Nhiều địa phương nuôi trồng thủy sản chưa có kế hoạch phòng, chống dịch bệnh
Tại hội nghị trực tuyến Triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 11/2, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương sớm kiện toàn hệ thống thú y theo các quy định cùng với bố trí ngân sách cho phòng, chống dịch, nhằm đảm bảo hóa chất, vaccine… kịp thời.
"Việc tập trung phòng, chống dịch bệnh động vật là yếu tố rất quan trọng, bởi chăn nuôi và thủy sản vẫn là lĩnh vực còn dư địa nhiều để tăng trưởng. Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ giao ngành phải đảm bảo tốc độ tăng trưởng cao, cùng với việc đảm bảo đủ nguồn cung, an toàn thực phẩm cho trong nước và xuất khẩu", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ ra. Theo ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, có 22/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản; trong đó, có 13 tỉnh, thành phố bố trí hơn 33 tỷ đồng; 9 tỉnh có kinh phí cụ thể cho giám sát, xét nghiệm bệnh với tổng kinh phí là gần 14,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, có 2 tỉnh không bố trí riêng kinh phí cho việc phòng, chống dịch bệnh thủy sản. Số lượng các địa phương, nhất là các địa phương trọng điểm về nuôi trồng thủy sản có kế hoạch chủ động và bố trí kinh phí còn chưa nhiều, không đủ để triển khai việc phòng chống dịch, đặc biệt là kinh phí cho hoạt động giám sát chủ động dịch bệnh. Ông Nguyễn Văn Long cho rằng, các địa phương cần khẩn trương xây dựng, trình phê duyệt và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022. Đồng thời, cung ứng hóa chất bằng nguồn ngân sách của địa phương để chủ động xử lý môi trường tại các khu vực nguy cơ cao nhằm cắt đứt nguồn lây lan dịch bệnh. Để chủ động tổ chức kiểm soát tốt, không để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên diện rộng, Cục Thú y đề nghị các địa phương khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung vaccine phòng các bệnh, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn. Cùng đó, hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hoá chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao. Với thủy sản trong năm 2022, các địa phương có giải pháp đồng bộ để khắc phục, cải thiện điều kiện hạ tầng vùng nuôi, quản lý mùa vụ nuôi; có ao lắng để trữ nước sử dụng khi cần thiết, chỉ thả giống khi bảo đảm điều kiện nuôi, nghiên cứu điều chỉnh quy trình nuôi phù hợp; thực hiện kế hoạch giám sát chủ động để dự báo, cảnh báo và áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng, chống dịch bệnh. Các địa phương cần tập trung, đẩy mạnh xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh; đặc biệt các chuỗi, các vùng cần an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) để phục vụ xuất khẩu. Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, phát sinh 4 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 3 tỉnh Quảng Nam, Quảng Bình và Hà Nội với tổng số gia cầm mắc bệnh chết và tiêu hủy là 13.600 con. Các ổ dịch cúm gia cầm chủ yếu xảy ra tại hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ, chưa được tiêm phòng vaccine. Các địa phương đã phát hiện, xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan diện rộng. Trong thời gian tới, nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm độc lực cao A/H5N1, A/H5N6 và A/H5N8 lây lan và gia tăng là rất cao. Nguy cơ xuất hiện một số chủng virus CGC (A/H7N9, A/H5N2,...) xâm nhiễm vào Việt Nam thông qua hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, nhất là đối với các tỉnh biên giới phía Bắc. Về dịch tả lợn châu Phi, hiện cả nước đang có 168 ổ dịch tại 73 huyện của 31 tỉnh, thành phố; 8 ổ dịch bệnh viêm da nổi cục tại 2 huyện của 2 tỉnh, thành phố.Về thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản bị dịch bệnh năm 2021 khoảng 5.608 ha, giảm 33% so với cùng kỳ năm 2020. Về cơ bản, các bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi tiếp tục được kiểm soát, đặc biệt không để các bệnh nguy hiểm, bệnh mới nổi xâm nhập vào trong nước.
Riêng về bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm nuôi nước lợ, tỉnh Sóc Trăng có diện tích bị bệnh lớn nhất, chiếm 27,45% tổng diện tích bị bệnh. Từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra tại 8 xã của 3 tỉnh, thành phố, với tổng diện tích tôm nuôi bị bệnh là 16 ha. Ông Nhữ Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản kiến nghị, Cục Thú y cần kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng con giống thủy sản, bởi đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn dịch bệnh ngay từ đầu và hiệu quả trong nuôi trồng. Cục cũng cần tích cực phối hợp với địa phương phát triển các vùng nuôi an toàn dịch bệnh và đây là yêu cầu phát triển chung của thị trường. Hàng tuần, Tổng cục Thủy sản vẫn nhận được báo cáo về tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản của Cục Thú y, tuy nhiên cần có thêm các thông tin về kiểm dịch tôm bố mẹ nhập khẩu để Tổng cục có các chỉ đạo, hướng dẫn cũng như khuyến cáo cho các địa phương, người nuôi trồng kịp thời./.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Dự kiến cuối quý I công bố vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi
12:59' - 11/02/2022
Hiện vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi do Navetco nghiên cứu đã được Cục Thú y khảo nghiệm, hội đồng chuyên ngành thông qua. Navetco đang gấp rút hoàn chỉnh để nộp hồ sơ cho Cục Thú y.
-
Chuyển động DN
Phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong thời kỳ sau đại dịch
20:21' - 31/01/2022
Mặc dù ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được chứng minh là có khả năng chống chọi khá tốt trong cuộc khủng hoảng của đại dịch COVID-19 so với các ngành kinh tế khác.
-
Kinh tế tổng hợp
Chấn chỉnh bất cập trong thống kê báo cáo số liệu dịch bệnh thủy sản
12:33' - 01/06/2021
Trên 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại không được các cơ quan chuyên môn của địa phương lấy mẫu xét nghiệm, không xác định được nguyên nhân. Việc thống kê, báo cáo số liệu dịch bệnh còn nhiều bất cập.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35'
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34'
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15'
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42'
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27'
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25'
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24'
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09'
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07'
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.