Nhiều điểm mới trong tuyển sinh đầu cấp tạo thuận lợi cho học sinh
Những điều chỉnh trong công tác tuyển sinh hướng đến tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc thực hiện các khâu đăng ký cho con vào các lớp đầu cấp, cũng như thuận tiện cho học sinh khi được bố trí chỗ học gần nơi cư trú.
* Nhiều điểm mới
Năm học 2023-2024, Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu 100% trẻ trong độ tuổi đi học, kể cả tạm trú đều được đến trường. Công tác tuyển sinh đầu cấp được triển khai với nhiều điểm mới tạo thuận lợi cho phụ huynh, học sinh và ngành Giáo dục.
Đây là năm đầu Thành phố Hồ Chí Minh thí điểm áp dụng hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information Sytem - gọi tắt là bản đồ GIS) trong tuyển sinh đầu cấp (bậc Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở) tại thành phố Thủ Đức, Quận 8 và quận Tân Bình.
Theo đó, thay vì thực hiện phân tuyến theo địa giới hành chính phường như trước đây, học sinh sẽ được xếp vào trường học gần nơi cư trú nhất, có thể không phân theo địa giới hành chính phường. Việc đổi mới này góp phần giảm áp lực của các trường ở địa bàn có đông học sinh; đồng thời tạo thuận lợi cho học sinh vì được học ở trường gần nhà.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, năm học trước, địa phương đã ứng dụng bản đồ GIS trong hệ thống đăng ký trực tuyến tuyển sinh lớp 10. Đây là một kênh tham khảo để giúp phụ huynh, học sinh xác định được vị trí, khoảng cách giữa nơi cư trú với trường mình lựa chọn.Từ kết quả đạt được, năm học 2023-2024, Thành phố sẽ thí điểm tuyển sinh đầu cấp theo hệ thống bản đồ GIS thay cho phân tuyến địa giới hành chính ở 3 địa bàn với những đặc thù riêng. Cụ thể: Thành phố Thủ Đức với quy mô thành phố, Quận 8 với dân nhập cư không quá đông, quận Tân Bình gần như không có dân nhập cư.
Bên cạnh việc thí điểm tuyển sinh theo bản đồ GIS, năm nay, toàn bộ hoạt động tuyển sinh đầu cấp được thực hiện bằng hình thức trực tuyến. Phụ huynh sẽ thực hiện 2 khâu: Kiểm tra thông tin và xác nhận thông tin nhập học trên hệ thống dữ liệu tuyển sinh đầu cấp của Sở tại địa chỉ http://tuyensinhdaucap.edu.vn.Theo đó, tất cả trẻ trong độ tuổi đi học đều phải được khai báo, cập nhật thông tin lên hệ thống trục cơ sở dữ liệu về tuyển sinh của ngành Giáo dục. Đặc biệt, phần “nơi ở hiện tại” sẽ được các địa phương rà soát, cập nhật chính xác, sát với thực tế. Học sinh phải có mã định danh để tham gia đăng ký tuyển sinh. Những em chưa có mã định danh sẽ được hệ thống cấp mã tạm thời để tham gia xét tuyển.
Từ ngày 11-31/5, tất cả phụ huynh có con học các lớp đầu cấp (Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở) tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ truy cập vào hệ thống tuyển sinh đầu cấp để kiểm tra, rà soát thông tin và đăng ký tuyển sinh. Cụ thể, phụ huynh truy cập vào hệ thống tuyển sinh đầu cấp bằng mã định danh và ngày, tháng, năm sinh đã đăng ký với chính quyền địa phương và cơ sở giáo dục.Căn cứ dữ liệu trên hệ thống tuyển sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo địa phương thực hiện phân tuyến học sinh và cập nhật bộ kết quả lên hệ thống để phụ huynh tra cứu, theo dõi. Hoàn tất quá trình này, phụ huynh nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại trường đã trúng tuyển.
Trường hợp không trúng tuyển hoặc không đồng ý với kết quả tuyển sinh, phụ huynh có thể đăng ký xét tuyển ở đợt 2 theo kế hoạch tuyển sinh của các địa phương.
Lãnh đạo ngành Giáo dục Thành phố khẳng định, triển khai công tác tuyển sinh đầu cấp theo hình thức trực tuyến sẽ tạo thuận lợi cho cả phụ huynh và các đơn vị ngành Giáo dục.Phụ huynh không phải đến trường để trực tiếp nhận phiếu đăng ký nhập học mà có thể thực hiện các thao tác đăng ký tuyển sinh trên các thiết bị có kết nối internet. Ngành Giáo dục địa phương cũng như các trường học cũng giảm áp lực vào mỗi mùa tuyển sinh.
* Tránh tình trạng cư trú “ảo”
Được học ở trường gần nơi cư trú nhất cũng là mong muốn của nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi đi học. Chị Nguyễn Ánh Nhung (thành phố Thủ Đức) cho biết, con chị đang học lớp 5.
Hiện nhà trường đang hướng dẫn phụ huynh kê khai các thông tin cư trú để phục vụ cho việc tuyển sinh lớp 6. Theo hình thức phân tuyến như mọi năm, con chị sẽ vào lớp 6 tại Trường Trung học Cơ sở Trường Thạnh (thuộc phường nơi cư trú).
Trong khi đó, nhà chị lại ở gần trường Trung học Cơ sở Long Trường (thuộc phường Long Trường). Nếu thực hiện tuyển sinh đầu cấp không phân tuyến theo phường, con chị có thể sẽ được học tại trường gần nhà, thuận lợi cho việc đưa đón.
Việc thực hiện tuyển sinh theo bản đồ GIS, dựa trên nơi cư trú thực tế của học sinh được đánh giá là bước đột phá trong công tác tuyển sinh của Thành phố nhằm giảm áp lực cho địa phương trong công tác tuyển sinh và thuận tiện cho học sinh đi học.Tuy nhiên, trong triển khai thực tế cũng phát sinh những áp lực mới, nhất là có thể phát sinh tình trạng cư trú “ảo” để được vào trường “điểm”. Hiện các địa phương đang tiến hành thu thập, rà soát thông tin, đảm bảo xác thực nơi cư trú thực tế, tránh trường hợp khai thông tin không đúng thực tế để được vào trường mong muốn.
Theo ông Dương Văn Dân, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 8, thực tế, địa phương có nhiều khu liên phường giáp ranh. Vì vậy, thực hiện phân tuyến theo phường trước đây khiến nhiều học sinh phải vào học trường đúng tuyến xa hơn trường ở gần do trái tuyến.Việc tuyển sinh không phân tuyến theo địa giới hành chính phường sẽ tạo thuận lợi cho học sinh được học ở trường gần nhà nhất. Hiện Phòng đang phối hợp với các phường rà soát, thu thập và xác thực thông tin học sinh vào lớp 1, lớp 6 trên địa bàn. Căn cứ vào khả năng tiếp nhận của mỗi trường, quận sẽ sắp xếp chỗ học thuận lợi nhất cho học sinh.
Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình cho biết, qua rà soát sơ bộ cho thấy, các trường học trên địa bàn cơ bản đáp ứng đầy đủ chỗ học cho học sinh. Triển khai thí điểm tuyển sinh đầu cấp ứng dụng bản đồ GIS, học sinh sẽ được bố trí vào trường gần nơi cư trú nhất. Có thể học sinh ở phường này sẽ được bố trí qua trường ở phường giáp ranh học. Cách làm này có thể khiến một số phụ huynh phản ứng; vì vậy điều quan trọng nhất là cần truyền thông để họ hiểu và đồng hành. Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương cho rằng, dù không phân tuyến theo địa giới phường nhưng việc sắp xếp trường học cho học sinh cũng phải tùy thuộc khả năng tiếp nhận của trường, do đó có thể sẽ khó đáp ứng được hoàn toàn mong muốn của người dân trong việc cho con được học gần nhà. Tuy nhiên, việc này sẽ đảm bảo học sinh không phải đi học quá xa nhà. Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, Ban Chỉ đạo tuyển sinh các địa phương sẽ ưu tiên nhận đủ học sinh trong danh sách được phân bổ theo Kế hoạch huy động trẻ ra lớp và tuyển sinh vào các lớp đầu cấp; sau đó mới xét đến các trường hợp còn lại./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Trường ngoài công lập tuyển sinh lớp 1, lớp 6 từ ngày 26/5
17:28' - 03/04/2023
Ngay sau khi kết thúc năm học 2022-2023, từ ngày 26/5, các trường ngoài công lập được tổ chức tuyển sinh.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội: Không yêu cầu cung cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú
12:38' - 03/04/2023
Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong hồ sơ tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2023-2024, cha mẹ học sinh không phải cung cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Học sinh dự tuyển lớp 10 công lập được đổi khu vực tuyển sinh
14:55' - 01/04/2023
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho phép những học sinh thuộc vùng giáp ranh giữa các khu vực tuyển sinh hoặc có chỗ ở thực tế khác với nơi thường trú được phép đổi khu vực tuyển sinh.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội: Tiếp tục tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo tuyến quận, huyện, thị xã
14:38' - 01/04/2023
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2023-2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Giá vé mới qua phà Cát Lái và Bình Khánh từ ngày 5/5
12:50'
Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong vừa có thông báo về giá dịch vụ sử dụng phà tại bến phà Cát Lái và bến phà Bình Khánh. Giá vé mới áp dụng từ ngày 5/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng hiệu quả giao khoán đất trong các công ty lâm nghiệp
12:12'
Sau 30 năm thực hiện chính sách về giao khoán, các công ty lâm nghiệp toàn quốc đã thực hiện khoán trên 458.000 ha, tương đương khoảng 27% tổng diện tích được quản lý.
-
Kinh tế & Xã hội
Học sinh Hà Nội được nghỉ mấy ngày dịp 30/4 và 1/5?
11:09'
Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, học sinh trên địa bàn thành phố sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ ngày 30/4 đến hết ngày 4/5 (tức là từ Thứ Tư đến hết Chủ nhật).
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động rượu vang châu Âu nhiễm chất ô nhiễm “vĩnh cửu”
10:36'
Một nghiên cứu mới được công bố ngày 23/4 đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về mức độ ô nhiễm ngày càng gia tăng trong rượu vang sản xuất tại châu Âu.
-
Kinh tế & Xã hội
Hầm chứa vũ khí Biệt động Sài Gòn – Nơi ghi dấu chiến công hiển hách
10:34'
Trong con hẻm giữa lòng Thành phố Hồ Chí Minh có một “địa chỉ đỏ” – một chứng tích lịch sử đậm dấu ấn kiên cường, quả cảm của lực lượng Biệt động Sài Gòn trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Phước: Khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại dự án Khu đô thị Ruby City
10:34'
Ngày 25/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC03) Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” tại Dự án khu đô thị Ruby City (Bình Phước).
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Vượt lên bằng tư duy thích ứng
10:32'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười - Giữa đất phèn nước mặn trồng nên những mùa vàng
10:03'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp Mười – từ bưng biền hoang hóa thành vựa lúa trù phú
09:58'
Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 4 bài về những đổi thay trên vùng đất Đồng Tháp Mười sau 50 năm thống nhất đất nước để thấy những thành quả từ sự cần cù, anh dũng của người dân nơi đây.