Nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường khu vực Đông Bắc Á
Đại diện Vụ Thị trường châu Á- châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, nhằm duy trì sự phục hồi xuất khẩu đồng thời đẩy mạnh tăng trưởng thương mại, kinh tế Việt Nam trong những tháng cuối năm 2024, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tập trung, quyết liệt triển khai giải pháp đồng bộ phát triển ngoại thương của Việt Nam; trong đó, khu vực Đông Bắc Á với những thị trường quan trọng sẽ được xác định làm trọng tâm.
Theo đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc... là những đối tác thương mại nằm trong khu vực thị trường Đông Bắc Á với quy mô dân số 1,6 tỷ người, là điểm đến lý tưởng cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Mỗi năm có trên 100 tỷ USD hàng hóa sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu sang các thị trường này; trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang các quốc gia và vùng lãnh thổ là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, tiếp đến là Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc).
Đến thời điểm này, các đối tác quan trọng trong khu vực Đông Bắc Á đều đã ký kết và tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) cả song phương và đa phương với Việt Nam như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…
Đáng lưu ý, các FTA này là nhân tố hỗ trợ phát triển trao đổi thương mại, đầu tư với các nước trong khu vực Đông Bắc Á, đồng thời giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.
Cũng theo đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, mặc dù 2023 là năm khó khăn đối với kinh tế Việt Nam trước tác động từ cả bên trong và bên ngoài nhưng xuất khẩu sang khu vực này vẫn đạt kết quả ấn tượng. Cụ thể, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 61,2 tỷ USD, tăng 6,4% trở thành điểm sáng xuất khẩu của các nước trong bối cảnh xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chủ lực đều giảm. Tuy nhiên, xuất khẩu sang các thị trường còn lại tại khu vực Đông Bắc Á giảm nhẹ; trong đó, Nhật Bản 23,47 tỷ USD và Hàn Quốc 23,48 tỷ USD, giảm 4%, Đài Loan (Trung Quốc) 4,73 tỷ USD, giảm 7%.
Nhận định xung quanh vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho hay, để thúc đẩy xuất khẩu sang khu vực Đông Bắc Á, nhiều cơ chế hợp tác mới được xây dựng đã góp phần tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp qua đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, kinh doanh với đối tác nước ngoài tại khu vực này.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam triển khai Kế hoạch hành động triển khai Bản ghi nhớ giữa Bộ Công Thương và Chính quyền Quảng Tây (Trung Quốc) về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại giai đoạn 2024 - 2026 với Quảng Tây; Thành lập Trung tâm Chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu Việt Nam – Hàn Quốc)…; đồng thời tiếp tục trao đổi, xây dựng các cơ chế hợp tác mới (Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại hàng nông sản với Bộ Thương mại Trung Quốc.
Mặt khác, Bộ Công Thương đã cung cấp thông tin thị trường, hướng dẫn tiếp cận thị trường các nước khu vực Đông Bắc Á; tổ chức hội nghị, tuyên truyền về các FTA (CPTPP, RCEP, EVFTA, VKFTA…), tăng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp nắm và khai thác lợi thế từ các FTA thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài ra, phối hợp và hỗ trợ địa phương tổ chức xúc tiến thương mại, tháo gỡ khó khăn tại các cửa khẩu biên giới, tập trung sản phẩm nông sản chủ lực, nông sản mùa vụ của Việt Nam như vải thiều, gạo, sầu riêng, thanh long sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Với những nỗ lực đó, 5 tháng đầu năm 2024, khi xuất khẩu sang khu vực này đạt khoảng 50 tỷ USD; trong đó Trung Quốc 22,6 tỷ USD, tăng 10,2%, Hàn Quốc 10,4 tỷ USD, tăng 12,8%, Nhật Bản 9,5 tỷ USD, tăng 4,7%, Hong Kong (Trung Quốc) hơn 5 tỷ USD, Đài Loan (Trung Quốc) gần 2,2 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2023.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Xuất khẩu hàng hóa khẳng định động lực tăng trưởng
15:37' - 06/06/2024
Để hỗ trợ doanh nghiệp Việt tăng xuất khẩu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tăng nguồn hàng chất lượng cao, ổn định để cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Rà soát cuối kỳ chống bán phá giá bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc
21:00' - 02/07/2025
Ngày 2/7, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1914/QĐ-BCT về kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm bột ngọt có xuất xứ từ Indonesia và Trung Quốc.
-
DN cần biết
Anker thu hồi hơn 30.900 pin sạc dự phòng tại Việt Nam
19:41' - 02/07/2025
Thực hiện vai trò cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đang giám sát chặt chẽ quá trình thu hồi do Anker Innovations Limited thực hiện.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng chống bán phá giá với gạch ốp lát
19:23' - 02/07/2025
Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp cung cấp thông tin sau về doanh nghiệp; công suất thiết kế và sản lượng của sản phẩm gạch ốp lát trong từ năm 2020 đến năm 2024.
-
DN cần biết
Vương quốc Anh kết luận rà soát biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
18:38' - 02/07/2025
Danh sách các nước đang phát triển được miễn trừ sẽ được UK thông báo cập nhật theo Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
-
DN cần biết
Bước đệm chính sách cho đổi mới sáng tạo từ mô hình PPP
18:19' - 02/07/2025
Luật PPP (được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 57/2024QH15) đã mở rộng lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP đối với tất cả các lĩnh vực, bãi bỏ quy mô vốn tối thiểu đối với dự án PPP.
-
DN cần biết
Đề xuất tổng kết chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ
18:18' - 02/07/2025
Bộ Công Thương vừa có văn bản 4756/BCT-PC ngày 30/6/2025 về việc phối hợp cung cấp thông tin tổng kết Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021 - 2025.
-
DN cần biết
HanoiPrintPack 2025: Trình diễn các công nghệ, in ấn và đóng gói thông minh
13:13' - 02/07/2025
HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ nhằm giới thiệu công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực in ấn và đóng gói, hệ thống tự động hóa và vật liệu mới.
-
DN cần biết
Quy định mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) thông qua Hệ thống eCoSys
09:43' - 01/07/2025
Để triển khai hiệu quả việc khai báo và chứng nhận C/O trên Hệ thống eCoSys, doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn kỹ thuật và quy trình nghiệp vụ do Bộ Công Thương và cơ quan chức năng ban hành.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương ban hành thông tư quy định về việc cấp C/O
09:36' - 30/06/2025
Đây là bước đi quan trọng nhằm cụ thể hóa quy định tại khoản 6 Điều 28 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP của Chính phủ về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.