Nhật Bản loại Huawei và ZTE khỏi danh sách nhà cung cấp mua sắm công
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh quan ngại về những vi phạm an ninh đã khiến Mỹ và một số nước khác cấm hai tập đoàn của Trung Quốc cung cấp các sản phẩm hạ tầng.
Theo hãng tin Kyodo, các quan chức an ninh mạng của các bộ và cơ quan có liên quan trong Chính phủ Nhật Bản đã nhất trí với kế hoạch trên, nhưng không nêu đích danh hai tập đoàn Trung Quốc để tránh gây ảnh hưởng đến quan hệ hai nước vốn đang có những dấu hiệu cải thiện.
Với quyết định này, Nhật Bản đã gia nhập danh sách các nước từ chối trang bị các sản phẩm của Huawei và ZTE cho các cơ quan chính phủ.
Tháng 8 vừa qua, Mỹ đã ban hành Đạo luật Ủy quyền quốc phòng quốc gia, cấm chính phủ sử dụng các thiết bị và dịch vụ của Huawei và ZTE do lo ngại hai tập đoàn này có mối liên hệ với tình báo Trung Quốc. Australia cũng đã quyết định không sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc cho mạng di động thế hệ mới.
Các lệnh cấm trên được đưa ra sau khi Mỹ đề nghị các nước đồng minh tránh sử dụng các sản phẩm của hai tập đoàn trên vì "những sản phẩm này có thể chứa những loại virus thường được dùng để tấn công mạng".
Trước đó, ngày 7/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bày tỏ đặc biệt lo ngại về thông tin Nhật Bản có kế hoạch cấm các cơ quan chính phủ mua thiết bị của hai tập đoàn công nghệ viễn thông Huawei và ZTE.
Dù lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc vẫn đang phụ thuộc vào một số mặt hàng xuất khẩu Mỹ như bộ vi xử lý, nhưng Bắc Kinh muốn biến đất nước mình đi đầu về công nghệ toàn cầu, với một sản phẩm mạng không dây công nghệ có thể cạnh tranh với Mỹ, trong một kế hoạch mạng tên "Sản xuất tại Trung Quốc 2025".
Huawei là một trong các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ viễn thông lớn nhất thế giới. Sản phẩm của tập đoàn này được các nhà mạng trên toàn thế giới sử dụng, trong đó có châu Âu và châu Mỹ.
Tuy nhiên, các công ty của Huawei ở Mỹ đã bị ảnh hưởng do xuất hiện các lo ngại rằng hãng có thể hủy hoại tính cạnh tranh của Mỹ và rằng điện thoại di động và thiết bị mạng của hãng có thể tạo nền tảng cho hoạt động do thám của Bắc Kinh.
Trước Nhật Bản, trong năm nay, Australia, New Zealand và Anh đã lần lượt từ chối một số dịch vụ của Huawei do lo ngại an ninh.
Trong khi đó, năm ngoái, ZTE đã suýt sụp đổ sau khi Washington cấm các công ty Mỹ bán phần mềm quan trọng hoặc các thiết bị phần mềm cho tập đoàn này trong 7 năm.
Tuy nhiên, lệnh cấm đã được hủy bỏ sau khi ZTE chấp nhận nộp phạt 1 tỷ USD. Với 70.000 nhân viên trên toàn cầu, ZTE là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Huawei khẳng định không gây ra mối đe dọa an ninh
10:23' - 08/12/2018
Huawein liên tục vấp phải sự giám sát nghiêm ngặt tại các quốc gia phương Tây do lo ngại nguy cơ do thám hệ thống thông tin tại các quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Bắt CFO Huawei: "Thêm dầu vào lửa" căng thẳng Mỹ Trung
19:20' - 07/12/2018
Vụ việc Canada bắt giữ lãnh đạo Huawei Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Mỹ đang được ví như một "thùng dầu" đổ thẳng vào "ngọn lửa" căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung.
-
Kinh tế Thế giới
Lệnh cấm ZTE khiến nhiều công ty viễn thông xem xét lại chiến lược kinh doanh
21:34' - 17/07/2018
Những xáo trộn trong hoạt động của Veon, một trong 10 công ty cung cấp dịch vụ di động lớn được coi là ví dụ minh hoạ cho ảnh hưởng của lệnh cấm kéo dài ba tháng mà Washington đã áp lên ZTE.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc họp với các công ty tư nhân nhằm ứng phó với thuế quan của Mỹ
19:08'
Động thái này diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả đến cùng sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế bổ sung 50% lên hàng hóa từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc chi bổ sung 6,8 tỷ USD ứng phó thuế quan của Mỹ
16:38'
Ngày 8/4, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Choi Sang Mok tuyên bố chính phủ nước này sẽ công bố chi tiết về ngân sách bổ sung được đề xuất trị giá 10.000 tỷ won (6,8 tỷ USD) vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Fed cảnh báo nguy cơ lạm phát “nóng” trở lại
15:35'
Chủ tịch Fed chi nhánh bang Chicago, ông Austan Goolsbee cho biết giới doanh nghiệp đang ngày càng lo ngại các mức thuế mới có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng và khiến áp lực lạm phát quay trở lại.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Malaysia cử quan chức tới Washington để đàm phán
15:23'
Liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, Chính phủ Nhật Bản và Malaysia sẽ cử các quan chức tới Washington để bắt đầu đàm phán về mức thuế mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
-
Kinh tế Thế giới
Vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng
14:53'
Các công ty vận tải biển Trung Quốc có thể đối mặt với nguy giảm lợi nhuận nghiêm trọng khi các biện pháp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đe dọa gây tổn hại nặng nề cho thương mại toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Cuộc chiến thương mại toàn diện và suy thoái kinh tế
14:43'
Nhiều chuyên gia kinh tế thế giới cảnh báo việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế cao hàng hóa nhập khẩu có thể châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn diện đẩy nhiều nền kinh tế vào suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple
13:45'
Ấn Độ đang nổi lên như một trung tâm sản xuất quan trọng của Apple, nằm trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng của công ty nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ quyết không dừng thuế quan bất chấp thị trường bán tháo
11:32'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đảo lộn kinh tế thế giới vào tuần trước với các biện pháp thuế quan diện rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Châu Phi phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới
11:23'
Liên minh châu Phi (AU) đã phản đối mạnh mẽ chính sách thuế mới của Mỹ, cho rằng các mức thuế cao này sẽ làm xói mòn hàng chục năm hợp tác và trao đổi thương mại giữa hai bên.