Nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021
Theo đó, toàn ngành Giáo dục tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản.
*Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép
Năm học 2020-2021, ngành Giáo dục tập trung thực hiện các nghị quyết, kết luận của Ðảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giáo dục và đào tạo, đặc biệt là hoàn thiện cơ chế, chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; triển khai Luật Giáo dục năm 2019 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Ngành Giáo dục tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kế hoạch thực hiện Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tiếp tục tập trung nguồn lực thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình.
Toàn ngành tiếp tục tập trung thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu. Trong đó, toàn ngành tiến hành rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước; nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp; phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông; đổi mới quản lý, nâng cao hiệu quả của giáo dục thường xuyên, giáo dục dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; công tác giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên.
Tiếp đó, toàn ngành nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh phân cấp và thực hiện tự chủ đối với các cơ sở giáo dục; hội nhập quốc tế trong giáo dục - đào tạo; tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
5 nhóm giải pháp cơ bản tập trung thực hiện trong năm học 2020-2021 là tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về giáo dục và đào tạo; nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục đào tạo; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục - đào tạo; tăng cường công tác khảo thí, đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục và đẩy mạnh công tác truyền thông.
Căn cứ Chỉ thị này và tình hình thực tiễn, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu với UBND tỉnh, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2020-2021 ở địa phương và tổ chức triển khai kế hoạch, lưu ý các giải pháp bảo đảm chất lượng giáo dục trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể còn diễn biến phức tạp.
Những địa phương phải thực hiện giãn cách, cách ly xã hội để phòng, chống dịch COVID-19 sẽ tổ chức dạy và học trực tuyến qua internet, trên truyền hình với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng học”, nhằm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch năm học.
*Đổi mới, đảm bảo chất lượng giáo dục
Mục tiêu xuyên suốt trong 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu năm học 2020-2021 là tiếp tục đổi mới và đảm bảo chất lượng giáo dục.
Nhiệm vụ rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước phải đảm bảo nguyên tắc tạo thuận lợi cho việc học tập của học sinh, gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Trong năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục cần hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và các trường sư phạm giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; tổ chức triển khai thực hiện Đề án sau khi ban hành.
Vấn đề nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp luôn là nhiệm vụ cốt lõi. Chỉ thị nêu rõ, ngành Giáo dục cần quan tâm xây dựng các chính sách, cơ chế mang tính đặc thù, thực hiện tốt chế độ, chính sách cho đội ngũ này.
Đặc biệt, thực hiện bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện hiệu quả Đề án của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông và giảng viên đại học.
Ngành Giáo dục tập trung đẩy mạnh triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Là năm học đầu tiên triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 1, Chỉ thị yêu cầu, tiếp tục rà soát, bổ sung, đảm bảo đủ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, lựa chọn và bố trí đủ giáo viên có kinh nghiệm triển khai chương trình, sách giáo khoa để dạy lớp 1.
Cũng trong năm học này, toàn ngành tổ chức thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa các môn học và hoạt động giáo dục lớp 2, lớp 6 và tài liệu giáo dục địa phương theo lộ trình; tiếp tục triển khai xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; tinh giản nội dung dạy học; đẩy mạnh giáo dục STEM trong bậc phổ thông; đổi mới kiểm tra, đánh giá gắn với lộ trình thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Năm học 2020-2021, ngành Giáo dục cũng chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên thông qua hoạt động giáo dục và trải nghiệm; tăng cường an ninh, an toàn trường học và các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường.
Để đảm bảo chất lượng giáo dục, Chỉ thị đặt ra nhiệm vụ quan trọng là thúc đẩy chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục đào tạo. Trong đó, tập trung hoàn thiện chính sách phát triển phương thức giáo dục đào tạo trực tuyến, quản lý giáo dục trên môi trường mạng. Phát triển kho học liệu số toàn ngành; triển khai hiệu quả hệ thống quản lý học tập qua mạng để bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo phương thức thường xuyên, liên tục ngay tại nhà trường.
*Xử lý nghiêm tiêu cực trong hoạt động giáo dục – đào tạo
Chỉ thị tiếp tục đề ra 5 nhóm giải pháp cơ bản được duy trì và phát triển theo hướng trọng tâm, chi tiết. Cùng với hoàn thiện thể chế, tăng cường nguồn lực đầu tư, khảo thí, kiểm định chất lượng và truyền thông, đáng chú ý là nhóm giải pháp “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ quản lý giáo dục, đổi mới công tác quản lý; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát; ngăn chặn, xử lý nghiêm những tiêu cực trong hoạt động giáo dục và đào tạo”.
Đặc biệt là nhóm giải pháp rà soát các vấn đề giáo dục và đào tạo trong toàn ngành để chủ động chỉ đạo giải quyết dứt điểm, khắc phục những hạn chế, bất cập.
Trong năm học 2020-2021, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm sẽ được tăng cường. Trong đó, ngành tập trung thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý văn bằng, chứng chỉ tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là chứng chỉ ngoại ngữ và chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin; thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm hoặc những vấn đề nóng mà dư luận xã hội quan tâm.
Bên cạnh đó, ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục đại học, nhất là việc thực hiện quy định về quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình; công tác tuyển sinh, các chương trình liên kết giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo, các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các hoạt động tư vấn du học; xem xét dừng tuyển sinh các chương trình, các ngành đào tạo không đảm bảo chất lượng.
Ngành xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; tăng chế tài xử phạt đối với một số hành vi vi phạm có tổ chức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động quản lý nhà nước về giáo dục./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Năm học 2020-2021: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xử lý nghiêm tình trạng lạm thu
13:55' - 28/08/2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh việc thực hiện các khoản thu đầu năm học 2020-2021 và đảm bảo các điều kiện cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố kết quả phân tích phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020
07:50' - 27/08/2020
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả phân tích phổ điểm của từng môn thi và phổ điểm của một số tổ hợp xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2020.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Giáo dục công dân
22:10' - 09/08/2020
Ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài, thí sinh có thể tham khảo gợi ý đáp án Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Giáo dục công dân chính thức tại đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đáp án Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 Giáo dục công dân
22:00' - 09/08/2020
Ngay sau khi kết thúc thời gian làm bài, thí sinh có thể tham khảo gợi ý đáp án Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Giáo dục công dân chính thức tại đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Cả nước tiết kiệm 298.000 kWh trong 1 giờ tắt đèn Giờ Trái đất
22:16' - 25/03/2023
Sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 (từ 20h30-21h30 ngày 25/3/2023), cả nước đã tiết kiệm được sản lượng điện là 298.000 kWh
-
Kinh tế & Xã hội
Giờ Trái đất năm 2023: Hà Nội lan tỏa tinh thần chung tay tiết kiệm năng lượng
21:38' - 25/03/2023
Sự kiện Giờ Trái đất đã trở thành nét đẹp của Hà Nội, thiết thực và hiệu quả trong việc thực hiện tiết kiệm năng lượng.
-
Kinh tế & Xã hội
Khống chế thành công đám cháy gần cầu Thê Húc, Hà Nội
20:12' - 25/03/2023
Vụ cháy không có thiệt hại về người. Khu vực cháy nằm tách biệt, không gây ảnh hưởng đến cầu và các kiến trúc khác của Đền Ngọc Sơn.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMB 26/3. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay ngày 26/3/2023. KQSXMB chủ nhật ngày 26/3
19:30' - 25/03/2023
Bnews. XSMB 26/3. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/3. Trực tiếp KQXSMB ngày 26/3. Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay chủ nhật ngày 26/3/2023.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMN 26/3. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay ngày 26/3/2023. SXMN chủ nhật ngày 26/3
19:30' - 25/03/2023
Bnews. XSMN 26/3. Kết quả xổ số hôm nay ngày 26/3. XSMT thứ Bảy. Trực tiếp KQXSMN ngày 26/3. Kết quả xổ số miền Nam hôm nay chủ nhật ngày 26/3/2023.
-
Kinh tế & Xã hội
XSMT 26/3. Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 26/3/2023. KQXSMT chủ nhật ngày 26/3
19:30' - 25/03/2023
Bnews. Trực tiếp KQXSMT ngày 26/3. Kết quả xổ số miền Trung hôm nay chủ nhật ngày 26/3/2023.
-
Kinh tế & Xã hội
Bắt đối tượng trong vụ đập phá trụ ATM để lấy tiền tại Đà Nẵng
19:21' - 25/03/2023
Ngày 25/3, Công an quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng) thông tin, đơn vị đã bắt được nghi phạm trong vụ đập phá trụ ATM để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng xảy ra trên địa bàn.
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023: Các Công ty du lịch tung ra nhiều ưu đãi thu hút du khách
18:36' - 25/03/2023
Lễ hội Du lịch Hà Nội 2023 diễn ra với nhiều hoạt động hưởng ứng, trong đó nhiều sản phẩm du lịch mới, các tour kích cầu giảm giá được các công ty du lịch ra mắt tại lễ hội.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhà đồng sáng lập Intel qua đời ở tuổi 94
15:19' - 25/03/2023
Công ty Intel thông báo nhà đồng sáng lập, ông Gordon Moore, đã qua đời ngày 24/3 tại nhà riêng ở Hawaii (Mỹ) bên cạnh những người thân trong gia đình, hưởng thọ 94 tuổi.