Những điểm trừ trong các chương trình hỗ trợ đại dịch của Chính phủ Canada
Liên quan đến phản ứng của Chính phủ Canadavới đại dịch COVID-19, phóng viên TTXVN tại Ottawa dẫn một báo cáo kiểm toán cho hay quốc gia Bắc Mỹ này đã lãng phí hàng tỷ CAD cho vaccine phòng COVID-19 không được sử dụng và hỗ trợ đại dịch cho những người không đủ điều kiện nhận.
Trong các báo cáo trình bày trước Quốc hội, Tổng kiểm toán Karen Hogan nhấn mạnh, trong đại dịch COVID-19, chính phủ đã nhanh chóng triển khai các chương trình khẩn cấp để cứu trợ và giúp nền kinh tế phục hồi.
Bằng cách dựa vào thông tin do người nộp đơn cung cấp và hạn chế kiểm soát để đẩy nhanh các khoản thanh toán, chính phủ đã nhận ra rằng "có nguy cơ một số khoản thanh toán sẽ đến tay những người nhận không đủ điều kiện", bà Hogan nói.
Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều để thu hồi các khoản thanh toán vượt mức với tổng trị giá 4,6 tỷ CAD (3,4 tỷ USD) khi thời hạn pháp lý 36 tháng sắp đến.
Bà Hogan nói thêm: "Chúng tôi ước tính rằng ít nhất 27,4 tỷ CAD thanh toán cho các cá nhân và người sử dụng lao động cần được điều tra thêm". Tính đến giữa năm 2022, chỉ có 2,3 tỷ CAD trong các khoản thanh toán vượt mức được thu hồi thông qua các khoản hoàn trả tự nguyện. Tổng kiểm toán cho biết, trong nỗ lực đảm bảo vaccine để giảm nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, cũng như để giảm tỷ lệ nhập viện và tử vong của người dân Canada, chính phủ đã mua quá nhiều liều vaccine. Ottawa đã ký thỏa thuận mua trước với 7 công ty đang phát triển vaccine phòng COVID-19 và từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2022 đã thu gom được 169 triệu liều — nhiều hơn mức cần thiết để tiêm chủng cho 38 triệu dân của nước này. Theo kết quả kiểm toán, trong số khoảng 84 triệu liều thuốc dư thừa, 15,3 triệu liều được tặng cho các quốc gia khác, trong khi 13,6 triệu liều bị hỏng. Và phần lớn kho dự trữ còn lại dự kiến sẽ hết hạn vào cuối năm 2022 nếu không được sử dụng cho mũi tăng cường hoặc được quyên tặng. Tổng cộng, Chính phủ Canada đã chi hơn 210,7 tỷ CAD Canada cho các khoản trợ cấp khẩn cấp trong đại dịch. Tổng kiểm toán lưu ý rằng nền kinh tế Canada đã bị ảnh hưởng nặng nề trong những tháng đầu của đại dịch, nhưng đến tháng 11/2021 đã lấy lại sức mạnh như trước đại dịch. Bà cũng cho biết các biện pháp của chính phủ đã giúp ngăn chặn tình trạng nghèo đói gia tăng trong giai đoạn này. Báo cáo kiểm toán cho biết, Chính phủ Canada đặt mục tiêu giúp đỡ người Canada càng nhanh càng tốt và các chương trình khẩn cấp áp dụng trong đại dịch COVID-19 đã đạt được mục tiêu đó. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Canada đã giảm 17% trong khoảng thời gian từ tháng 2- 4/2020, khiến quy mô nền kinh tế bị thu hẹp khoảng 350 tỷ CAD. Cuộc kiểm toán cũng cho biết nếu không có các chương trình hỗ trợ dành cho các cá nhân và doanh nghiệp, tỷ lệ nghèo đói sẽ tăng gần gấp đôi trong thời kỳ đại dịch, từ 6,4% lên 11,6%./.- Từ khóa :
- canada
- covid 19
- dịch covid tại canada
Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Canada nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2008
07:50' - 08/12/2022
Ngân hàng trung ương Canada (BoC) đã tăng lãi suất chủ chốt thêm 0,5 điểm phần trăm, khiến thị trường bất ngờ khi tiếp tục triển khai một đợt tăng lãi suất quy mô lớn.
-
Ngân hàng
Nợ tiêu dùng tại Canada tăng cao kỷ lục
10:49' - 07/12/2022
Một số dấu hiệu cho thấy những người đi vay bắt đầu gặp khó khăn trong việc trang trải các hóa đơn. Các khoản nợ quá hạn đối với các khoản vay mua ô tô cũng bắt đầu có xu hướng tăng lên.
-
Doanh nghiệp
Hãng xe GM khai trương nhà máy lắp ráp ô tô điện quy mô lớn ở Canada
10:29' - 06/12/2022
Ngày 5/12, hãng chế tạo ô tô General Motors (GM) của Mỹ đã khai trương nhà máy ô tô điện (EV) quy mô lớn đầu tiên ở Canada, trước chứng kiến của Thủ tướng Justin Trudeau.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam thành công tốt đẹp
20:43'
Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, mở ra triển vọng mới cho việc xây dựng Cộng đồng Chia sẻ tương lai Trung - Việt có ý nghĩa chiến lược và sự phát triển của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa của hai nước
-
Kinh tế Thế giới
Fitch hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009
19:51'
Trong một bản cập nhật đặc biệt cho báo cáo triển vọng kinh tế toàn cầu hàng quý, Fitch dự đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng chậm lại ở mức dưới 2% trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ làm tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá
19:21'
Những tuyên bố thiếu nhất quán về chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang khiến thị trường ngoại hối toàn cầu biến động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc duy trì liên lạc ở cấp chuyên viên với Mỹ
18:35'
Ngày 17/4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết bộ này vẫn duy trì liên lạc với đối tác Mỹ ở cấp chuyên viên.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Đàm phán thương mại với Nhật Bản có tiến triển
16:16'
Đối thoại với ông Trump hôm thứ Tư là Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Ryosei Akazawa, một người thân tín của Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba.
-
Kinh tế Thế giới
ASML cảnh báo tình trạng bất ổn thuế quan mới của Mỹ ngày càng tăng
13:46'
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn Hà Lan ASML cảnh báo về tình trạng bất ổn ngày càng tăng liên quan đến thuế quan mới của Mỹ, đồng thời công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 sụt giảm so với quý trước.
-
Kinh tế Thế giới
New Zealand mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện
13:28'
Toàn quyền New Zealand Cindy Kiro mong muốn cùng Việt Nam triển khai hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện mới được thiết lập, hợp tác trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Bang California đệ đơn kiện Tổng thống Mỹ D.Trump
12:55'
Ngày 16/4, bang California của Mỹ đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn các biện pháp thuế quan của Tổng thống Donald Trump áp đặt đối với các đối tác thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung
12:43'
Phát biểu tại cuộc hội đàm song phương với Thủ tướng Malaysia, Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc và ASEAN sẽ không để xảy ra gián đoạn nguồn cung và hợp tác trên tinh thần cởi mở.