Nhật Bản nỗ lực giành lại vị thế dẫn đầu về công nghệ
Theo báo Japan Times số ra mới đây, thành công ấn tượng của Trung Quốc trong việc sử dụng chính sách công nghiệp để mở rộng nền kinh tế và tài trợ cho sản xuất xanh đã góp phần gây ra cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, nhằm phát triển và bảo vệ doanh nghiệp tại quê nhà.
Đã 40 năm trôi qua kể từ khi xuất hiện những lo lắng về tiềm năng có một cường quốc châu Á đang trỗi dậy, thúc đẩy sự can thiệp của chính phủ vào các nền kinh tế thị trường tự do lớn nhất phương Tây. Nhưng vào thời điểm đó, nguồn gốc của sự lo lắng là Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc như ngày nay.Trong một cuộc khảo sát năm 1990, gần 2/3 người Mỹ cho biết đầu tư của Nhật Bản vào nước này gây ra mối đe dọa đến nền độc lập kinh tế quốc gia. Sự lo lắng về các công ty Nhật Bản lên đến đỉnh điểm, ngay khi xuất hiện dấu hiệu suy thoái sau sự sụp đổ của bong bóng bất động sản và thị trường chứng khoán Nhật Bản năm 1991.Hiện nay, sau “ba thập kỷ mất mát”, Tokyo đang thực hiện chính sách công nghiệp trị giá hàng tỷ USD để tái khởi động nền kinh tế trì trệ và giành lại vị thế là nhà đổi mới công nghệ. Lần này, Nhật Bản đang hợp tác với các công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ và các quốc gia khác - một cách tiếp cận mang tính hợp tác mà nhiều thập kỷ trước đây là điều không thể tưởng tượng được.Nhưng ngay cả khi Tokyo đang theo đuổi các chính sách ít hướng nội hơn, “cơn bão” chính trị xoay quanh việc Nhà Trắng chặn thỏa thuận mua lại US Steel của công ty Nhật Bản Nippon Steel cho thấy Mỹ đang ngày càng có động thái bảo vệ các ngành công nghiệp quan trọng nội địa thoát khỏi ảnh hưởng của nước ngoài.Trọng tâm chính sách công nghiệp của Tokyo hiện nay là các hình thức công nghệ tiên tiến, từ pin điện đến năng lượng Mặt trời, nhưng ưu tiên hàng đầu là giành lại thị phần lớn hơn trong ngành công nghiệp bán dẫn (chip) toàn cầu, ngành công nghiệp mũi nhọn mà Chính phủ Nhật Bản đã dành hơn 27 tỷ USD trong ba năm qua.Ông Akira Amari - một quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Nhật Bản, cho biết: “Trong tương lai, thế giới sẽ chia thành hai nhóm: nhóm có thể cung cấp chất bán dẫn và nhóm chỉ tiếp nhận chúng. Đó là những người chiến thắng và kẻ thua cuộc”. Dựa trên những bài học kinh nghiệm trong vài thập kỷ qua, Nhật Bản đang thử nghiệm một chiến lược mới liên quan đến chip, cựu Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Amari nói: “Hiện tại, chúng tôi đang hợp tác với các đối tác quốc tế ngay từ đầu”.Mặc dù các quốc gia khác đang chi hàng trăm tỷ USD để giành lợi thế, nhưng nỗ lực của Nhật Bản vẫn nổi bật, vì lịch sử sử dụng chính sách công nghiệp để phát triển nhanh chóng sau Thế chiến thứ II. Theo nhà kinh tế Alessio Terzi tại Ủy ban châu Âu: “Nhật Bản không phải bắt đầu từ con số 0… Đây đã là điều khiến Nhật Bản khác biệt so với các quốc gia khác”.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài cuối: “Bóng ma” lạm phát quay về?
06:02' - 18/11/2024
Các biện pháp được ông Trump công bố "sẽ có thể gây thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 33 tỷ euro chỉ riêng ở Đức", theo tính toán của Viện nghiên cứu kinh tế (IFO).
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế toàn cầu sau bầu cử Mỹ - Bài 1: Hiệu ứng đảo ngược
05:30' - 18/11/2024
Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dự kiến sẽ có nhiều chính sách kinh tế lớn của Mỹ sẽ có sự điều chỉnh, làm ảnh hưởng tới nhiều nền kinh tế và có thể gây gia tăng bất ổn toàn cầu.