Những cây cầu nối bờ vui cho bà con miền núi Quảng Nam
Cầu Nước Oa và cầu Sông Trường (bắc qua sông Nước Oa và sông Trường) là hai cây cầu nằm trên Quốc lộ 40B, tuyến đường huyết mạch kết nối từ thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) lên các huyện: Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My và tỉnh Kon Tum. Vào mùa mưa lũ, 2 cây cầu này thường xuyên bị ngập lụt, chia cắt giao thông.
Việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Đây là lý do mà Bộ Giao thông Vận tải đã đưa hai công trình này vào danh sách hạng mục cầu yếu được đầu tư khẩn cấp.
Theo Ban Quản lý dự án 2 – Bộ Giao thông (chủ đầu tư), công trình cầu Nước Oa và cầu Sông Trường thuộc gói thầu XL-01 dự án cải tạo cầu yếu và cầu kết nối trên các quốc lộ (giai đoạn 1), với mức đầu tư gần 73 tỷ đồng, từ nguồn sử dụng vốn vay Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF).
Đại diện nhà thầu thi công (Liên danh Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 và Công ty TNHH Một thành viên 17) thông tin, gói thầu được khởi công từ tháng 6/2022. Theo thiết kế, công trình cầu Sông Trường gồm 4 nhịp dầm bê tổng cốp thép dự ứng lực, bề rộng mặt cầu 9m. Hiện công trình đã hoàn thành các trụ và mố cũng như gác xong các nhịp và nhà thầu đang tiến hành hoàn thành mặt cầu.
Về cầu Nước Oa, nhà thầu cho biết, công trình được thiết kế gồm 3 nhịp dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, bề rộng mặt cầu 9m. Hiện công trình cũng đã hoàn thành các trụ và mố và đã gác xong 3 nhịp. Nhà thầu cũng đang tiến hành hoàn thành mặt cầu.
Đối với hạng mục đường dẫn đầu cầu và cống ngang đường, liên danh nhà thầu đang thi công đắp đất nền đường và lắp đặt cống ngang đường. Nếu vấn đề giải phóng mặt bằng được giải quyết nhà thầu phân đấu hoàn thành sớm để đưa công trình vào khai thác.
Chia sẻ về trong quá trình thi công dự án, đại diện nhà thầubày tỏ, điều kiện thi công các hạng mục này gặp nhiều khi khu vực thi công chịu nhiều ảnh hưởng của mưa lũ thường xuyên xảy ra, mực nước sông dâng cao, không đảm bảo điều kiện thi công liên tục, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ hoàn thành công trình.
Cùng với đó là khó khăn về nguồn vật liệu khi các mỏ đất đắp được cấp phép của tỉnh Quảng Nam nằm cách xa công trình khoảng 60-70km. Nhà thầu thi công đã tìm kiếm các mỏ đất xung quanh dự án, tuy nhiên hiện không có mỏ đất nào tại địa phương được cấp phép khai thác, gây khó khăn cho nhà thầu trong việc tìm kiếm sử dụng nguồn vật liệu tại chỗ. Trong khi đó, việc giải phóng mặt bằng cũng còn đang vướng 7 hộ dân chưa được địa phương bàn giao cho dự án.
Đại diện Ban Quản lý dự án 2 cho biết, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình thi công nhưng các nhà thầu cũng tỏ rõ sự quyết tâm hoàn thành sớm dự án trước mùa mưa lũ năm nay để bà con được đi lại an toàn. Cùng với đó, dự án hoàn thành sớm ngày nào cũng giúp phát triển kinh tế - xã hội vùng núi huyện Bắc Trà My kết nối với huyện Nam Trà My.
Chia sẻ về niềm vui khi dự án sắp hoàn thành, bà con thôn Long Sơn (xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My) cho hay, cầu Nước Oa và cầu Sông Trường (đập tràn) được đầu tư xây dựng cách đây hàng chục năm nhưng rất thấp so với mặt nước. Vào mùa mưa cả 2 cây cầu này thường xuyên bị ngập nước, người, phương tiện không thể lưu thông mỗi khi nước sông quá lớn, chảy siết.
Bác Trần Thị Hoài, trú tại thôn Long Sơn, xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My, nhà cách hai cây cầu này khoảng hơn trăm mét cho biết, “Hàng ngày ngắm hai công trình cầu dần hình thành bản thân tôi và người dân trong thôn rất vui mừng. Mùa mưa năm nay, nhất là khoảng tháng 9,10 (âm) người dân trong thôn, trong xã không phải lo lắng sợ nước làm trôi người và phương tiện khi cây cầu mới được xây dựng cao và hiện đại”.
Còn chị Nguyễn Thị Tâm, trú tại thôn Mậu Long, xã Trà Sơn (buôn bán hàng rau tại thôn) chia sẻ, khi nghe tin 2 cây cầu Nước Oa và cầu Sông Trường được xây mới, không chỉ người dân huyện Bắc Trà My vui mừng, mà người dân các huyện Tiên Phước, Nam Trà My cũng phấn khởi.
Không vui sao được bởi chị Tâm cho hay, vào mùa mưa người dân không thể qua lại trên 2 cây Nước Oa và Sông Trường, có đợt thôn bị cô lập 2 - 3 ngày với bên ngoài, học sinh, người lao động phải nghỉ học, nghỉ làm. Đặc biệt những trường hợp người dân phải cấp cứu lên thị trấn thì vất vả vô cùng phải đi đường vòng xa hơn hàng chục cây số mới lên được bệnh viện của thị trấn. Giờ chỉ mong cầu mới xây xong trước mùa mưa năm nay để bà con đi lại thuận tiện, an toàn.
Đánh giá về ý nghĩa của công trình cầu Nước Oa và Sông Trường, đại diện lãnh đạo UBND xã Trà Sơn (huyện Bắc Trà My) khẳng định, công trình cầu Nước Oa và cầu Sông Trường hoàn thành không chỉ giúp bà con đi lại thuận tiện nhất là vào mùa mưa bão, mà còn góp phần giúp địa phương phát triển kinh tế - xã hội, thay đổi bộ quê hương miền nui Quảng Nam trong thời gian tới.
Để hoàn thành sớm dự án, đại diện Ban Quản lý dự án 2 kiến nghị UBND tỉnh Quảng Nam, các cấp chính quyền địa phương huyện Bắc Trà My sớm bàn giao diện tích mặt bằng còn vướng cũng như giải quyết khó khăn về đất đắp để nhà thầu thi công phần đường hai đầu cầu.
Trong một lần kiểm tra thực địa, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 khi xây mới cầu Sông Trường, Nước Oa phải cắt được lũ, tạo điểm nhấn hạ tầng. Vì vậy, việc sớm hoàn thành 2 cây cầu mới là cấp thiết để đảm bảo cuộc sống, phát triển kinh tế của người dân, thông đường cứu hộ cứu nạn trong trường hợp cần thiết.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ chỉ đạo, công trình khi hoàn thành không chỉ đảm bảo kỹ thuật, mục tiêu cắt lũ mà còn tạo điểm nhấn hạ tầng, nâng tầm giá trị cho khu dân cư miền núi, thiết kế điện chiếu sáng tăng tính thẩm mỹ, đảm bảo an toàn giao thông.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 14/6 vừa qua, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản 6212/BGTVT-CQLXD gửi UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng công trình cầu Nước Oa cầu Sông Trường. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải cho hay, Bộ đã có nhiều văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằn, bàn giao cho dự án.
Đồng thời, theo Thông báo kết luận số 139/TB-UBND ngày 27/4/2023 của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình cầu Nước Oa và Sông Trường trên địa bàn huyện Bắc Trà My thì địa phương hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho dự án trước ngày 10/5/2023. Tuy nhiên, đến nay mặt bằng thi công vẫn còn một số vướng mắc, ảnh hưởng đến thi công.
“Công tác bàn giao mặt bằng chậm đã làm ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình, ảnh hưởng đến việc lưu thông giữa hai huyện Bắc Trà My và Nam Trà My trong mùa mưa lũ sắp tới. Ngoài ra, do đây là dự án sử dụng vốn vay của EDCF nên khả năng gia hạn tiến độ rất khó khăn, vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam quan tâm hơn nữa, chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, chính quyền địa phương của tỉnh tập trung, quyết liệt đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng cho dự án trong tháng 06/2023 để triển khai thi công, đáp ứng tiến độ hoàn thành công trình đã được gia hạn, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án”, văn bản Bộ Giao thông Vận tải nhấn mạnh.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, công trình cầu Cầu Sông Trường nằm tại Km62+368,47 nằm trên Quốc lộ 40B (thuộc xã Trà Sơn, huyện Bắc Trà My) có tổng chiều dài 464m; trong đó phần cầu dài 144,68m. Còn công trình cầu Nước Oa tại Km62+880 nằm trên Quốc lộ 40B (thuộc xã Trà Sơn và xã Trà Tân, huyện Bắc Trà Mỹ) có tổng chiều dài 465,98m; trong đó phần cầu dài 110,28m./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đường dây nóng phản ánh vi phạm trong lĩnh vực hàng không
17:36' - 16/06/2023
Công bố đường dây nóng phản ánh vi phạm trong lĩnh vực hàng không.Cụ thể, hộp thư điện tử: tthk@caa.gov.vn; số điện thoại đường dây nóng: 0240 8272 288.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ GTVT: Tiếp tục chấn chỉnh chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
15:32' - 07/06/2023
Bộ GTVT đang rà soát văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về đào tạo, sát hạch, cấp giấp phép lái xe đường bộ. Đồng thời có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng trong lĩnh vực này.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về nguồn cát đắp
13:01' - 23/05/2023
Các dự án đường cao tốc đang được triển khai đồng loạt tại Đồng bằng sông Cửu Long nên nhu cầu vật liệu cát là rất lớn khoảng 54 triệu m3, chủ yếu tập trung trong năm 2023 và 2024.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Tp. Hồ Chí Minh thành trung tâm dịch vụ lớn của cả nước
15:31'
Tp. Hồ Chí Minh có nhiều triển vọng phát triển ngành dịch vụ; trong đó, có thể kể đến 9 ngành dịch vụ chủ yếu chiếm hơn 90% trong khu vực ngành dịch vụ thành phố.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh"
15:06'
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định số 6369/QĐ-UBND ngày 11/12/2024 về việc phê duyệt Đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội".
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam – "cú hích" cho nền kinh tế
14:27'
Theo kế hoạch dự kiến, Trung tâm tài chính quốc tế sẽ được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tài chính khu vực được thành lập tại Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Không hợp nhất các bộ cơ học, hợp sức để mạnh hơn
14:20'
Yêu cầu “không hợp nhất một cách cơ học, hợp sức để mạnh hơn”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng xác định rõ chức năng nhiệm vụ của bộ mới hiệu năng hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp về tổng kết công tác năm 2024
13:21'
Sáng 17/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì họp với các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội về tổng kết công tác năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai còn dư hơn 940 tỷ đồng giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành
13:00'
Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai cho biết, đến nay tỉnh đã cơ bản hoàn thành các phần việc thuộc dự án giải phóng mặt bằng) sân bay Long Thành và còn dư hơn 940 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
5 phương án tránh nguy cơ ùn tắc phương tiện kiểm định khí thải
12:17'
Liên quan đến quy định mới về việc kiểm soát khí thải xe mô tô, xe gắn máy, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết đã có phương án chủ động tránh ùn tắc tại các cơ sở kiểm định khí thải.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển mạnh các vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao
11:20'
Bến Tre là tỉnh đứng thứ 5 về phát triển nuôi tôm nước lợ của cả nước nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
-
Kinh tế Việt Nam
Phòng chống đói rét, bảo vệ đàn vật nuôi ở vùng núi cao
11:14'
Người chăn nuôi ở các địa phương trong tỉnh Lạng Sơn đã chủ động chuẩn bị thức ăn dự trữ, đảm bảo cho đàn vật nuôi trong những tháng mùa đông.