông qua các chương trình giảng dạy kỹ năng thực tế, hỗ trợ kinh phí tham gia các khóa học cấp chứng chỉ ngành nghề mới.
Đối với ngành điều dưỡng đang thiếu hụt nguồn nhân lực, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu chuyển đổi 22.000 lao động sang làm việc trong ngành này thông qua chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, sinh hoạt phí, cùng với khoản vay 200.000 yên không cần hoàn lại nếu đáp ứng điều kiện làm việc trong ngành điều dưỡng trên hai năm, kể từ tháng 4/2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản có thể ngừng cấp phép nhập cảnh vì mục đích kinh doanh
13:56' - 05/01/2021
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm soát biên giới bằng việc chấm dứt cấp phép nhập cảnh vì mục đích kinh doanh.
-
Kinh tế & Xã hội
Từ tháng 4, Nhật Bản hỗ trợ lao động chuyển việc sang ngành điều dưỡng
11:27' - 05/01/2021
Từ tháng 4/2021, Nhật Bản sẽ hỗ trợ lao động chuyển việc sang ngành điều dưỡng, làm việc tại các cơ sở phúc lợi xã hội, trong bối cảnh dịch COVID-19 khiến nguồn lao động ngành này bị thiếu hụt lớn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nguy cơ gia tăng các vụ phá sản của công ty Pháp trong năm 2021
06:30'
Những tác động "domino" của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Pháp sẽ được nhận thấy một cách rõ ràng trong năm 2021.
-
Kinh tế Thế giới
COVID-19 khiến kinh tế thế giới thiệt hại trên 10.000 tỷ USD trong năm 2020-2021
05:30'
Nền kinh tế thế giới ước giảm 4,3% trong năm 2020, một mức suy giảm chỉ xảy ra trong cuộc Đại suy thoái và trong hai cuộc chiến tranh thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc liệu có thể trở thành hình mẫu để tái cơ cấu kinh tế?
17:31' - 18/01/2021
Trung Quốc đang đứng trước ngưỡng cửa những chuyển đổi lớn trong giáo dục và phát triển kỹ năng sẽ phục vụ cho nền kinh tế số hóa và tự động hóa mới.
-
Kinh tế Thế giới
Anh hy vọng nới lỏng biện pháp phong tỏa từ tháng 3/2021
15:48' - 18/01/2021
Chính phủ Anh hy vọng sẽ giảm bớt một số biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan vào tháng 3/2021.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn biến mới việc Mỹ thu hồi giấy phép bán hàng cấp cho Huawei
15:38' - 18/01/2021
Chính phủ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông báo cho một số nhà cung cấp của tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei (Trung Quốc) về việc thu hồi một số giấy phép bán hàng cấp cho Huawei.
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia sẽ sử dụng vaccine viện trợ của Trung Quốc
15:38' - 18/01/2021
Trung Quốc sẽ viện trợ cho Campuchia một triệu liều vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng Sinopharm của Trung Quốc sản xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể mới nguồn gốc từ Anh
15:32' - 18/01/2021
Ngày 18/1, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết nước này đã ghi nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
FBI sàng lọc binh sĩ Vệ binh quốc gia trước thềm lễ nhậm chức của Joe Biden
15:31' - 18/01/2021
Quân đội Mỹ xác nhận sẽ có khoảng 25.000 binh sĩ Vệ binh Quốc gia được triển khai tại thủ đô Washington để bảo vệ lễ nhậm chức của ông Biden.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất trong hơn 40 năm
12:11' - 18/01/2021
Số liệu chính thức công bố ngày 18/1 cho thấy kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong hơn bốn thập niên trong năm 2020, bất chấp sự phục hồi sau dịch COVID-19.