Nhiều nước siết chặt tiêu chuẩn kiểm định đối với thịt Brazil
Các nước nhập khẩu thịt, từ Bắc Mỹ đến châu Âu và châu Á, đã thắt chặt các tiêu chuẩn kiểm định đối với các chuyến hàng từ Brazil nhằm bảo vệ người tiêu dùng, sau cuộc điều tra tham nhũng có liên quan tới nhiều giám định viên.
Cơ quan giám định thực phẩm Canada (CFIA) ngày 28/6 cho biết theo các tiêu chuẩn giám định chặt chẽ hơn mà tổ chức này ban hành hồi tháng Tư, mỗi loại thịt nhập khẩu từ mỗi một nhà máy đã được cho phép xuất khẩu của Brazil phải được kiểm định toàn bộ, bao gồm kiểm tra phát hiện các mầm bệnh và dư lượng hóa chất. Trước đó, CFIA chỉ tiến hành kiểm định toàn bộ ngẫu nhiên đối với 1/10 chuyến hàng liên tiếp từ mỗi nhà máy của Brazil. Việc thắt chặt các quy định trên nhấn mạnh những quan ngại về tính an toàn của mặt hàng thịt Brazil.Hồi tuần trước, Mỹ cũng cấm nhập khẩu thịt bò tươi từ Brazil sau khi tỷ lệ các chuyến hàng nhập khẩu từ nước này được kiểm định mà không đáp ứng các yêu cầu về an toàn là khá cao.
Hội đồng của Liên minh châu Âu (EU) mới đây ban hành văn bản, theo đó các nhà chức trách EU hiện phải tiến hành kiểm định đối với tất cả các chuyến hàng có liên quan đến động vật nhập từ Brazil, và kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với 20% các chuyến hàng, với chi phí kiểm định do bên nhập khẩu chịu.EU cũng yêu cầu Brazil tiến hành kiểm nghiệm vi sinh đối với gia cầm và các loại thịt khác trước khi xuất khẩu.
Một quan chức của Trung tâm an toàn thực phẩm Hong Kong cho biết kể từ tháng Ba, họ cũng đã tăng cường giám sát đối với mặt hàng thịt và gia cầm nhập khẩu từ Brazil, bao gồm việc thử mẫu để phát hiện thịt kém chất lượng và các mối lo an toàn thực phẩm khác. Để đáp ứng các yêu cầu giám định khắt khe hơn từ các nước nhập khẩu, Brazil đã tự nâng tiêu chuẩn của nước này đối với thịt xuất khẩu.Brazil là nước xuất khẩu thịt bò và thịt gia cầm số 1 thế giới, đồng thời đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu thịt lợn. Kim ngạch xuất khẩu ba sản phẩm này trong năm 2016 đạt 11,6 tỷ USD. Brazil hiện có tới 4.000 nhà máy giết mổ và sản xuất thịt.
Vụ bê bối "thịt bẩn" tại Brazil được báo chí đưa tin hồi giữ tháng Ba vừa qua sau khi cảnh sát nước này thông báo phát hiện một đường dây nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt không đạt chất lượng để tuồn ra thị trường tiêu thụ, cũng như cho phép các cơ sở sản xuất sử dụng chất gây ung thư để làm nhiều sản phẩm chế biến từ thịt có màu đẹp và mùi thơm.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Bê bối thịt bẩn Brazil: Hai tập đoàn BRF và JBS thiệt hại 1,74 tỷ USD
14:14' - 18/04/2017
Hai trong số các công ty chế biến thực phẩm lớn nhất thế giới là JBS và BRF của Brazil đã thiệt hại 1,74 tỷ USD doanh thu trong tháng 3/2017.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt bẩn Brazil: 63 đối tượng bị buộc tội
12:26' - 17/04/2017
Cảnh sát Brazil thông báo đã buộc tội 63 người có dính líu tới một đường dây nhận hối lộ để cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm thịt ôi thiu, kém chất lượng được đưa ra tiêu thụ trên thị trường.
-
Kinh tế Thế giới
Sau bê bối thịt bẩn, kim ngạch xuất khẩu thịt bò của Brazil tháng 3/2017 chỉ giảm nhẹ
20:33' - 04/04/2017
Theo Bộ Thương mại Brazil, kim ngạch xuất khẩu thịt bò tươi của nước này trong tháng 3/2017 chỉ giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 404 triệu USD.
-
Kinh tế Thế giới
Brazil chấn động vì bê bối thịt bẩn xuất khẩu
18:25' - 30/03/2017
Brazil đang chấn động mạnh bởi vụ bê bối thịt bẩn ngày càng lan rộng. Sự việc này đã đe dọa ngành xuất khẩu thịt và ảnh hưởng đến nền kinh tế mới nổi nhưng đang trong cơn suy thoái trầm trọng này.
-
Kinh tế Thế giới
Bê bối thịt bẩn Brazil: Giải pháp gì giúp khôi phục niềm tin đã mất?
11:14' - 28/03/2017
Brazill sẽ phải khôi phục niềm tin của các bạn hàng sau vụ bê bối thịt bẩn gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thịt của nước này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59'
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.