Nhiều quốc gia mở cửa biên giới chào đón du khách trở lại
Trong 2 tuần qua, một loạt quốc gia đã công bố kế hoạch mở cửa trở lại hoặc nới lỏng các biện pháp hạn chế biên giới, trong đó có cả những nước duy trì các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất trên thế giới nhằm khống chế đại dịch COVID-19.
Động thái trên được đưa ra ngay sau khi thế giới liên tiếp ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số ca mắc mới COVID-19 trên toàn thế giới ở mức cao kỷ lục vào cuối tháng 1 vừa qua, với hơn 4 triệu ca một ngày.
Tuy nhiên, nhiều nước đang phát đi dấu hiệu không còn đủ tiềm lực kinh tế hoặc không thể tiếp tục đóng cửa.
Sự lây lan của biến thể Omicron ở cả những nước mở cửa và đóng cửa biên giới hồi cuối năm ngoái khiến dư luận đặt câu hỏi về hiệu quả của chính sách đóng cửa biên giới, trong khi dữ liệu thống kê của Our World in Data cho thấy hơn 50% dân số thế giới hiện đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Các liệu pháp chữa trị COVID-19 đã cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị các ca bệnh nặng. Nhiều chuyên gia hiện đang "lạc quan thận trọng" - như cố vấn y tế hàng đầu của Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci, nhận định rằng có thể sắp đến giai đoạn mới của đại dịch.
Kể từ ngày 10/2, Philippines mở cửa trở lại với du khách nước ngoài, sau gần 2 năm đóng cửa biên giới nhằm khống chế sự lây lan COVID-19 trong cộng đồng.
Bộ trưởng Du lịch Philippines Bernadette Romulo-Puyat nêu rõ việc nới lỏng các hạn chế biên giới đối với du khách nước ngoài đã tiêm đủ liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 từ 157 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới có thỏa thuận miễn thị thực với Philippines đánh dấu sự khởi đầu của "chương tiếp theo trong lộ trình phục hồi".
Quốc gia Đông Nam Á nổi tiếng với những khu nghỉ dưỡng bên bờ biển này đã chứng kiến lượng du khách sụt giảm tới 82% trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2020 khi dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát.
Hiện tại, để nhập cảnh Philippines, du khách chỉ cần xuất trình các giấy tờ như chứng nhận tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 hoặc kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.
Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Philippines dự kiến sẽ có khoảng 7.000 lượt người nhập cảnh nước này trong riêng ngày 10/2 và con số này sẽ tăng lên 10.000 đến 12.000 người mỗi ngày trong những tháng tiếp theo.
Hãng hàng không quốc gia Philippine Airlines đã hoan nghênh động thái trên của chính phủ, đồng thời cam kết đảm bảo an toàn của hành khách đi trên máy bay. Trước đây, mỗi ngày hãng này khai thác khoảng 300 chuyến bay, nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, con số này đã giảm xuống còn khoảng 140 chuyến.
Tuần trước, đảo Bali của Indonesia cũng đã mở cửa cho du khách quốc tế đã tiêm vaccine ngừa COVID-19. Theo Bộ Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia, hiện tỷ lệ dương tính với virus SARS-CoV-2 tại nước này vẫn cao, song quốc gia Đông Nam Á này vẫn quyết định mở cửa lại Bali đối với du khách nước ngoài nhằm khôi phục kinh tế của hòn đảo này. Du khách vẫn phải cách ly bắt buộc 5 ngày.
Giới chức Malaysia cũng đã đề nghị chính phủ mở cửa trở lại cho du khách quốc tế sớm nhất là vào ngày 1/3 tới. Du khách có thể không phải cách ly, tương tự chính sách của Thái Lan và Singapore. Theo thống kê của Bộ Y tế Malaysia, gần 98% dân số nước này đã tiêm vaccine.
Ngày 7/2, Australia thông báo kế hoạch mở cửa trở lại biên giới từ ngày 21/2 đối với tất cả du khách đã tiêm chủng, đánh dấu sự kết thúc chính sách được gọi là "Pháo đài Australia", theo đó đóng cửa biên giới đối với cả du khách nước ngoài lẫn công dân.
Ông Darryl Newby, đồng sáng lập công ty lữ hành Welcome to Travel, có trụ sở tại Melbourne, khẳng định đại dịch “không chỉ ảnh hưởng đến ngành du lịch mà còn ảnh hưởng đến mọi ngành” ở Australia.
New Zealand - cũng được coi là một "pháo đài" nghiêm ngặt phòng chống dịch COVID-19 - cũng đã công bố kế hoạch chào đón những du khách quốc tế đã tiêm chủng. Tuần trước, New Zealand đã đưa ra kế hoạch mở cửa trở lại theo giai đoạn gồm 5 bước.
Theo đó, nước này sẽ không cho phép du khách nhập cảnh cho đến tháng 7 tới. Du khách đã tiêm vaccine cũng phải tự cách ly trong 10 ngày sau khi nhập cảnh.
Tuy nhiên, New Zealand cho phép công dân và những người có thẻ cư trú được nhập cảnh vào cuối tháng này, nếu đến từ Australia.
Những người đến từ các khu vực khác, cùng với những lao động đủ điều kiện, có thể nhập cảnh vào giữa tháng 3, tiếp theo là những người có thị thực và sinh viên vào giữa tháng 4.
Những người tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ Australia và những người đến từ những nước không cần thị thực, trong đó có Canada, Mỹ, Mexico, Anh, Pháp, Đức, Israel, Chile, Singapore và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) có thể nhập cảnh từ tháng 7. Những người còn lại sẽ được phép nhập cảnh bắt đầu từ tháng 10 tới.
Trong khi đó, các nước đã mở cửa với du khách nước ngoài đang hướng tới việc nới lỏng hơn nữa quy định nhập cảnh.
Theo đó, các nước, trong đó có Hy Lạp, Pháp, Bồ Đào Nha, Thụy Điển và Na Uy thông báo bỏ yêu cầu xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại điểm đến đối với những du khách đã tiêm vaccine ngừa COVID-19./.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách “Không COVID” đang “bóp nghẹt” ngành du lịch Trung Quốc?
06:30' - 10/02/2022
Mặc dù đã có những kỳ vọng rằng du lịch nội địa sẽ khởi sắc, các biện pháp phòng dịch ngặt nghèo của Trung Quốc khiến cho ngành du lịch chưa thể nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm”.
-
Kinh tế & Xã hội
Ngành công nghiệp du lịch của Nhật Bản lao đao vì đại dịch
13:41' - 09/02/2022
Trước khi đại dịch, du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Goto. Tuy nhiên, sau khi dịch COVID-19 bùng phát, hầu hết các cơ sở du lịch và dịch vụ trên hòn đảo này đều làm ăn sa sút.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành du lịch Đông Nam Á đối mặt với bất ổn
05:30' - 08/02/2022
Năm 2022 được cho là năm mà ngành du lịch Đông Nam Á, vốn phải nhận hỗ trợ kể từ khi đại dịch bùng phát, bắt đầu phục hồi. Tuy nhiên, biến thể Omicron đã cản trở sự phục hồi này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thương mại Mỹ - Trung nguội lạnh, cảng biển lớn vẫn vắng hàng
22:24' - 20/05/2025
Dù Mỹ - Trung tạm hoãn áp thuế, thương mại tại cảng Los Angeles và Long Beach vẫn trầm lắng. Nhập khẩu giảm, tàu ít cập bến, bán lẻ Mỹ đối mặt giá cao và nguy cơ thiếu hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ
21:58' - 20/05/2025
Thái Lan đặt mục tiêu giảm 15 tỷ USD thặng dư thương mại với Mỹ thông qua các sáng kiến gần đây nhằm ngăn chặn việc sử dụng sai các quy tắc xuất xứ đối với hàng xuất khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Thái Lan làm rõ việc hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế
21:57' - 20/05/2025
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỷ USD do tác động thuế quan Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới
11:18' - 20/05/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro (22,49 tỷ USD) được đầu tư mới vào quốc gia này.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.