Nhiều chính sách thu ngân sách lạc hậu nhưng chậm được điều chỉnh
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 2/11, Quốc hội đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025; thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024.
Hạn chế tối đa ứng trước dự toán ngân sách
Phát biểu ý kiến liên quan đến kỷ luật quản lý tài chính ngân sách, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) đề nghị chỉ ban hành chính sách làm tăng chi ngân sách khi thật sự cần thiết và có nguồn đàm bảo; hạn chế tối đa ứng trước dự toán ngân sách, hạn chế tối đa chuyển nguồn, đảm bảo các quỹ tài chính ngoài ngân sách hoạt động hiệu quả, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và đẩy mạnh phân cấp tạo chủ động cho ngân sách địa phương.
Đồng tình với việc tăng dự phòng ngân sách, bố trí đủ vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị quản lý chặt chẽ nợ công, ưu tiên bố trí chi trả nợ lãi, gốc đúng hạn. Về phân bổ vốn, đại biểu tỉnh Quảng Ngãi đề nghị làm rõ nguyên nhân của: Việc chậm trễ trình Quốc hội phân bổ nhiệm vụ chi 70 nghìn tỷ đồng, trong đó nhiều nhiệm vụ chi liên quan đến chính sách con người; việc thực hiện chính sách an sinh xã hội thấp hơn định mức phân bổ chi thường xuyên để có giải pháp quản lý ngân sách. Liên quan đến vấn đề cơ cấu vốn, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đồng tình với đánh giá của Chính phủ và việc ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù trong việc đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Tuy nhiên, theo đại biểu, cơ cấu ngân sách trung hạn cần cân đối hài hòa hơn giữa kinh tế với văn hóa, y tế, giáo dục, an sinh xã hội và đối ngoại. Ngoài ra, đại biểu Đinh Thị Phương Lan đề nghị tiếp tục tăng cấp vốn tín dụng thực hiện ba Chương trình mục tiêu quốc gia, mở rộng đối tượng hỗ trợ, tăng cơ cấu tín dụng; nghiên cứu trình cấp có thẩm quyền quy định về tiêu chí, thẩm quyền, nội dung, phạm vi áp dụng nguyên tắc điều hòa vốn đầu tư công để ưu tiên dự án trọng điểm có tác dụng lan tỏa, liên kết vùng, khả năng hấp thụ vốn cao; tiếp tục đánh giá thực chất việc đạt mục tiêu nông thôn mới, tỷ lệ giảm nghèo, giảm thiểu tác động của chính sách…Nhiều chính sách thu ngân sách lạc hậu nhưng chậm được điều chỉnh
Tại hội trường, đại biểu Trần Văn Lâm (Bắc Giang) cho rằng, nửa nhiệm kỳ vừa qua, đất nước ta đã vượt qua nhiều sóng gió, thách thức và đang sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới. Góp phần làm nên kết quả đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác quản trị ngân sách và thực thi tài khóa. “Có thể nói, chưa bao giờ đất nước ta có được nền tảng tài chính quốc gia vững mạnh như hiện nay”, đại biểu nói.
Trong hoàn cảnh khó khăn, dịch bệnh nhưng các kế hoạch tài chính, ngân sách trung hạn và hàng năm đều được triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; đảm bảo các nhu cầu chi định kỳ và đột xuất; bội chi thấp hơn dự toán; nợ công, nợ Chính phủ nằm trong giới hạn an toàn; dư địa cho chính sách tài khóa được triển khai tích cực, hiệu quả. Điều hành chính sách tài khóa thời gian qua góp phần đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước cả trước mắt và lâu dài. Sự phối hợp với chính sách tiền tệ cũng đồng bộ hiệu quả. Bên cạnh những thành công đó, đại biểu Trần Văn Lâm bày tỏ một số băn khoăn, trăn trở. Trong việc thu ngân sách, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh. Lấy ví dụ thuế Thu nhập cá nhân hiện hành, theo đại biểu, các quy định về khởi điểm thu nhập chịu thuế, phân chia bậc lũy tiến; mức chiết trừ gia cảnh… không được cập nhật theo biến động của mức lương tối thiểu, giá cả, lạm phát… có nội dung đã lạc hậu cả chục năm. “Đây là bất cập lớn”, đại biểu nêu quan điểm. Hay như thuế VAT được coi là sắc thuế tiên tiến, hiện đại nhưng cũng có không ít vấn đề. Mặc dù số thu lớn nhưng số hoàn cũng lớn. Năm 2022, thu 390 nghìn tỷ, hoàn 150 nghìn tỷ (38,5%); năm 2023, ước thu 365 nghìn tỷ, hoàn 160 nghìn tỷ (44%); năm 2024 dự toán thu 390 nghìn tỷ, hoàn 171 nghìn tỷ (43%). Điều đáng nói là quy trình thu phức tạp, tốn kém, diễn ra ở rất nhiều khâu trung gian, "thu rồi khấu trừ, thu lại phải hoàn; chi phí cho thu, chi phí cho hoàn và kết cục ngân sách chẳng được bao nhiêu..." Quá trình này còn làm tăng nguy cơ, rủi ro sai phạm, gian lận, thất thu ngân sách nhà nước. Do đó, đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị cần xem xét giải quyết căn cơ vấn đề này. Về vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, đại biểu cho rằng, thời gian qua, vai trò này liên tục giảm, thể hiện qua tỷ lệ số thu mà ngân sách trung ương được hưởng liên tục đà suy giảm, đến nay chưa có giải pháp khắc phục. Hiện tại nhiều khoản chi thuộc trách nhiệm của ngân sách trung ương phải trông chờ vào sự đóng góp của ngân sách các địa phương. Đối với vấn đề bội chi, đại biểu Trần Văn Lâm đề nghị Chính phủ lưu ý vấn đề vốn đầu tư không thể giải ngân nên không thể thực hiện vay, nhất là nguồn vốn ODA, làm giảm bội chi, từ đó cho rằng cần quyết liệt điều hành, thực hiện các kế hoạch kinh tế, tài chính đảm bảo hiệu quả thời gian tới.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng bội chi để thực hiện một số dự án đầu tư công có tác động lớn
10:48' - 02/11/2023
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 2/11, Quốc hội đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Sáng nay 2/11 Quốc hội đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2023
07:53' - 02/11/2023
Sáng 2/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khí thế khẩn trương trên công trường trọng điểm những ngày tháng Tư lịch sử
18:33'
Những ngày tháng Tư lịch sử, trên công trình hồ thủy lợi Suối Thỏ, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam, không khí lao động hết sức khẩn trương và nhộn nhịp ở từng hạng mục công trình.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng bá và liên kết để phát triển du lịch Thanh Hóa
16:38'
Ngày 26/4, Hiệp hội Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức Tọa đàm Famtrip - Khám phá xứ Thanh nhằm giới thiệu, quảng bá và liên kết, phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Kạn xúc tiến đầu tư, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp
16:22'
Sáng 26/4, UBND tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, đón xu hướng dịch chuyển công nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhà bán lẻ ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng dịp lễ 30/4
15:35'
Hướng đến kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, nhiều nhà bán lẻ tại TP. Hồ Chí Minh ra mắt chương trình, dịch vụ kết nối cộng đồng mới lạ và lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần
15:35'
Ngày 26/4 UBND tỉnh Hà Giang tổ chức Lễ thông xe kỹ thuật công trình cải tạo, nâng cấp đường Bắc Quang - Xín Mần giai đoạn I - một công trình trọng điểm mang nhiều ý nghĩa đối với nhân dân vùng cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khởi công xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trong năm 2026
15:34'
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải huy động tối đa, đa dạng hóa các nguồn vốn để khởi công xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam trong năm 2026.
-
Kinh tế Việt Nam
Trao chứng nhận đầu tư và khởi công dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ
14:48'
Ngày 26/4, tại thành phố Cần Thơ, Tập đoàn Hoa Lâm và Aeon Mall Việt Nam phối hợp tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và khởi công dự án Aeon Mall Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040
12:43'
Ngày 26/4, UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức Hội nghị công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác xúc tiến thương mại, đầu tư Việt Nam-Trung Quốc
09:52'
Ngày 25/4, tại trụ sở Ủy ban Xúc tiến Thương mại quốc tế Trung Quốc (CCPIT), Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã có cuộc làm việc với Chủ tịch CCPIT Nhậm Hồng Bân.