Những ảnh hưởng khi Nga rơi vào tình trạng vỡ nợ
Kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nào nếu Nga rơi vào tình trạng vỡ nợ? Theo nhận định của báo Asahi Nhật Bản, Ngân hàng trung ương Nga (BoR) cho biết, nợ nước ngoài của Chính phủ Nga hiện ở mức 67 tỷ USD, trong đó, nợ nước ngoài bằng ngoại tệ có giá trị 20,5 tỷ USD, chiếm quy mô không lớn trên thị trường tài chính nói chung.
Theo hãng tin Reuters, trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình CBS vào ngày 13/3, khi được hỏi về nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ quy mô thế giới khi Nga rơi vào tình trạng vỡ nợ, bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, đã nói rằng: "Điều này là không thể xảy ra ở thời điểm hiện nay".
Tác động đối với châu Âu, các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Nga, cũng được cho là có giới hạn. Theo Reuters, ngày 15/3, Chủ tịch Ban Giám sát Ngân hàng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Andrea Enria cho rằng: "Ảnh hưởng trực tiếp của kinh tế Nga đối với các ngân hàng trong Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) chỉ có giới hạn".
Tuy nhiên, khi xét riêng từng quốc gia, từng tổ chức tài chính riêng biệt, sẽ xuất hiện trường hợp chịu ảnh hưởng lớn, do đó, cũng có những lo lắng về làn sóng bất an lan rộng trên thị trường tín dụng.
Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), ảnh hưởng có thể xuất hiện đối với những tổ chức nắm giữ số lượng lớn tài sản tài chính liên quan đến Nga, trong đó, tại Italy có những tổ chức tài chính hiện nắm giữ tài sản tài chính giá trị khoảng 15 tỷ USD và tại Pháp là 10 tỷ USD.
Một nhà phân tích tài chính tại công ty quản lý tài sản ở châu Âu cho biết ông không tin rằng việc Nga vỡ nợ sẽ gây ảnh hưởng đến toàn thể hệ thống tài chính của châu Âu, tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo "sẽ là ác mộng đối với một số ngân hàng nhất định và không ai có thể biết cuối cùng điều gì sẽ xảy ra".
Theo BIS, tính đến cuối tháng 9/2021, số dư nợ tín dụng của các tổ chức tài chính Nhật Bản như các khoản cho vay và trái phiếu của Nga là khoảng 9,2 tỷ USD. Trong số này, khoảng 2 tỷ USD thuộc các tổ chức công như Chính phủ Nga, bao gồm một phần là trái phiếu chính phủ Nga.
Mizuho là tổ chức tài chính có dư nợ tín dụng lớn nhất đối với Nga là 217,7 tỷ yen (1,8 tỷ USD), tiếp theo là Mitsubishi UFJ với 214 tỷ yen và Sumitomo Mitsui với 96,4 tỷ yen (tính đến cuối tháng 9/2021). Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản cũng có dư nợ 134,5 tỷ yen (tính đến cuối tháng 3/2021).
Giám đốc điều hành tại một ngân hàng của Nhật Bản cho biết: "Lợi nhuận và hệ thống tài chính sẽ không bị ảnh hưởng khi xét đến quy mô dư nợ tài chính của các tổ chức tài chính Nhật Bản".
Tuy nhiên, lo lắng nhất của thị trường đó là những hậu quả không thể lường trước được. Trên thị trường tài chính, có một loại bảo hiểm bồi thường tổn hại trong trường hợp trái phiếu nắm giữ của các nhà đầu tư không thể thanh khoản (CDS) đang được giao dịch và CDS được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Nếu Nga rơi vào tình trạng vỡ nợ trái phiếu chính phủ, các công ty CDS được cho là sẽ phát sinh các khoản chi trả lớn, tuy nhiên, hiện không rõ tổ chức tài chính nào và giao dịch CDS ở mức độ bao nhiêu.
Theo Financial Times, công ty quản lý trái phiếu khổng lồ Pimco của Mỹ đã bán một lượng CDS đáng kể trên trái phiếu Chính phủ Nga, và nếu Nga vỡ nợ, công ty này dự kiến sẽ mất hàng tỷ USD. Nếu các khoản lỗ lần lượt được ghi nhận trong các quỹ đầu cơ, sự bất ổn của thị trường sẽ gia tăng và không thể phủ nhận nguy cơ nảy sinh tình trạng rối loạn.
Ngoài ra cũng có những lo ngại về tác động đối với các khoản vay khác liên quan đến Nga. Nếu trái phiếu chính phủ - vốn có mức tín nhiệm cao nhất, trở thành khoản vỡ nợ, thì tín nhiệm đối với trái phiếu tư nhân của Nga sẽ bị tổn hại nghiêm trọng.
Một chuyên gia cho biết: "Chúng tôi không sở hữu trái phiếu Chính phủ Nga nên không chịu tác động trực tiếp, tuy nhiên, nếu điều này thành sự thật, chúng tôi sẽ phải trích dự phòng rủi ro lên đến hàng chục tỷ yen cho các khoản vay đối với các công ty Nga và quy mô có thể tăng lên".
Một lãnh đạo của một ngân hàng lớn khác cũng không che giấu sự lo lắng khi nói về khả năng "mọi khoản nợ của Nga đều có thể vỡ nợ"./.
- Từ khóa :
- nga
- kinh tế nga
- quan hệ nga ukraine
- nga vỡ nợ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Australia cấm xuất khẩu alumin và bauxite sang Nga
16:12' - 20/03/2022
Australia ngày 20/3 mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Nga bằng việc cấm xuất khẩu toàn bộ nhôm oxit và bô xít sang Nga, trong khi cam kết hỗ trợ nhân đạo và nhiều hình thức khác cho Ukraine.
-
Kinh tế Thế giới
Nga khẳng định vai trò của cơ chế OPEC+
07:54' - 20/03/2022
Ngày 19/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết ông không có lý do gì để tin rằng cơ chế Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) sẽ bị hủy bỏ.
-
Phân tích - Dự báo
Sức chống chịu của kinh tế Pháp trước căng thẳng Nga-Ukraine
06:30' - 20/03/2022
Trên bình diện thương mại, Nga không còn là một trong những đối tác lớn. Xuất khẩu từ Pháp sang Nga chỉ chiếm chưa đến 1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trong khi mức này của Đức là 2%.
-
Doanh nghiệp
Điều gì đang “níu chân” các doanh nghiệp quốc tế ở lại Nga?
17:06' - 19/03/2022
Tính đến nay, hơn 400 công ty đã tuyên bố rút khỏi Nga kể từ khi nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, theo một danh sách do Trường Quản lý Đại học Yale tổng hợp.
-
Kinh tế Thế giới
Lời giải nào cho bài toán khí đốt “không cần Nga” của châu Âu?
16:01' - 19/03/2022
Những cuộc thảo luận về cách giảm giá khí đốt trên đà tăng vọt và “thiết lập” lại tương lai nguồn cung năng lượng cho châu Âu đang diễn ra sôi nổi.
-
Tài chính
Anh cảnh bảo thiệt hại từ lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ Nga của EU
13:58' - 19/03/2022
Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak cảnh báo một lệnh cấm vận ngay lập tức trên toàn EU đối với nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga sẽ gây thiệt hại ít nhất 70 tỷ bảng (92,2 tỷ USD) cho kinh tế Anh.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nỗi lo tụt hậu của các hãng ô tô Đức
06:30' - 03/04/2025
Các nhà sản xuất ô tô Đức đã trải qua năm 2024 nhiều khó khăn với lợi nhuận sụt giảm, cạnh tranh khốc liệt.
-
Phân tích - Dự báo
Thời hoàng kim đang đến với các công ty kỳ lân Trung Quốc
05:30' - 03/04/2025
Thị trường vốn quốc tế đang thể hiện niềm tin vào sự đổi mới công nghệ và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bằng những hành động thiết thực.
-
Phân tích - Dự báo
Chiến lược “vượt rào cản” của ngành đóng tàu Trung Quốc
06:30' - 02/04/2025
Bất kể những “cơn gió ngược” gây tác động, vị thế dẫn đầu của ngành đóng tàu Trung Quốc trên thị trường toàn cầu và xu hướng phát triển bền vững của ngành này không dễ dàng bị “hạ gục”.
-
Phân tích - Dự báo
Có dễ "khoá van" nhiên liệu hoá thạch?
05:30' - 02/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thông qua khoản tín dụng 4,7 tỷ USD từ Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ dành cho một dự án khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới khổng lồ tại Mozambique.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài cuối: “Ngày Giải phóng”
06:30' - 01/04/2025
Quan chức Mỹ gợi ý họ sẽ dựa trên một số biện pháp để áp dụng thuế quan "có đi có lại", bao gồm thuế suất của các quốc gia khác, chính sách thuế và quản lý tiền tệ. Nhưng chưa có biện pháp rõ ràng.
-
Phân tích - Dự báo
Bước ngoặt thuế quan của Mỹ - Bài 1: Ngã ba đường
05:30' - 01/04/2025
Theo bài viết đăng trên tờ Wall Street Journal, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang gấp rút xác định các chi tiết cụ thể của chương trình thuế quan mới trước thời hạn ngày 2/4.
-
Phân tích - Dự báo
Những động lực lớn của mối quan hệ giữa châu Âu và Trung Đông
06:30' - 31/03/2025
Tuần trước, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, Jasem Al-Budaiwi đã thảo luận với Ủy viên của EU phụ trách Địa Trung Hải, Dubravka Suica, về một hội nghị an ninh năng lượng vùng Vịnh-châu Âu
-
Phân tích - Dự báo
Hàn Quốc: Các đảng phái thúc giục tòa án ra phán quyết về vụ luận tội tổng thống
05:30' - 31/03/2025
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc đã kết thúc phiên xét xử luận tội đối với Tổng thống Yoon Suk Yeol ngày 25/2, song đã hơn một tháng trôi qua, tòa vẫn chưa ấn định được ngày công bố phán quyết cuối cùng.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp Đức trong vòng xoáy cạnh tranh – Bài cuối: Cần thay đổi tư duy
06:30' - 30/03/2025
Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp Đức đã có nhiều cuộc tư vấn phân tích lý do vì sao nước này mất đi vị thế thống lĩnh và hướng đi tiếp theo cần thực hiện.