Nhiều lĩnh vực thế mạnh của Nhật Bản sẽ được chuyển giao cho Hà Nội
Quan hệ gắn bó trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được khẳng định qua nhiều năm.
Nhật Bản là đối tác hàng đầu về số vốn đầu tư, các dự án tài trợ tại Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
* Đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả
Trong khuôn khổ Lễ hội hoa Anh đào Nhật Bản – Hà Nội 2019 đã diễn ra Hội nghị hợp tác xúc tiến đầu tư, du lịch Hà Nội - Nhật Bản, thu hút nhiều quan chức cao cấp, giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ, giảng viên, doanh nghiệp đến từ Nhật Bản.
Viện sỹ, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc AIC – đơn vị phối hợp tổ chức hội nghị cho biết: Thời gian qua, nhiều dự án của Nhật Bản đầu tư vào Hà Nội đã đem lại hiệu quả.
AIC mong muốn việc tổ chức Lễ hội hoa Anh đào là dịp kết nối doanh nghiệp hai bên, góp phần đưa quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.
Theo thông tin từ UBND thành phố Hà Nội, Nhật Bản luôn là quốc gia hàng đầu trong đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với hơn 10 tỷ USD (chiếm 25,5% tổng giá trị thu hút FDI của Hà Nội) và hỗ trợ ODA với 32 dự án.
Các dự án từ nguồn vốn của Nhật Bản đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô như tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, cầu Nhật Tân, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Khu công nghiệp Thăng Long...
Các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh thành công trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ yếu trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn 4,5 tỷ USD (chiếm 44%), công nghiệp chế biến chế tạo với 3,95 tỷ USD (chiếm 38,7%), hoạt động thương mại với 570 triệu USD (chiếm 5,6%), dịch vụ lưu trú ăn uống với 221 triệu USD (chiếm 5%) và đa dạng các lĩnh vực khác.
Năm 2018, Nhật Bản đăng ký 131 dự án đầu tư mới với tổng vốn 4,7 tỷ USD, chiếm 89% số vốn đăng ký mới của toàn thành phố Hà Nội; điển hình là dự án Thành phố Thông minh với số vốn 4,138 tỷ USD, hai dự án công nghệ cao của Tập đoàn Nidec với 400 triệu USD, Dự án xử lý rác thu hồi điện Xuân Sơn với 90 triệu USD...
Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: Quan hệ hữu nghị Nhật Bản và Việt Nam nói chung, Nhật Bản với Hà Nội nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ trong hợp tác đầu tư du lịch - nông nghiệp.
Trong bối cảnh của một thị trường năng động, bên cạnh chủ trương của Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội phát triển thành một Thủ đô tầm cỡ ở khu vực, Hà Nội sẽ là địa điểm đầu tư, kinh doanh, du lịch hấp dẫn, thành công cho các doanh nghiệp Nhật Bản.
Các bên sẽ hợp tác, chia sẻ lợi ích với những yêu cầu, đòi hỏi chặt chẽ và niềm tin cùng hướng về tương lai.
Chính quyền thành phố Hà Nội cam kết tạo những điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nhà đầu tư và doanh nghiệp.
* Hợp tác trong những lĩnh vực thế mạnh
Dịp này, AIC đã ký kết hợp tác chuyển giao nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Những lĩnh vực thế mạnh, ưu việt của Nhật Bản sẽ được áp dụng tại Hà Nội như hợp tác chuyển giao công nghệ chữa các bệnh ung thư, bệnh hiểm nghèo cho Bệnh viện K, Học viện Quân y và Bệnh viện Quân đội 108; phối hợp phẫu thuật miễn phí cho các ca ung thư khó cho người nghèo, với sự tham gia của các giáo sư, bác sĩ giỏi người Nhật Bản. Nhật Bản sẽ hợp tác đào tạo 1.000 cán bộ quản lý giáo dục của Hà Nội.
Ông Osamu Itano, chuyên gia đầu ngành về ngoại khoa tiêu hóa Nhật Bản cho biết: Sang Việt Nam lần này, các chuyên gia Nhật Bản sẽ mang tới những dịch vụ khám chữa bệnh tốt nhất; tổ chức phẫu thuật từ thiện cho các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là bệnh ung thư.
Tôi đã sang Việt Nam từ 5 năm trước, hàng năm vẫn sang một vài lần và cảm nhận Việt Nam, Hà Nội phát triển rất mạnh mẽ.
Về lĩnh vực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị ngành y của Hà Nội ngày càng được đầu tư, phát triển nhanh và mạnh.
Ông Osamu Itano mong muốn sẽ hợp tác với Việt Nam đào tạo, chuyển giao công nghệ cho các bệnh viện và đào tạo nâng cao năng lực cho các bác sĩ Việt Nam thông qua các hoạt động khám chữa bệnh.
Ông đánh giá các hoạt động hợp tác đào tạo đã có nhưng còn rời rạc và không có tính liên tục.
Ông Yukitoshi Yamamoto – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Tư vấn Y tế Nhật Bản chia sẻ, Công ty đã tiến hành khảo sát và nhận thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam rất tốt với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản.
Tôi thấy Việt Nam có 3 yếu tố phù hợp để đầu tư vào lĩnh vực y tế là việc thành lập các bệnh viện, các trung tâm khám chữa bệnh; nhập khẩu và sử dụng các trang thiết bị hiện đại; sử dụng nhân lực phù hợp với nhu cầu công nghệ cao hiện nay.
Với môi trường đầu tư hiện tại, các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng rất phù hợp để hoạt động ở Việt Nam”./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản: Bài 1- Dấu ấn Lễ hội hoa anh đào lớn nhất thế giới
10:29' - 01/04/2019
Những ngày qua trên địa bàn Thủ đô Hà Nội diễn ra các chương trình độc đáo trong khuôn khổ “Lễ hội giao lưu văn hóa kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản”.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp cố vấn nội các đặc biệt của Thủ tướng Nhật Bản
18:48' - 29/03/2019
Chiều 29/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp ông I.I-gi-ma, Cố vấn đặc biệt nội các Thủ tướng Nhật Bản S.A-bê.
-
Bất động sản
TMS Group tìm kiếm đối tác Nhật Bản để phát triển dự án bất động sản ở Việt Nam
16:08' - 25/03/2019
TMS Group sẽ tổ chức chuỗi sự kiện xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản nhằm tìm kiếm các đối tác tiềm năng ở nước này để hợp tác trong các dự án bất động sản mà tập đoàn này đang triển khai.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.