Nhịp chững doanh nghiệp chứng khoán
Kết thúc gần 3 quý của năm với nhiều thăng trầm, giới phân tích đã không kỳ vọng năm 2022 “đẹp như mơ” tương tự năm 2021 đối với các công ty chứng khoán mà thiên về kịch bản kết quả kinh doanh đi ngang hoặc giảm nhẹ. Theo giới phân tích, thị trường chứng khoán những tháng cuối năm sẽ đối diện với nhiều thách thức, trong khi câu chuyện nâng hạng thị trường sẽ kỳ vọng ở tương lai xa hơn và chưa thể diễn ra sớm.
*Nhiều thách thức
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam (KIS Việt Nam), để đạt được kết quả đi ngang trong năm 2022, giá trị giao dịch bình quân ngày trong nửa cuối năm cần duy trì khoảng 25.000 tỷ đồng và số dư cho vay margin (vay giao dịch ký quỹ) cũng cần cao hơn mức 90.000 tỷ đồng.
Ở thời điểm hiện tại, VN-Index có sự phục hồi sau khi đã chạm vùng đáy, cũng như giá trị giao dịch đang được hỗ trợ bởi triển vọng sáng hơn cho kinh tế Việt Nam khi so sánh tương quan với các khu vực khác.
Thị trường chứng khoán chịu sự sụt giảm đáng kể trong quý II và hệ quả là giá trị giao dịch duy trì ở mức thấp, do tâm lý của nhà đầu tư lo sợ xu hướng tăng đảo chiều.
Càng về nửa cuối năm, kết quả kinh doanh nếu so trên cơ sở cùng kỳ năm ngoái sẽ ngày càng tiêu cực do nền tăng trưởng rất cao vào nửa cuối năm ngoái. Quý III và quý IV năm 2021 là hai quý cao lịch sử về kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán.
Một số sự kiện dự kiến diễn ra vào cuối năm có ảnh hưởng đến ngành chứng khoán, bao gồm việc triển khai hệ thống KRX. Các cơ quan quản lý đã nhấn mạnh về nhiệm vụ hoàn thành thử nghiệm và đưa vào vận hành vào cuối năm nay.
Khi hệ thống giao dịch mới KRX được triển khai, khả năng xử lý lệnh sẽ được mở rộng và các sản phẩm tài chính mới sẽ được đưa vào nghiên cứu phát triển. Ở mốc thời gian gần hơn, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cắt giảm thời gian bù trừ thanh toán từ T+2 còn T+1,5 và triển khai từ cuối tháng 8/2022.
Đây là giải pháp nhằm cải thiện hoạt động giao dịch khi nhà đầu tư có thể nhận được tiền và chứng khoán giao dịch sớm hơn nửa ngày. Điều đó sẽ có những tác động tích cực tới giá trị giao dịch trong khi thị trường trông chờ hệ thốngKRX.
Đối với thị trường trái phiếu, các công ty chứng khoán đang hưởng lợi từ việc phân phối lại trái phiếu doanh nghiệp và thị trường này khá tiềm năng nếu thị trường tài chính Việt Nam phát triển trong tương lai.
Các nhà lập pháp đang tiến hành sửa đổi lại Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, điều luật quy định về điều kiện cũng như các quy trình hoạt động đối với trái phiếu doanh nghiệp.
Thêm vào đó, thị trường trái phiếu sẽ được tập trung về Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và được lưu ký ở VSD. Cả hai kế hoạch này đều có thời gian hoàn thành trong năm nay.
Nếu việc triển khai đúng theo kế hoạch, thị trường trái phiếu kỳ vọng tăng trưởng về giá trị phát hành và giá trị giao dịch trong năm tới. Vì vậy, các công ty chứng khoán đã phát triển hệ thống giao dịch trái phiếu và đang có lợi nhuận cao từ mảng này sẽ đi trước một bước trong việc gặt hái những kết quả tích cực.
Về mục tiêu nâng hạng thị trường Việt Nam lên thị trường mới nổi trong năm nay chưa có sự chắc chắn. Sau khi hệ thống KRX đưa vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều việc cần làm để đáp ứng được những tiêu chí phân loại thị trường mới nổi.
Theo KIS Việt Nam: “Chúng ta vẫn cần phải mở các rào cản đối với vốn ngoại, thành lập Đối tác Bù trừ Trung tâm (CCP), chuẩn bị giải pháp bán khống và phát triển hơn thị trường các sản phẩm phái sinh. Vì vậy, câu chuyện nâng hạng thị trường sẽ kỳ vọng ở tương lai xa hơn và chưa thể diễn ra sớm”.
*Kết quả kinh doanh cùng chiều thị trường
Trong quý II/2022, chỉ số các cổ phiếu ngành tài chính giảm 24,6%; trong đó, chỉ số các công ty chứng khoán giảm tới 44,4% trong điều kiện giá trị giao dịch thấp và chỉ số VN-Index sụt giảm.
KIS Việt Nam đã thu thập dữ liệu 25 công ty chứng khoán, bao gồm 16 công ty niêm yết, 1 công ty giao dịch trên UPCOM và 8 công ty thuộc thị trường OTC thể hiện khoảng 90% doanh thu toàn ngành.
Doanh thu ngành trong quý II/2022 đạt 15.878 tỷ đồng đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giảm 12,3% so với quý trước đó. Lợi nhuận sau thuế quý II cũng không khả quan với mức giảm lần lượt là 57% so với cùng kỳ năm ngoái và 63,4% so với quý trước đó; trong đó, 7 trên tổng số 25 công ty ghi nhận lỗ kế toán.
Các nghiệp vụ kinh doanh đều ghi nhận các mốc cao mới về doanh thu vào khoảng cuối năm ngoái. Những mốc này cao đáng kể so với khoảng thời gian trước, tạo ra một mặt bằng mới khá thách thức cho khoảng thời gian kế tiếp.
Mảng môi giới ghi nhận sự sụt giảm ở mức 2 con số so với quý trước đó, liên tiếp trong 2 quý đầu năm. Trong khi đó, nghiệp vụ cho vay có doanh thu giảm 9% trong quý II so với quý đầu năm, sau khi có mức tăng 2% trong quý I.
Doanh thu từ hoạt động đầu tư tự doanh vẫn là động lực chính trong phát triển doanh thu của ngành, tuy nhiên tỷ trọng trong doanh thu tổng đã giảm so với trung bình năm 2021.
Câu chuyện của năm 2021 là về việc số lượng tài khoản mở mới tăng lên song song với giá trị giao dịch mỗi ngày. Đến năm 2022, tốc độ tăng trưởng về số lượng tài khoản mới vẫn tiếp tục lập kỷ lục, nhưng giá trị giao dịch trong quý II lại chuyển biến theo hướng ngược lại, khi giảm còn 20.525 tỷ đồng mỗi ngày, trong khi mức giao dịch bình quân ngày trong năm 2021 là 26.589 tỷ đồng.
Đến tháng 7, giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường giảm 24,1% so tháng trước và giảm tới 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 13.444 tỷ đồng. Tháng 8, giá trị giao dịch bình quân thị trường được cải thiện khi tăng 35,7% so với tháng trước, nhưng vẫn giảm 36,1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 18.560 tỷ đồng.
Sau giai đoạn tăng trưởng nóng, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh cả về điểm số và thanh khoản. Điều này khiến số dư margin cũng giảm theo. Cùng đó, nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện kế hoạch tăng vốn trong nửa đầu năm, dẫn tới tỷ lệ margin tiếp tục được kéo giảm mạnh.
Mức trần 200% đối với tỷ lệ margin từng là bài toán khó giải với nhiều công ty chứng khoán trong năm 2021, nhưng đã dễ dàng hơn trong năm nay. Cuối quý II, 10 công ty có số dư nợ margin lớn nhất đều sở hữu tỷ lệ margin từ 80% trở xuống. Biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận thuần của ngành trong nửa đầu năm 2022 sụt giảm lần lượt còn 45,1% và 24,3%.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Agribank (Agriseco), thị trường chứng khoán từ đầu năm đã trải qua nhiều biến động trước những rủi ro về suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng cao cũng như xung đột Nga - Ukraine.
Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam đang thể hiện quá trình hồi phục mạnh mẽ như kỳ vọng, bên cạnh môi trường lạm phát, lãi suất vẫn ổn định và trong tầm kiểm soát. Do đó, Agriseco vẫn lạc quan một cách thận trọng đánh giá Việt Nam nằm trong nhóm các nền kinh tế đang phát triển có triển vọng tăng trưởng tích cực nhất. Từ đó, thị trường chứng khoán, cũng như kết quả kinh doanh của các công ty ngành này còn nhiều dư địa để phát triển trong tương lai dài hạn.
Trên thị trường chứng khoán, cùng với việc điểm số và thanh khoản giảm mạnh, cổ phiếu ngành này cũng lao dốc. Tính từ chốt phiên giao dịch đầu năm (4/1) đến hết phiên 15/9, VND giảm hơn 76%, VDS giảm gần 67%, SSI giảm 59%, MBS giảm 55,3%, HCM giảm 41,3%... ./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Chiều 15/9, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều
16:54' - 15/09/2022
Trong phiên giao dịch chiều 15/9, thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trước triển vọng tăng lãi suất tại Mỹ.
-
Chứng khoán
Chứng khoán ngày 15/9: Cổ phiếu phân bón, than đảo chiều hút dòng tiền
16:44' - 15/09/2022
Thanh khoản thị trường tiếp tục ở mức thấp, chỉ hơn 11 nghìn tỷ đồng trên sàn HoSE trong phiên hôm nay.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Âu - Mỹ dịch chuyển ngược chiều trong phiên 14/9
08:03' - 15/09/2022
Chứng khoán Phố Wall phục hồi phần nào trong phiên 14/9 sau đợt bán tháo của phiên trước đó do dữ liệu lạm phát Mỹ mạnh hơn dự kiến, làm dấy lên lo ngại về việc Fed tăng mạnh lãi suất hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Chứng khoán
Cổ phiếu vốn hóa lớn kéo VN-Index tiến sát mốc 1.230 điểm
16:30'
Dòng tiền trong phiên chiều 25/4 chảy mạnh vào thị trường, tập trung tại các mã cổ phiếu đầu ngành đã giúp VN-Index tiến sát mốc 1.230 điểm.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm phiên 25/4
16:13'
Đà tăng trên thị trường châu Á đến từ việc thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận phiên tăng điểm thứ ba liên tiếp ...
-
Chứng khoán
Cổ phiếu ngành tiêu dùng đồng loạt tăng
12:16'
Trong bối cảnh thị trưởng diễn biến không mấy khả quan, nhóm cổ phiếu tiêu dùng trở nên nổi bật hơn cả.
-
Chứng khoán
Lịch nghỉ giao dịch chứng khoán dịp lễ 30/4 và 1/5
10:43'
Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo lịch nghỉ giao dịch chứng khoán nhân dịp lễ 30/4 và 1/5.
-
Chứng khoán
Danh mục cổ phiếu cần quan tâm hôm nay 25/4
08:50'
Trong phiên hôm nay, các cổ phiếu được công ty chứng khoán khuyến nghị nên quan tâm gồm CII, DGW và CTD.
-
Chứng khoán
Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của DGC tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái
08:31'
Kết thúc quý I/2025, lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính hợp nhất của CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC) đạt 836,79 tỷ đồng, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Chứng khoán
Phố Wall tiếp tục tăng điểm dù đàm phán thương mại Mỹ-Trung chưa tiến triển
07:45'
Chứng khoán Phố Wall ngày 24/4 kéo dài chuỗi tăng điểm sang phiên thứ ba liên tiếpm bất chấp những phản ứng của Trung Quốc về triển vọng đạt được thỏa thuận song phương.
-
Chứng khoán
Ban hành 5 quy chế nghiệp vụ cho hệ thống giao dịch mới KRX
19:24' - 24/04/2025
Trong ngày 24/4, HOSE phát thông báo chính thức đưa vào vận hành hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam kể từ ngày 5/5/2025.
-
Chứng khoán
Chứng khoán châu Á biến động ngược chiều do tín hiệu khó đoán từ Nhà Trắng
17:11' - 24/04/2025
Chứng khoán châu Á biến động ngược chiều trong phiên giao dịch ngày 24/4, giữa bối cảnh đồng USD mất đà phục hồi do tín hiệu khó đoán định từ Nhà Trắng.