Nhiều quy định chi tiết hơn về điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh
Hay nói cách khác, các điều kiện về vốn, yêu cầu lợi nhuận, báo cáo tài chính, điều kiện về nhân sự, an toàn tài chính… đối với các tổ chức kinh doanh, cung cấp dịch vụ phái sinh vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành. Tuy nhiên, nhiều quy định chi tiết hơn, chặt chẽ hơn đã được bổ sung trong Nghị định 158/2020/NĐ-CP.
Cụ thể, về điều kiện được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh quy định tại Điều 4, Nghị định 158 nêu rõ, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chỉ được thực hiện kinh doanh chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh.
Công ty chứng khoán được thực hiện một hoặc một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh bao gồm: môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh, tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh. Trong khi đó, công ty quản lý quỹ chỉ được thực hiện hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh.
Khoản 2, Điều 4 quy định, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh, bên cạnh việc được cấp phép đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, công ty chứng khoán còn phải đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho hay, đối với hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên. Đối với hoạt động tự doanh chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 600 tỷ đồng trở lên. Đối với hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 250 tỷ đồng trở lên.
Trong trường hợp đăng ký kinh doanh cả hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh, tự doanh chứng khoán phái sinh và tư vấn đầu tư chứng khoán phái sinh, công ty chứng khoán phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 800 tỷ đồng trở lên.
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán còn phải đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro cho hoạt động kinh doanh chứng khoán theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán; đáp ứng điều kiện về nhân sự; có tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 220% liên tục trong 12 tháng gần nhất; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các công ty chứng khoán không có lỗ trong 2 năm gần nhất; ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét phải là chấp nhận toàn phần; không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Còn đối với công ty quản lý quỹ, Nghị định 158 quy định, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh chứng khoán phái sinh thì cần có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 25 tỷ đồng trở lên; đủ tiêu chuẩn về nhân sự và đáp ứng được một số quy định khác tại Nghị định này.
Nghị định 158 cũng nhằm tăng năng lực đối với tổ chức cấp dịch vụ thanh toán, bù trừ phái sinh. Tại Điều 9, Nghị định 158 quy định, công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ.
Cụ thể hơn, công ty chứng khoán được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh của mình, khách hàng của mình và cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ đó.Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được thực hiện bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh cho chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh đối với công ty chứng khoán bao gồm: Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; được phép hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh.
Đồng thời, các công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện về vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu như sau: Đối với thành viên bù trừ trực tiếp thì phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 900 tỷ đồng trở lên; đối với thành viên bù trừ chung phải có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 1.200 tỷ đồng trở lên.
Cùng đó, các công ty chứng khoán muốn cung cấp dịch vụ thanh toán, bù trừ phái sinh phải có tỷ lệ vốn khả dụng đạt tối thiểu 260% liên tục trong 12 tháng gần nhất; hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính năm gần nhất không quá 05 lần; thực hiện trích lập đầy đủ các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật; và không có lỗ trong 2 năm gần nhất; ý kiến của tổ chức kiểm toán được chấp thuận tại báo cáo tài chính của năm tài chính gần nhất đã được kiểm toán và báo cáo tài chính bán niên gần nhất đã được soát xét phải là chấp nhận toàn phần.
Ngoài ra, công ty chứng khoán còn phải đáp ứng yêu cầu về kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật về hoạt động của công ty chứng khoán; không đang trong quá trình tổ chức lại, giải thể, phá sản; không đang trong tình trạng đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm:đáp ứng quy định về cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán theo quy định của pháp luật về các tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, có vốn điều lệ, có vốn chủ sở hữu tối thiểu từ 5.000 tỷ đồng trở lên đối với ngân hàng thương mại, vốn được cấp từ 1.000 tỷ đồng trở lên đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật về tổ chức tín dụng trong vòng 12 tháng gần nhất và một số quy định khác tại Nghị định này./.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Doanh nghiệp xi măng chờ cú hích từ đầu tư công
08:50'
Cùng với ngành thép, các doanh nghiệp xi măng Việt như Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 (mã chứng khoán: HT1) được kỳ vọng phục hồi và tăng trưởng mới trong năm 2021.
-
Chứng khoán
Tìm cơ hội đầu tư khi ngành dầu khí gặp khó
12:27' - 17/01/2021
Giới phân tích cho rằng, năm 2021 không phải là năm của cổ phiếu dầu khí. Dù vậy, trong khó khăn vẫn tồn tại cơ hội đầu tư vào cổ phiếu ngành này.
-
Chứng khoán
Hơn 1 tỷ cổ phiếu OCB sẽ chính thức giao dịch trên HOSE và ngày 28/1
08:00' - 17/01/2021
Giá chào sàn là 22.900 đồng/cổ phiếu. Biên độ dao động giá trong ngày giao dịch đầu tiên là +/-20% so với giá tham chiếu.
-
Chứng khoán
Thuỷ sản Vĩnh Hoàn: Nắm bắt cơ hội để tăng trưởng trong dài hạn
21:00' - 16/01/2021
Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC) vẫn đạt kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2020.
-
Chứng khoán
Nhận định chứng khoán tuần từ 18 - 22/1: Những góc nhìn khác biệt về diễn biến thị trường
13:03' - 16/01/2021
Giới phân tích từ các công ty chứng khoán có góc nhìn khá khác biệt về diễn biến thị trường tuần tới (từ 18 - 22/1); trong đó có cả sự lạc quan và thận trọng.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ có mức giảm theo tuần mạnh nhất kể từ tháng 10/2020
10:58' - 16/01/2021
Khép lại phiên giao dịch cuối tuần 15/1, cả ba chỉ số chủ chốt trên thị trường chứng khoán Mỹ đều rơi vào vùng đỏ và ghi nhận mức giảm mạnh nhất theo tuần kể từ phiên 30/10/2020.
-
Chứng khoán
14 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức tuần từ 18-24/1
09:25' - 16/01/2021
Tuần từ 18-24/1, có 13 doanh nghiệp trả cổ tức bằng tiền mặt và 1 doanh nghiệp trả cổ tức bằng cổ phiếu.
-
Chứng khoán
Triển vọng kinh tế và cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán
17:33' - 15/01/2021
Năm 2021, thị trường chứng khoán có thể tiếp tục tăng cả về thanh khoản và điểm số, nhưng tốc độ được dự báo kém hơn với năm 2020 do triển vọng về kinh tế đã được phản ánh vào P/E.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phiên 15/1 diễn biến trái chiều
16:23' - 15/01/2021
Chứng khoán châu Á phiên chiều 15/1 hầu hết “thờ ơ” đề xuất kích thích trị giá 1.900 tỷ USD của Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden.