Những điều cần biết khi tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3
Phản ứng sau tiêm vaccine mũi 3
Bộ Y tế đã có hướng dẫn tiêm vắc xin COVID-19 về mũi bổ sung và mũi nhắc lại. Trong đó, mũi nhắc lại (thường gọi là mũi 3) dành cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
Các chuyên gia nhận định, tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 triệu chứng nhẹ hơn mũi 1 và mũi 2. Tuy nhiên, các trường hợp sốc phản vệ cũng có thể xảy ra. Mỗi lần tiêm vaccine thì cơ thể có những phản ứng sau tiêm hoàn toàn khác nhau, tuỳ thuộc cơ địa từng người cũng như tình trạng sức khỏe ngày tiêm vaccine.
Tác dụng của mũi tiêm thứ 3
Một số nghiên cứu đã ghi nhận tỉ lệ kháng thể ở người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ giảm phân nửa sau 108 ngày (khoảng 15 tuần). Sau khi tiêm vaccine khoảng 4-6 tháng, lúc đó kháng thể giảm và nếu bị phơi nhiễm với SARS-CoV-2 sẽ có thể mắc bệnh nhưng không bị bệnh nặng.
Dù bệnh không nặng nhưng do các virus đã sinh sản trong cơ thể nên có thể lây bệnh cho người khác, vì vậy sẽ tăng khả năng lây lan. Trừ những người cao tuổi hoặc bị bệnh nền khiến hệ miễn dịch kém thì hiệu quả bảo vệ của vaccine sẽ giúp không bị bệnh nặng, không tử vong ít nhất là trong vòng 6 tháng đầu tiên.
Một nghiên cứu ở Anh cho thấy, hai mũi vaccine Pfizer/BioNTech đạt hiệu quả 88% sau 1 tháng, nhưng đến 5 hoặc 6 tháng sau chỉ còn 74%. Trong khi đó, vắc xin Oxford/AstraZeneca giảm hiệu quả từ 77% xuống 67%.
Một nghiên cứu ở Isarel với những người trên 60 tuổi được tiêm đầy đủ cho thấy, những ai đã được tiêm nhắc lại 5 tháng sau mũi thứ 2 có miễn dịch mạnh hơn nhiều - khả năng mắc COVID-19 thấp hơn 11 lần và ít có khả năng bệnh nặng hơn 19 lần so với những ai chưa tiêm mũi 3.
Nghiên cứu đăng trên The Lancet, cuối tháng 10/2021, kết quả cho thấy, so với những người chỉ được tiêm 2 liều trước đó 5 tháng, những người được tiêm 3 liều vaccine (7 ngày trở lên sau liều thứ 3) có nguy cơ nhập viện liên quan đến COVID-19 thấp hơn 93%, 92% giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng và giảm 81% nguy cơ tử vong liên quan đến COVID-19.
Hiệu quả của vaccine được nhận thấy là tương tự nhau đối với các nhóm giới tính, nhóm tuổi khác nhau (tuổi từ 40-69 và trên 70) và số bệnh lý đi kèm. Tương tự, dữ liệu khác của vaccine Pfizer cho thấy mũi 3 nhắc lại có thể khôi phục hiệu quả của vaccine lên 95%, đặc biệt với biến thể Delta.
Đối tượng tiêm liều nhắc lại vaccine phòng COVID-19
-Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, ưu tiên người có bệnh nền.
-Người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế.
- Người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.
Loại vaccine nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vaccine thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vaccine khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vaccine mRNA.
Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vaccine của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vaccine mRNA hoặc vaccine véc tơ virus (vaccine Astrazeneca)
Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 6 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.
>>> Tiêm mũi bổ sung và nhắc lại khi nào và có được tiêm trộn không?
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Biến thể Omicron có thể giảm hơn 30 lần hiệu quả vaccine Pfizer
10:47' - 13/12/2021
Theo Đại học Trung Văn và Đại học Hong Kong (Trung Quốc), vaccine của hãng Pfizer/BioNTech có thể giảm 32 lần hiệu quả trước biến thể Omicron so với các biến thể khác.
-
Đời sống
WHO cảnh báo biến thể Omicron làm suy yếu hiệu quả của vaccine
07:45' - 13/12/2021
Theo báo cáo của WHO, Omicron gây ra “sự giảm sút về hiệu quả của vaccine trong việc chống lại sự lây nhiễm” và “nhiều khả năng Omicron sẽ vượt qua chủng Delta” về quy mô lây nhiễm trong cộng đồng.
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế hướng dẫn tiêm mũi 2 vaccine Moderna với các vaccine phòng COVID-19 khác
21:36' - 12/12/2021
Ngày 12/12, Bộ Y tế đã có văn bản khẩn về việc tiêm mũi 2 vaccine do Moderna sản xuất với các vaccine phòng COVID-19 khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 30/11
05:00'
Xem ngay lịch âm hôm nay 30/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 30/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Đà Lạt giảm giá, miễn phí dịch vụ dịp Festival hoa
19:08' - 29/11/2024
Theo thống kê, hiện 22 điểm tham quan, du lịch, cà phê check-in trên địa bàn thành phố công bố miễn phí, tặng vé vào cổng hoặc giảm 50% giá vé dịch vụ cho du khách trong ngày khai mạc Festival 5/12.
-
Đời sống
Bến Tre vận động xây dựng 782 nhà Nghĩa tình đồng đội
16:53' - 29/11/2024
Cựu chiến binh các cấp đã hiến gần 129.000 m2 đất mở rộng đường nông thôn; xây mới 374 cây cầu; vận động xây dựng 782 nhà nghĩa tình đồng đội, với số tiền hơn 65 tỷ đồng.
-
Đời sống
Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Tây Nam Bộ phát huy các mô hình tiêu biểu
16:04' - 29/11/2024
Ngày 29/11, tại Sóc Trăng, Cụm thi đua số 8 - Hội Chữ thập đỏ các tỉnh Tây Nam Bộ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ năm 2024.
-
Đời sống
Cụ ông người Brazil được công nhận là Người đàn ông sống thọ nhất thế giới
14:57' - 29/11/2024
Ngày 28/11, Sách Kỷ lục thế giới Guinness đã vinh danh cụ ông João Marinho Neto ở Brazil là “người đàn ông sống thọ nhất thế giới”.
-
Đời sống
Ai là người sưu tầm báo giấy với số lượng nhiều nhất tại Việt Nam?
13:53' - 29/11/2024
Ngày 29/11, Tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao chứng nhận xác lập kỷ lục cho ông Nguyễn Phi Dũng, nhà sưu tầm báo giấy phát hành tại Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến nay với số lượng nhiều nhất.
-
Đời sống
Xem ngay lịch âm dương hôm nay 29/11
05:00' - 29/11/2024
Xem ngay lịch âm hôm nay 29/11 nhanh nhất và chính xác nhất. Xem giờ tốt xấu ngày 29/11, việc nên làm, không nên làm hôm nay và lịch vạn niên tháng 11, chuyển đổi lịch âm - dương 2024.
-
Đời sống
Đồng Tháp tuyên truyền về bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ
19:38' - 28/11/2024
Từ lâu, sếu đầu đỏ là biểu tượng của Vườn Quốc gia Tràm Chim nói riêng và tỉnh Đồng Tháp nói chung. Tuy nhiên, số lượng sếu đầu đỏ tìm về Vườn Quốc gia Tràm Chim ngày càng giảm.
-
Đời sống
Vinamilk tiếp tục đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM
15:59' - 28/11/2024
Đã có gần 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo cần phẫu thuật tim và mắt đã được hỗ trợ từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TPHCM với tổng kinh phí là hơn 8,2 tỷ đồng.